“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

THƯ GỬI NHỮNG AI VẪN CÒN MUỐN YÊU TRẺ

Không ít một lần, ai đó trong chúng ta cũng đã cảm nghiệm được rằng: dạy trẻ sao khó thế!

Và có lẽ, trên một lần, ai đó cũng đã từng nghĩ tới chuyện bỏ cuộc chơi…

Sao vậy nhỉ?

Có vô vàn lý do được nêu ra.

Nhưng có lẽ, điều mọi người cảm nhận được là: Hình như giữa chúng ta và trẻ không cùng “tone’…

Đọc được cuốn sách rất dễ thương “How to talk so kids can learn” (Nói sao cho trẻ chịu học) của hai tác giả Adele Faber & Elaine Mazlish, xin viết vài hàng gửi những ai vẫn còn yêu trẻ…

Một cuốn sách có thể nói là ‘trên cả tuyệt vời’.

Xin tạm tóm vài điều:

1. Chúng ta không cùng ‘tone’ với trẻ vì chúng ta thường không biết cách ‘xử lý những cảm xúc gây cản trở việc học’

Các tác giả đề nghị:

– Thay vì xoá bỏ cảm xúc của trẻ, hãy diễn giải cảm xúc của chúng thành lời.
– Thay vì chỉ trích và khuyên răn, hãy công nhận cảm xúc của trẻ bằng một từ hoặc một âm tiết ‘ồ’, ‘ô’, ‘ừm’, ‘à’, hoặc ‘đúng đấy!’.
– Thay vì cố thuyết phục và giải thích, hãy đưa ra viễn cảnh không thể có trong thực tại.
– Thay vì làm ngơ với cảm xúc, hãy thừa nhận nhũng cảm xúc của trẻ ngay cả khi bạn muốn trân áp những hành vi không ngoan.

2. Chúng ta thiếu ‘kỹ năng mời gọi trẻ hợp tác’

– Thay vì buộc tội, hãy mô tả vấn đề và hãy cung cấp thông tin.
– Thay vì ra lệnh, hãy đề xuất sự lựa chọn.
– Thay vì cảnh báo, hãy nói ngắn.
– Thay vì châm biếm, hãy nói lên cảm xúc của bạn.
– Thay vì nói, hãy viết những thông điệp ngắn.
– Thay vì quát mắng, hãy thử giọng điệu của nhân vật khác hoặc tiếng địa phương khác.

3. Chúng ta không thấy hết ‘những cạm bẫy của sự trừng phạt’ và chưa tìm ra ‘những giải pháp thay thế nhằm giúp trẻ tự giác hơn’

– Cạm bẫy của sự trừng phạt:

“Biện pháp trừng phạt không kiềm hãm được hành vi sai trái. Nó hầu như chỉ làm cho người phạm lỗi rút được kinh nghiệm để lần sau khéo léo che đậy dấu vết hơn, ranh ma hơn khi bị truy xét. Khi bì trừng phạt, trẻ sẽ quyết tâm phải cẩn thận hơn chứ không tự nhủ là mình sẽ thành thật và có trách nhiệm hơn” (Haim G.Ginott, Teacher and child, New York, Avon Books, 1970, p.122).

“Sử dụng hình thức trừng phạt thể xác (roi vọt) sẽ dạy đứa trẻ rằng, bạo lực là một cách giải quyết vấn đề. Nhiều nghiên cứu cho thấy thông điệp này ảnh hưởng tới cả người gây bạo lực lẫn người phải chịu đựng bạo lực, và người chứng kiến” (Irwin a.Hyman, Reading, writing, and the Hickory Stick, Lexington books, 1990, p.200).

“Ngày nay, cha mẹ và giáo viên không còn bắt trẻ phải hành xử như thế này, thế kia được nữa. thực tế đòi hỏi ngừơi lớn phải áp dụng những phương pháp mới, gây ảnh hưởng và tạo động cơ cho trẻ hợp tác. Những biện pháp trừng phạt như đánh vào mông, bạt tai, chửi bới, cấm đoán, hay phỉ báng trẻ đều là những biện pháp lỗi thời và không hiệu quả trong việc tạo dựng tính kỷ luật cho chúng” (Rudolf Dreikurs, Beenice Bronia Grunwald, và Floy C.Pepper, Maintaining Sanity in the Classroom, New York: Harper & Row, 1971, p.117).

“Việc trừng phạt có thể khống chế, kiểm soát hành vi sai trái, nhưng bản thân nó không dạy trẻ những hành vi đáng quý, mà cũng không làm giảm ý muốn cố tình gây ra hành vi lệch lạc ở trẻ” (Albert Bandura, Human Agency in Social Cognitive Theory, american Psychologist, 44 (1989), p.1175-84).

– Giải pháp thay thế sự trừng phạt:

+ chỉ hướng tháo gỡ
+ bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm của mình
+ nêu sự mong mỏi của mình
+ chỉ ra cách khắc phục
+ đề xuất sự lựa chọn
+ để trẻ nếm trải hậu quả từ hành vi của chúng

4. Chúng ta quên ‘cùng nhau giải quyết vấn đề’

– Lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của học sinh.
– Tóm tắt những quan điểm của trẻ.
– Bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của mình.
– Mời gọi cả lớp cùng động não để tìm ra giải pháp.
– Viết tất cả những ý kiến ra – không đánh giá.
– Cùng nhau quyết định xen chúng ta thích ý kiến nào, muốn thực hiện ý kiến nào và lập kế hoạch thực hiện chúng ra sao.

5. Chúng ta ‘khen ngợi mà không tâng bốc, phê bình nhưng không gây tổn thương’

– Thay vì nhận xét, hoặc đánh giá… hãy mô tả.
– Thay vì chỉ ra cái sai… hãy mô tả cái đúng và chỉ ra những gì cần làm.
– Thay vì chỉ ra cái chưa làm xong… hãy mô tả cái đã làm và chỉ ra cái cần phải hoàn tất.

6. Chúng ta không biết cách ‘làm sao để giải phóng trẻ khỏi một vai trò nào đó’

– Tìm cơ hội chỉ cho trẻ thấy một bức tranh mới về bản thân chúng.
– Đạt trẻ vào tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi.
– Cố ý cho học sinh nghe thấy bạn đang nói gì đó tích cực về chúng.
– Lập khuôn mẫu hành vi mà bạn muốn thấy ở trẻ.
– Nhắc lại cho trẻ nhớ những thành tích chúng từng đạt đuợc.
– Nếu trẻ vẫn cứ hành xử theo kiểu cũ… hãy bày tỏ cho trẻ những cảm xúc, hoặc niềm mong mỏi của bạn.

7. Chúng ta quên rằng “phụ huynh và giáo viên hãy hợp tác với nhau’

Cuộc họp phụ huynh lý tưởng cần:

– Thay vì bắt đầu bằng cách nêu lên những sai phạm của trẻ… hãy nói cho phụ huynh biết chính xác con họ có gì tốt.
– Thay vì liệt kê những hạn chế của trẻ… hãy chỉ cho phụ huynh biết con họ cần làm gì.
– Thay vì nói tôi phải làm gì… hãy mô tả những việc có tác dụng ở trường.
– Thay vì buông xuôi trẻ… hãy cùng phụ huynh phác thảo một kế hoạch.
– Thay vì quên mất kế hoạch đã đặt ra… hãy thực hiện ngay sau khi cuộc họp kết thúc.
– Thay vì xầm phạm bí mật của phụ huynh… hãy tôn trọng cuộc sống riêng tư của họ.
– Thay vì bắt đầu bằng cách chỉ trích phụ huynh…. Hãy mô tả điều đúng đắn.
– Thay vì bảo phụ huynh phải làm gì… hãy chia sẻ những việc làm ở nhà.
– Thay vì tấn công phụ huynh… hãy mô tả điều đứa trẻ cần ở giáo viên.
– Thay vì giấu diếm thông tin… hãy chia sẻ thông tin.
– Thay vì bảo phụ huynh phải làm gì… hãy chia sẻ những việc ở nhà.
– Thay vì từ chối hợp tác.. hãy chung tay lập kế hoạch.
– Thay vì quen kế hoạch… hãy làm theo những thoả thuận ở cuộc họp phụ huynh.

Không có giờ để đọc sách ư?

Hãy để giờ mà suy ngẫn những điều các tác giả đã chia sẻ.

Nếu có giờ ư?

Hãy cầm cuốn sách lên mà đọc… từng mỗi ý tưởng được tác giả minh hoạ bằng những câu chuyện thật cụ thể…

Hy vọng ai đó sẽ tìm lại cảm hứng để tiếp tục yêu trẻ.

Mong thay!

Mong thay!

Mong thay!

Lm. Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ
Nguồn: toitocuaanhemviduckito.wordpress.com

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG