TRÌNH BÀY HOA THIÊNG 2018
«Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy” (Ga 4,15)
CHÚNG TA HÃY VUN TRỒNG NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE VÀ ĐỒNG HÀNH
Tóm tắt: Bản tóm lược những điều mà Hoa thiêng trình bày trước khi Hoa thiêng sẽ được công bố vào cuối năm nay. Tôi nói rõ đây không phải là bài bình giải về Hoa thiêng 2018; tôi giới hạn vào việc đưa ra một vài gợi ý mà thôi.
Câu tổng hợp của Hoa thiêng tương ứng với lời xin chân thành mà người phụ nữ Samari nói với Đức Giêsu ở bên giếng Giacóp. Khi gặp gỡ ngài, người phụ nữ cảm thấy mình được lắng nghe, được kính trọng và trân trọng; và vì thế, trong tâm hồn chỉ cảm thấy buộc phải xin một điều gì thậm chí còn quí báu hơn: “Thưa ngài, xin cho tôi thứ nước đó” (nước hằng sống mà ngài vừa nói đến).
Theo đề tài chính của đoạn Tin mừng này, chúng ta sẽ chỉ ra, trong bối cảnh của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới (“Giới trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”), tầm quan trọng cho tất cả Gia đình Salêdiêng và cho sứ mệnh của chúng ta trong thế giới, về việc vun trồng nghệ thuật lắng nghe và đồng hành, với những điều kiện cần được đảm bảo, những đòi hỏi và sự phục vụ vốn can dự đến khi lắng nghe và đồng hành, trong tiến trình phát triển Kitô hữu và ơn gọi của cá nhân mình.
- MỘT CUỘC GẶP GỠ KHÔNG THỂ ĐỂ CHÚNG TA Ù LÌ
Khởi điểm cho suy tư chúng ta phải là việc đọc đoạn Tin mừng đó cách thanh thản và suy niệm, đoạn Tin mừng mà chúng ta biết đến như là “cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với phụ nữ Samari” (Ga 4,3-42); một cuộc gặp gỡ trở thành bức tranh phải qui chiếu tới để xem Chúa tương giao như thế nào với chị, loại tương giao mà ngài thiết lập nên… những kết quả, và những hệ quả mà cuộc gặp gỡ với ngài để lại trong cuộc sống của chị.
Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống!” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Samari liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Samari. (Ga 4,7-9).
Đức Giêsu ở trong một tình trạng xem ra bất lực và bị thương khi đối diện với nhu cầu thực tiễn. Đối với phụ nữ Samari ấy, ngài là một kẻ ngoại quốc, đang khát. Ngài không có gầu để kín nước, và nước trong giếng sâu đó ngoài tầm với của ngài.
Đàng khác, theo tất cả những gì ta có thể kể từ câu chuyện ấy, người phụ nữ, không chút phóng đại, có một tiếng tăm đáng ngờ, sống trong một tình trạng “bất thường”.
Hơn nữa, giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari có một rào cản gồm những tập tục thâm căn cố đế theo sắc tộc và tôn giáo; theo những phong tục của thời đó, một trường hợp về một thái độ đáng chê trách đối với ngài khi xin nước từ người phụ nữ này.
Trong tình trạng này, từ quan điểm chúng ta, chúng ta có thể quan sát một điều rất thú vị: một nơi chốn trần tục, một cái giếng giữa thôn quê thanh thiên bạch nhật, trở thành nơi để gặp gỡ Thiên Chúa.
Đức Giêsu, vai chính thật sự và người hướng đạo trong cuộc gặp gỡ đó, trong việc lắng nghe và đối thoại cởi mở, “có một kế hoạch” để dẫn dắt cuộc gặp gỡ này, khởi đầu bằng việc lắng nghe người khác và tình trạng, mà ngài biết một cách trực giác.
Đối với chúng ta ngày nay, tiến trình LẮNG NGHE này là một nghệ thuật thực sự. “Chúng ta cần thực thi nghệ thuật lắng nghe, vốn hơn hẳn việc nghe xuông mà thôi. Lắng nghe, khi thông giao, là rộng mở cõi lòng để có thể tạo nên sự gần gũi; không có sự gần gũi đó không thể xảy ra sự gặp gỡ thiêng liêng chân thật” [1].
Tiến trình lắng nghe này bắt đầu với cuộc gặp gỡ vốn trở thành một dịp để mối tương giao nhân loại tự do đi vào, “với cái nhìn thương cảm kính trọng song cũng chữa lành, giải phóng và khích lệ tăng trưởng trong đời sống Kitô hữu”. [2]
Khi gặp gỡ xảy ra theo cách này, giữa nhiều điều khác, lắng nghe:
Cổ xuý sự rộng mở với người khác.
Hàm ẩn việc ta hoàn toàn chú tâm đến điều người khác có lẽ đang nói và thực hiện một nỗ lực có ý thức để hiểu điều người đó muốn thông giao.
Đồng hành với người đó bằng sự quan tâm thực sự và điều đang được tìm kiếm và kỳ vọng.
Đặt sang một bên thế giới của riêng mình, tình trạng của mình, để, bao có thể, tới gần thế giới của người khác.
Nói vắn gọn, lắng nghe là nghệ thuật đòi phải chú tâm kỹ càng đến một người, những đấu tranh, yếu đuối, niềm vui, đau khổ và kỳ vọng của họ; thực sự chúng ta không giới hạn mình vào việc lắng nghe một cái gì, đúng hơn, chúng ta chú tâm đến một ai đó.
Việc lắng nghe này khi nó qui chiếu đến sự đồng hành thiêng liêng với cá nhân đi xa hơn chiều kích tâm lý và đòi hỏi một chiều kích thiêng liêng và tôn giáo, bởi vì nó đưa chúng ta vào những nẻo đường nơi đó ta đang chờ đợi một Ai Đó.
Cái nhìn của chúng ta như những nhà giáo dục một cách đặc biệt xoay đến người trẻ cũng như đến cuộc sống trong những gia đình họ, cho chúng ta sự vững dạ rằng có nhiều điều tích cực trong mọi tâm hồn [3]; và cần phải đem yếu tố tích cực này ra qua việc kiên nhẫn chú tâm đến chính mình, đến sự rộng mở với người khác, đến lắng nghe và suy tư.
Việc lắng nghe này phải dẫn chúng ta hiểu biết xác đáng (thích đáng) những nhu cầu của người trẻ ngày nay; và đôi khi những nhu cầu của cha mẹ chúng, hay của những người mà chúng ta giao tiếp với họ qua tác vụ chúng ta. Thực vậy, giới trẻ tiếp cận chúng ta không phải đi tìm sự đồng hành cho bằng đúng hơn bởi vì sức ép thuộc những nhu cầu của chúng, khi chúng thấy mình đối diện với những hoài nghi, vấn đề, những khẩn cấp và khó khăn, đối kháng, căng thẳng, quyết định phải được thực hiện, những tình trạng nan giải phải được đối phó.
Và, chung chúng, chúng đến gần nếu có một ai đó đi bước trước bằng cách tỏ ra quan tâm đến chúng, đến gần chúng và có giờ cho chúng. Đôi khi những cuộc gặp gỡ bất chợt có thể trở thành cửa ngõ mở ra một hành trình nghiêm chỉnh hơn vốn dẫn tới phát triển…
Điều này đã xảy ra trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ vốn đi đến giếng đơn giản để kín nước mà thôi.
- MỘT CUỘC GẶP GỠ ĐẨY MỘT NGƯỜI ĐI TỚI
“Đức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Giacóp, người đã cho chúng tôi giếng này ? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giêsu trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”
Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” (Jn 4, 10-15)
* Đức Giêsu, như vị Thầy khôn ngoan và một người đối thoại đầy khả năng, lợi dụng mọi lời – lời nói và cử chỉ – để giao tiếp với dân chúng.
Ngài hỏi, thảo luận, giải thích, kể chuyện, chú ý đến cách thức mà người Ngài đang trò chuyện nhìn xem các sự việc, đề nghị, xác quyết, khơi lên một phản ứng.
Ngài giúp người phụ nữ đối diện với tình trạng thực sự mà chị đang sống và tới những câu trả lời lảng tránh của chị; ngay cả về vị thế tế nhị của chị – khi chị nói “Tôi không có chồng”.
Đức Giêsu không nản lòng. Ngài không bỏ cuộc khi đối diện với sự chống cưỡng ban đầu.
Cuộc đối thoại giúp chị làm tiêu tan mọi hàm hồ, để mặc khải chính chị một cách ngay thẳng; những câu trả lời bí ẩn và kích thích kéo người phụ nữ lại gần hơn và nàng lớn lên trong sự tin tưởng và trước sự ngạc nhiên của mình, chị muốn có điều mà làm cho đời chị nên tốt đẹp hơn.
* Đức Giêsu tìm điều tốt nhất cho người khác, người mà ngài đang nói chuyện, hơn là công bố một phán quyết luân lý về sự phản đối hay chê trách, thiết lập mối liên hệ hữu vị.
Thay vì tố cáo ngài thảo luận và đề nghị.
Ngôn ngữ, lời nói của ngài được ngỏ cho tâm hồn của người Ngài đang trò chuyện.
Trong những cuộc đối thoại (trong thực tiễn, nhân dịp với phụ nữ Samari này), ngài nói thanh thản, không vội vã trong việc trình bày mình như đấng có thể thay đổi đời sống của chị, để dần dần thức tỉnh trong chị niềm ao ước là có thể tiếp cận tới nguồn suối nước vốn hứa hẹn một đời sống đặc biệt khác và tốt đẹp hơn.
* Đức Giêsu như chuyên viên về nhân tính, tỏ lộ chính mình thật là chăm chú và đầy quan tâm đến thế giới bên trong của những người mà ngài đang trò chuyện; ngài đọc, học biết tâm hồn họ và biết cách để giải thích chúng.
Những thái độ này của Chúa làm chúng ta hiểu tầm quan trọng của Tặng phẩm phân định.
Trong truyền thống Giáo hội việc thực thi sự phân định được áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: chẳng hạn, phân định những dấu chỉ thời đại hay phân định nhằm hành động một cách luân lý, hay phân định thiêng liêng để theo một con đường của đời sống Kitô hữu tới tròn đầy, hay sự phân định thiêng liêng khi liên quan đến một vấn đề của ơn gọi hay chọn lựa đời sống.
Trong tất cả những trường hợp này, đối thoại với Chúa và lắng nghe Tiếng của Thánh Thần là cốt yếu; tuy nhiên, có những điều kiện cơ bản tiên quyết mà làm cho sự phân định hơn nữa thành có thể.
Khởi điểm sẽ là điều mà dẫn cá nhân, người trẻ, cặp vợ chồng hay một người trong họ, cảm thấy nhu cầu cống hiến ý nghĩa cho đời sống mình, để làm nó thành ý nghĩa. Chính trong tình trạng này mà ta trở nên ý thức rằng một cái gì không thật sự ‘ngon lành’. (not really going well).
Khi ta không cảm thấy tốt đẹp, không sống hài hoà và không tìm được ý nghĩa đầy đủ và thật sự trong điều tạo nên thiết thân với mình, hay với “chúng tôi” trong một hôn ước, trong một gia đình, tình trạng đó có thể nảy sinh từ một “sự trống rỗng hiện sinh”, mà thường dẫn cá nhân tới mất phương hướng và thất vọng.
Trong những xã hội nơi đó chúng ta sống vốn làm chúng ta sống cuộc đời mình cách bì phu (hời hợt bên ngoài), như thể chúng ta ở trong lồng kính, không có bất kỳ giới hạn hay khiếm khuyết hữu hình nào, không có quyền cũ kỹ (già lão) hay trở nên già lão, bởi vì “đấy là không thích đáng”… hơn bao giờ hết có một nhu cầu về một nền giáo dục khích lệ chiều sâu và một đời sống nội tâm.
Đây là tất cả tình trạng vốn có thể kích thích, khuyến khích hay giúp đỡ với sự phân định, và người ta cần đảm nhận mọi tiến trình phân định như Đức Giáo hoàng Phanxicô đề xướng trong lá thư chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục [4], bằng nhận biết, giải thích và chọn lựa [5].
– NHẬN BIẾT [6], trong ánh sáng của điều Thần khí khởi hứng.
Để có sự trong sáng (rõ ràng) vào những thời khắc cao điểm hay thấp yếu của đời sống; trong những thời kỳ mà có thể xẩy ra một cuộc đấu tranh nội tâm thật sự.
Để có được tất cả những phẩm tính cảm xúc mà một người có thể có, và gán một tên gọi cho điều mà người ta đang trải nghiệm hay điều mà ta thấy hiện có nơi chính mình.
Để giữ được “hương vị” mà tôi tìm thấy trong sự hoà hợp hay bất hoà giữa điều tôi kinh nghiệm và điều ở sâu trong lòng tôi.
Tất cả điều này được soi sáng bởi Lời Chúa mà ta phải suy niệm. Đặt khả năng lắng nghe vào trung tâm; bản tính tình cảm của một người, không chút sợ hãi sự thinh lặng.
Chấp nhận mọi sự như thành phần của cuộc hành trình tăng trưởng tới sự trưởng thành cá nhân.
– GIẢI THÍCH [7]
Nghĩa là, hiểu điều Thần khí TC đang gọi một ai để thực hiện qua điều được khơi dậy trong từng người.
-Giải thích và giải thích chính mình là một công việc rất nhạy cảm vốn đòi hỏi kiên nhẫn, tỉnh thức và ngay cả một tri thức nào đó. Nhất thiết phải ý thức rằng điều kiện hoá về xã hội và tâm lý hiện hữu.
Nhất thiết phải đối diện với thực tại, va đồng thời không được thoả mãn với cái tối thiểu, hay chỉ giải quyết (xử lý) điều gì là dễ dãi; ý thức về những tặng phẩm và những khả thể tính của ta.
Một cách tự nhiên trách vụ giải thích này không thể được khai triển nơi một người tin, nơi một người Kitô hữu:
Không đối thoại thực sự với Chúa (đối thoại như người phụ nữ Samari với Đức Giêsu).
Trừ phi tất cả những khả năng của ta được dấn mình (hành động theo một cách thức đến nỗi điều xảy ra thì không phải vô nghĩa, như xảy ra trong tâm hồn của người phụ nữ đối thoại với Đức Giêsu).
Không có sự trợ giúp của một ngườ có kinhnghiệm trong việc lắng nghe Thần khí (người mà trong trường hợp của đoạn tin mừng là chính Đức Giêsu hướng dẫn chị).
– CHỌN LỰA [8]
Rồi đến lúc cá nhân người trẻ, vợ hay chồng…. phải quyết định, khi thực thi sự tự do nhân linh chân chính và trách nhiệm cá nhân.
Người phụ nữ Samari phải quyết định cho chính mình xem phải lãng quên Đức Giêsu và tiếp tục cuộc sống của chị như thể không có gì xảy ra trong cuộc gặp gỡ đó, hoặc phải quyết định cho phép mình được ngài gây ngạc nhiên và can dự tới mức đi gọi những người bạn trong làng bởi vì người này đã chạm đến cõi sâu xa của đời sống nội tâm của chị.
Sự chọn lựa được thực hiện khi sự phân định được thực thi trong ánh sáng của Thần khí, rất thường mang đến cho ta sự tự do và đồng thời đòi hỏi sự nhất quán trong đời sống.
Vì lẽ này, ta có thể nói rằng khích lệ mọi người và cách riêng người trẻ thực hiện những chọn lựa đời sống vốn thật sự tự do và trách nhiệm là mục tiêu chung cục của mọi tiến trình nghiêm chỉnh trong hành trình đức tin và trong sự tăng trưởng cá nhân (và trong bất kỳ tác vụ ơn gọi nào mà ta có thể tưởng nghĩ).
Sự phân định – Đức Giáo hoàng nói cho ta – “là khí cụ chính vốn cho phép đảm bảo vị trí bất khả xâm phạm của lượng tâm, mà không giả bộ thay thế nó” [9] chính bởi vì “chúng ta đã được gọi để đạo tạo lương tâm, chứ không phải thay thế nó”[10] theo gương Đức Giêsu trong cuộc đối thoại của ngài với người phụ nữ Samari, đồng hành với chị trên hành trình hướng tới chân lý và đời sống nội tâm của chị.
- MỘT CUỘC GẶP GỠ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG
“Vừa lúc đó, các môn đệ trở về c. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi : “Thầy cần gì vậy ?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy ?” 28Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta : 29“Đến mà xem : có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao ?” 30Họ ra khỏi thành và đến gặp Người..» (…)
“Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng : “Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm.” 40Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. 41Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. 42Họ bảo người phụ nữ : “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian d.”. (Jn 4, 27-30, 39-42).
Người phụ nữ Samari xuât hiện trong Tin mừng như “người nữ từ Samaria” và một cách rất hữu vị, nàng bỏ đó để biết suối nước hằng sống mà nàng cảm thấy cần phải chạy về và nói cho dân mình điều đã xảy ra cho nàng, và qua việc làm chứng của nàng, có nhiều người đến gần Đức Giêsu.
Đối với những người ngài gặp, như trong trường hợp người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu không cho họ thêm nhiều điều để nghĩ đến hay để biết nhưng đúng hơn cho họ một con đường để tăng trưởng và thay đổi đời sống. Ngay cả “giếng Giacop”, một biểu tượng về sự khôn ngoan đến từ Lề luật, mất đi giá trị của nó và bị thay thế bởi nước hằng sống (bởi nguồn suối).
Hình ảnh TC xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu không phải là hình ảnh về một TC bất động, xa lạ, lạnh lùng theo triết học. Trái lại, Đức Giêsu mặc khải ngài như vị TC trao ban sự sống, có thể được gọi là Cha, không cắt mình ra khỏi mọi liên hệ, tìm cách kiểm soát hay chiếm hữu, bởi vì ngài là Thần khí (thờ phượng trong Thần khí và sự thật).
Kết thúc của cuộc gặp gỡ đi xa hơn điều mà ta đã có thể kỳ vọng cho một kết thúc thông thường, và người phụ nữ trở về đời thường của mình với một thùng đầy nước. Trái lại, chiếc bình mà người phụ nữ để lại vẫn rỗng không để đi và gọi các người trong làng, nói cho chúng ta về một mối lợi chứ không phải sự mất mát.
Như Đức Giêsu… đồng hành
Có nhiều trình thuật kinh thánh mà trước hết nói về câu chuyện về sự đồng hành mà TC hứa cho dân ngài qua thời gian.
Ở biên giới giữa hai Giao ước, Gioan Tẩy Giả xuất hiện như người bạn đồng hành thiêng liêng đầu tiên trong các Tin mừng, trước tiên của chính Đức Giêsu. Gioan có thể làm chứng và chuẩn bị con đường bởi vì TC nói cho cõi lòng của ông.
Vào rất nhiều dịp trong Tân Ước, Đức Giêsu làm cho mình thành một người cận nhân, một người bạn đồng hành để có thể thông giao chính mình và gặp gỡ những người của thời đại ngài một cách hữu vị.
Cuộc gặp gỡ của Chúa với người phụ nữ Samari giúp chúng ta nhìn thấy cách thức mà Thần khí có thể hoạt động trong lòng mỗi người nam nữ. Cõi lòng nhân loại đó mà bởi vì mỏng dòn và tội lỗi rất thường cảm thấy lẫn lộn và bị phân rẽ, bị thu hút bởi các cám dỗ và những đề xướng vốn rất khác nhau và thường trái nghịch. [11]
Đối diện với nan giải này của con người, Sự Đồng Hành Cá nhân tỏ ra là một phương thế cực kỳ giá trị của truyền thống thiêng liêng Kitô hữu, trong ước muốn giúp các tín hữu sử dụng những khí cụ và những nguồn lực; chúng có thể giúp họ nhận biết Chúa đang hiện diện, thách đố và kêu gọi.
Chúng ta có thể miêu tả Sự Đồng Hành như thế nào? Như một thí dụ, “như một loại đối thoại liên tục giữa những bạn hữu để Chào Đón Sự Sống, khi đồng hành với cuộc sống” [12]; một cuộc đối thoại nhằm mục đích là cổ xuý mối tương giao giữa cá nhân và Chúa, giúp vượt thắng những chướng ngại tiềm mặc (potential).
Như với Đức Giêsu trong mọi cuộc gặp gỡ, trong mọi kinh nghiệm về đồng hành, cần có:
Một cái nhìn yêu thương, như cái nhìn của ĐứcGiêsu khi gọi nhóm Mười Hai đến với ơn gọi (Ga 1,35-51).
Một lời có thẩm quyền, như lời của Đức Giêsu trong hội đường tại Caphanaum (Lc 4,32).
Khả năng để gần gũi với một người như Đức Giêsu với người phụ nữ Samari (Ga 4,3-34.39-42).
Quyết định để bước đi cạnh bên, để trở nên bạn đồng hành như Đức Giêsu với hai môn đệ trên đường đi Emmaus (Lc 24,13-35).
Vì thế, đồng hành can dự đến:
Hiểu biết hành trình mà người khác đang thực hiện, điểm mà người ấy muốn đến và nơi họ đang đi, để có thể bước bên họ.
Đảm bảo rằng có một cuộc gặp gỡ vốn là cơ hội (dịp) cho một tương giao mang tính nhân bản và nhân bản hoá, chứ không phải mang tính lợi lộc (utilitarian).
Với một thái độ lắng nghe (một lần nữa ta quy chiếu tới nghệ thuật biết cách lắng nghe!), điều đó làm cho ta có thể biết và hiểu người kia từ đâu tới, hành trình họ đang đi, tình trạng họ đang sống, nỗi buồn, thiếu hy vọng, mệt nhọc, tìm kiếm….
Cũng luôn là một vấn đề của cuộc gặp gỡ qua trung gian, bởi vì Bạn Đồng Hành thực sự là Chúa Thánh Thần.
Người đồng hành và người bạn đồng hành phải trở nên chứng nhân và người công bố hoạt động của Thần khí trong người được đồng hành, nhưng một cách lặng lẽ, ở cạnh bên, bằng lòng để chiếm vị trí được phân công chứ không phải chỗ khác. Thực vậy, người bạn thiêng liêng được nắn đúc trong kinh nghiệm cơ bản là người đầu tiên được Ngài gặp gỡ.
Khám phá con đường mà trong đó TC tỏ lộ chính ngài trong đời sống chúng ta đến mức làm chúng ta kinh ngạc khi chúng ta được gặp gỡ ngài.
Sáng kiến luôn là của TC; chúng ta cần phải tỏ ra trách nhiệm và tự do.
Tất cả điều này được đảm trách nhờ khoa sư phạm về các tiến trình; nó thường là chung trong truyền thống thiêng liêng. “Đời sống Kitô hữu được sống theo một cách thức tiệm tiến, hợp với những mức độ chiều sâu và sung mãn khác nhau, và luôn luôn rộng mở cho sự triển nở luôn rộng lớn hơn” [13].
– Theo những tiến trình mà không bị cưỡng ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài.
– Tới độ trở thành ý thức về tiến trình và làm cho nó thành của mình, dù rằng chính Thần khí giải phóng nó nơi từng người.
- GHI NHỚ HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ NÀO…?
Đây sẽ là phần cuối của Hoa thiêng mà cha sẽ trình bày đầy đủ vào cuối năm, vì nó bàn đến việc áp dụng mục vụ của điều được nói đến đây. Cha sẽ qui chiếu tới những điểm chiến lược (chìa khoá) của phương pháp mục vụ của GH trong thời nay và tới điều gì là biệt loại đối với linh đạo Salêdiêng chúng ta. Cha muốn khai triển những điểm sau, nhưng cha chỉ đề ra một vài tựa đề khả dĩ mà thôi.
Bước đi với người trẻ, với gia đình, với bậc cha mẹ, những người cần đi theo lối đường này. Ghi nhớ những người này, các nhóm khác nhau của Gia đình Salêdiêng trong thế giới dấn thân vào sứ mệnh của mình.
Cung cấp những cơ hội cho giới trẻ không loại trừ ai, bởi vì Thần khí hoạt động trong từng người.
Với một tu sĩ hay giáo dân hay cộng đoàn giáo dục mục vụ vốn cảm thấy mình có trách nhiệm về việc giáo dục của những thế hệ mới.
Trong đó những người lớn là những người qui chiếu quan trọng và khả tín…
Với những phương thế thích hợp
- ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARIA… như Đức Giêsu kêu gọi những kẻ theo ngài, ngày nay ngài muốn dẫn chúng ta hướng tới mục tiêu nào đây…?
Rô-ma, 16 July 2017
Lễ Đức Mẹ Núi Carmelô
Ángel Fernández Artime, SDB
Bề Trên Cả
_____________________________________
[1] EG 171.
[2] EG 169.
[3] “In every boy … there is soft spot ., The first duty of the educator is to locate that sensitive spot, that responsive chord in the boy’s heart.” Cf BM 237, quoted in GC 23, N.º 151.
[4] Francis, Young people, the Faith and Vocational Discernment. XV Ordinary General Assembly of the Synod of Bishops. Preparatory Document and questionaire. Elle Di Ci, Leumann (Torino) 2017, 22-65.
[5] Ibid, p. 44, quoting EG 51.
[6] Cf. Ibid, p. 45-46.
[7] Cf. Ibid, p. 46-47.
[8] Cf. Ibid, p. 47-48.
[9] Ibid, p.40, n.2.
[10] AL 37.
[11] Pope Francis. Document of the Synod. o.c. p. 50.
[12] Lola Arrieta, Aquel que acompaña sale al encuentro y regala preguntas de vida para andar el camino (Apuntes provisionales). Simposio CCEE. Barcelona, 2017, 11.
[13] Stefano de Fiores, Itinerario espiritual. Voz en Nuevo Diccionario de Espiritualidad, Paulinas, Madrid, 2004, p.755.