Don Bosco, một lần nữa, nhắc nhở tất cả chúng ta rằng Nguyện xá đầu tiên của ngài là một chuyến viếng thăm nhà tù và nỗ lực giải thoát những người trẻ khỏi những nhà tù bất công. Chúng ta không thể quên nó.
Giữa năm 1860 và 1861, Nguyện xá Don Bosco ở Valdocco từng là đối tượng của một số cuộc kiểm tra khó chịu. Để đối mặt với những khó khăn, Don Bosco đã viết cuốn “Ghi chép lịch sử về Nguyện xá của Thánh Phanxicô” (1862), nghĩ đến việc sử dụng những suy tư này như một công cụ để có thông tin chính xác về công việc của mình. Trong vài trang này, Don Bosco thể hiện rất rõ cách Valdocco nghĩ và thực tế tồn tại trong ngôi nhà sau nhiều năm trải nghiệm với những người trẻ bị bỏ rơi và nguy cấp nhất ở Tôrinô và Piedmont. Ngài viết:
“Ý tưởng về Nguyện xá ra đời từ chuyến thăm các nhà tù của thành phố này. Ở những nơi khốn khổ về tinh thần và trần thế này, có rất nhiều người trẻ, với sự khôn khéo nhanh nhạy, có tấm lòng nhân hậu (…) họ đã bị nhốt ở đó, bị đầu độc, làm cho xã hội ô nhục (…). Nơi Nguyện xá, từng chút một chúng được tạo ra để trải nghiệm phẩm giá của con người; rằng người đó biết lẽ phải và kiếm sống với việc lao động cách lương thiện chứ không phải bằng trộm cắp”.
Don Bosco diễn tả cho chúng ta rất đơn giản đâu là nguồn gốc công việc của ngài và những trực giác ủng hộ nó. Đó là cái nhìn ban đầu và thấu suốt của nhà giáo dục-mục tử, người khám phá ra thực tại của người trẻ và không đánh mất mình trong những lời than van hoặc dự tính. Với việc xắn tay áo lên, Gioan bắt đầu công việc với đôi chân của mình trên mặt đất và đáp lại những khó khăn của những cậu bé, những người ở Tôrinô của cuộc cách mạng công nghiệp là bia đỡ đạn cho xã hội mới nổi.
Như mọi lúc, trái tim của những người trong chúng ta, những người đang thở như người Salêdiêng đập với một sự nhạy cảm đặc biệt đối với những người trẻ bị loại trừ nhất. Chúng ta không bao giờ có thể quên rằng công việc của người Salêdiêng được sinh ra từ cái nhìn sắc sảo và thấm thía về thực tế của tuổi trẻ. Nguyện xá phát sinh từ một nhịp đập nhân ái (theo nghĩa đen của thuật ngữ này) đối với những người mà từ đó cuộc sống, lịch sử và xã hội đã lấy đi phẩm giá của con người.
Những lời của Don Bosco, “chúng được tạo ra để trải nghiệm phẩm giá của một con người”, chỉ rõ một trong những cách hiểu đề xuất giáo dục của ngài. Nhiệm vụ và cam kết của nhà giáo dục Salêdiêng là làm cho người trẻ cảm nhận được phẩm giá sâu xa của con người. Làm người là làm chủ cuộc đời và làm chủ tương lai của chính mình; trải nghiệm sự tự do khiến chúng ta trở nên con người hơn và mở ra không gian bên trong của lòng trung thành với chính mình và trung thành với người khác.
Đằng sau thành ngữ “phẩm giá của một con người”, là sự cao quý nhất trong cam kết giáo dục của Don Bosco. Nguyên liệu bánh mì và quần áo được tiếp tế; học tập và đào tạo, huấn luyện chuyên môn và giới thiệu việc làm … nhưng trên hết là giáo dục để các bạn trẻ khám phá ra những chân trời cho cuộc sống của chính mình, có ý nghĩa đối với con người của họ và giúp họ trở thành một con người hơn. Do đó, việc giáo dục như một người Salêdiêng cũng là tình cảm và sự ấm áp của tình bạn, nụ cười chào đón thẳng thắn và cởi mở, tình yêu thương vô điều kiện của con người như họ, hiến dâng Chúa Giêsu Kitô, con đường của sự thật và cuộc sống … cuối cùng đã tạo điều kiện cho những người trẻ lớn lên và trưởng thành thoát khỏi mọi ngục tù (bị bỏ rơi, đau khổ, tăm tối, vô nghĩa …) và trở thành nhân vật chính của cuộc đời họ.
Jose Miguel Núñez
Đồng Hành, SDB lược dịch