Từ ‘hiệp hành’ giờ đây được công bố như một điệp khúc, một khẩu hiệu, một mật khẩu để tiếp cận với Thượng hội đồng trong sự hòa điệu với những khát vọng. Từ ngữ này làm vang vọng lại ước muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 9 tháng 10 năm 2021, đã khởi sự tại Vatican một hành trình để suy tư và nghiên cứu trên toàn thế giới với chủ đề “Vì một Giáo hội hiệp hành”, nhằm chuẩn bị cho việc cử hành Hội nghị khoáng đại của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2023 và chuyển sang giai đoạn áp dụng.
Mục tiêu hành trình của Thượng hội đồng là lôi kéo toàn thể Dân Chúa với cách thức chủ quan, để lắng nghe bên trong cũng như bên ngoài Giáo hội, cũng như lắng nghe các tín hữu thuộc các tôn giáo khác và những người không tin. Các chủ đề được xác định cho con đường này là: hiệp thông, tham gia, sứ vụ. Đề cập đến nhà thần học Yves Congar, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy hiến dâng đời sống cho một “Giáo hội có nhiều khác biệt”, nhưng không có nghĩa là “một Giáo hội kiểu khác”.
Đây là một ý thức cao quý, rất cần thiết để đổi mới cơ cấu Giáo Hội, đổi mới mà không phá vỡ quá khứ và xác định những cách sống mới mà không vượt quá tầm với của các tín hữu. Những mong đợi là rất lớn, nhưng cũng lớn không kém là nỗi sợ hãi rằng mọi thứ sẽ được thu gọn lại thành “lời nói, lời nói” (trích đoạn âm nhạc được ghi âm bởi ca sĩ người Ý Mina năm 1972 và được chính Đức Thánh Cha hát lại). Trên thực tế, những cách diễn đạt cao vời luôn có nguy cơ “tồn tại những thuật ngữ hơi trừu tượng nếu một cách thức thực hành đồng nghị không được trau dồi.”
Chúng ta tự hỏi trên thực tế, liệu có thực sự khả thi khi thực hành và thiết lập sự tham gia ngày càng nhiều hơn và tạo ra một phong cách cộng đoàn trong đời sống Giáo hội, ở mọi cấp độ không? Làm thế nào để phối hợp những trực giác khác nhau, những ân ban và những cách tiếp cận khác nhau để chúng ta thực sự trở thành ‘những người bạn đồng hành’ trong cuộc phiêu lưu của Giáo hội và của toàn thể nhân loại? Câu hỏi cụ thể hơn nữa là trong Giáo hội, người ta được đào tạo để đối thoại, chia sẻ, tin tưởng khi được tiếp đón, lắng nghe và trên hết là khả năng chấp nhận những biểu hiện khó chịu và chỉ trích không?
Thực tế không nuôi dưỡng niềm hy vọng lạc quan ngây thơ, điều đó dường như sẽ đem lý tưởng đến gần hơn với thực tế và có nhiều thứ sẽ phải thay đổi. Công việc chúng ta cần làm không phải là một dự án ngắn hạn hay trung hạn. Nó đòi hỏi nhiều năm và có lẽ nhiều thế hệ. Đó là vấn đề làm lan tỏa trong tất cả các nhóm, các phong trào, giáo xứ một phong cách đối thoại, có khả năng chấp nhận những ý kiến khác biệt, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau, nhưng không làm mất đi tinh thần Tin mừng khi dành sự tôn trọng cho người có quyền ưu tiên được bảo vệ mà không phụ thuộc vào lý tưởng chính trị, tôn giáo của cá nhân họ. Thẳng thắn mà nói, các Ki-tô hữu không quen với điều này, ngay cả các giáo sĩ và giáo dân. Tùy trường hợp, có khi một loại ngôn ngữ mượt mà sẽ chiếm ưu thế, một thỏa thuận định trước, một nỗi kính trọng sợ hãi ‘lạc điệu’ với sự tôn trọng đồng thuận, hoặc thậm chí là nỗi sợ bị gạt ra bền lề, bị thu hẹp lại thành một vỉa hè, như trong trường hợp trả tiền công trong bối cảnh Giáo hội và sự khác biệt có thể dẫn đến việc bị sa thải khỏi nơi làm việc.
Do đó, đối với cơ cấu phẩm trật, tầng lớp lãnh đạo được mời gọi hướng dẫn, triệu tập, quản lý các cuộc hội họp còn các tín hữu có xu hướng thinh lặng hoặc đồng ý. Chúng tôi tự hỏi liệu cơ cấu ấy có khả năng nhường chỗ cho sự khác biệt, có cho phép bị chất vấn mà không cần có sẵn câu trả lời, thu thập các lời phê bình và nhận ra rằng tất cả chúng ta đều thực sự là anh chị em và là tội nhân. Cần dừng lại những xét đoán và gạt sang một bên những chứng nhận giáo dục: cứng ngắc, giáo điều. Đã có quá nhiều giáo sĩ được chuẩn bị, qua nhiều năm đào tạo để giảng thuyết, xét đoán, miễn trừ bằng cách đặt mình vào vị trí đặc quyền, điều này trên thực tế khiến cho việc đối thoại trở nên khó khăn hơn. Vì thế, không tránh khỏi tinh thần sám hối, việc phân tích hành vi, từ khuynh hướng đến hoán cải thì còn một khoảng cách xa, làm lan rộng sự thiếu tín nhiệm, ngăn trở việc giao tiếp và tham gia.
Về phần các tín hữu, hiện nay số người trẻ và thanh thiếu niên nguội lạnh là quá lớn. Ngay cả các giáo dân tham dự Thánh lễ Chúa nhật, họ chọn dự lễ với những linh mục không giảng hoặc bài giảng được rút ngắn và số còn lại thì rời khỏi nhà thờ ngay khi có thể.
Những người gần gũi với Giáo hội thì liên kết với nhau, nhưng không thấy mối liên hệ trong đức tin. Trên hết, họ không muốn bị cor là không chính thống, bị dán nhãn và bị gạt ra bên lề thực tế.
Trong xã hội đương đại, điều cần thiết là có thể thiết lập một mối quan hệ bình đẳng, ra khỏi vỏ bọc, cho phép chúng ta nhận diện chính mình trong cùng một tình trạng. Tất cả những người tội lỗi và bất cứ ai cũng đều mong muốn được học hỏi từ những người khác. Chúng ta nhớ rằng chính điều này đã gây ấn tượng với người trẻ vô thần Ignazio Silone khi đối thoại với Cha Luigi Orione (người mà bà của anh đã giao phó anh cho ngài sau trận động đất ở Marsica nám 1915 đã tàn phá cả nhà). Anh viết: “Nếu phải tóm lại trong vài từ về Cha Luigi Orione, theo tôi nổi bật nhất, tôi sẽ nói cách chính xác điều này, trong nhà của Cha, không có sự khác biệt về tuổi tác, và những điều khác kèm theo. Khi trò chuyện với một đứa bé, Cha Orione thể hiện một sự giản dị, tươi tắn, chân thành, thoải mái, và (tại sao không?) cả sự vô tư của tuổi mới lớn. Nhưng cũng bất chợt xảy ra, Cha bắt đầu trò chuyện với – đứa trẻ ấy một cách nghiêm túc và tin tưởng, như thể cậu bé đã trưởng thành, ngang hàng với Cha. Tất cả những điều này được làm không chút giả tạo, dàn dựng hay đòi hỏi bất kỳ nỗ lực nào. Làm sao điều này có thể xảy ra? Không còn bất kỳ sự khác biệt nào nữa? Rõ ràng, [sự khác biệt] đột nhiên bị xóa khỏi cuộc gặp gỡ thực sự của các linh hồn. Cha Orione chính là người có khả năng kỳ diệu này. Trong khi kéo dài sự sống mệt mỏi này, tôi đã không hề biết đến một sự bình đẳng nào như thế.”
Để thực hiện các mục tiêu của tính đồng nghị, mọi người nên học cách sống tinh thần sẻ chia chân thành với người khác. Đó không phải là thứ bạn học được từ sách vở, trường học, từ các phương tiện thông tin đại chúng. Để sống các mối quan hệ trong tinh thần huynh đệ thì cần phải học từ trong gia đình, trường học đầu tiên của tính đồng nghị. Th ật vậy, điều này hoàn toàn không hiển nhiên là sau đó chúng ta có thể phục hồi lại những gì mà chúng ta đã không trải qua trong bối cảnh của các mối quan hệ trong gia đình, bắt đầu từ mối tương quan đầu tiên với người mẹ. Do đó, Đức Gioan Phaolô II đã viết, “Người mẹ có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Do mối quan hệ ràng buộc giữa bà với đứa trẻ, đặc biệt trong những nám đầu đời, người mẹ mang lại cho đứa trẻ cảm giác an toàn và tin cậy. Nếu không có điều đó, đứa trẻ sẽ khó phát triển bản sắc cá nhân một cách đúng đắn và sau đó, thiết lập các mối quan hệ tích cực và hiệu quả với những người khác. Mối tương quan ban đầu giữa mẹ và con cũng có một giá trị giáo dục rất đặc biệt ở cấp độ tôn giáo, vì nó cho phép tâm trí và trái tim của đứa trẻ quy hướng về Chúa từ rất lâu trước khi việc giáo dục tôn giáo chính thức được bắt đầu”.
Người ta học ‘tiếng mẹ đẻ’ từ người mẹ của họ. Đó là điều những người lớn phải rất khó khăn và không thể làm cách hoàn hảo khi hội nhập với việc học một thứ ngôn ngữ khác. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng mẹ đẻ là loại ngôn ngữ mà mỗi người dù biết nhiều thứ tiếng khác, đều sử dụng trong giờ lâm chung. Chính Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng trên thập giá cầu khẩn Chúa Cha bằng tiếng mẹ đẻ của Người (“Sao Cha nỡ bỏ con” – x. Mt 27, 46; Mc 15, 34 trích dẫn Tv 22: 2). Tuy nhiên, ngôn ngữ không chỉ là một tập hợp các từ vựng được liên kết bởi các quỵ tắc ngữ pháp. Trên tất cả, nó bao gồm phương pháp phân tích bối cảnh từ cuộc sống thật chắn chắn. Ngoài ra, còn có một loạt các biểu tượng mang tính ước lệ, giúp truyền tải cách người mẹ hiện diện mà đứa trẻ không thể không quan tâm đến để nó được trở thành như nó là. Trong sự thinh lặng của lời nói, người mẹ chuyển tải những giá trị, mục tiêu, cách thức làm việc, tương quan mà những đứa trẻ thoạt đầu bắt chước một cách tự phát và sau đó có thể áp dụng, phản đối hoặc từ chối.
Thật không may, nếu thiếu một phong cách công đồng trong các cuộc hội họp của Giáo hội, chủ yếu là do những người đã thiết lập nên các cuộc họp đó, cơ cấu phẩm trật và giáo dân. Họ đã không trải nghiệm được điều đó từ các gia đình và có lẽ sau đó, cũng không có được kinh nghiệm này trong các cộng đoàn Giáo hội nơi họ được khai tâm. Không thể có sự hiệp hành nếu không học được nghệ thuật bước đi cùng nhau, vì hiểu được rằng tha nhân luôn khác với mình, và học cách hòa hợp với nhịp điệu của người khác bằng một tâm tính tốt, tùy hoàn cảnh mà tiến lên, lùi lại hay 21 sang ngang sao cho nhịp nhàng.
Giulia Paola Di Nicola – Attilio Danese
danesedinicola@prospettivapersona.it
(trích Tạp chí FMA, số 01-2022)
_________
Thư mục Silone, trong Tài liệu Văn khố của Tổng cục Orionini, liên quan đến những năm 1915 – 1931, FP, 157. Xem: G.P. Nicola – A. Danese, Ingazio Silone. Những con đường của lương tâm không nghỉ yên, Effatà, Turin 2011.
John Paul II. Thông điệp cho Hòa bình 1995. Cập nhật vào ngày 20.07.2020. Có tại http://www.vatican.va/content/john – paul – ii / en / messages / peace / document / hf_jp – ii_mes_08121994_xxviii – world – day – for – hòa bình. html, n. 6.