Gioan Bosco sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815, tại xóm Becchi, làng Castelnuovo d’Asti (nay là Castelnuovo Don Bosco), tỉnh Tôrinô; thuộc gia đình nghèo và mồ côi cha khi mới lên hai.
Mẹ Gioan là Bà Magarita. Bà đã sớm dạy con biết lao động ngoài đồng áng và nhất là biết nhìn thấy Thiên Chúa qua những hiện tượng thiên nhiên.
Khi lên 9 tuổi, Gioan Bosco đã có một giấc mơ đầy tính tiên tri: nhờ sự hướng dẫn và trợ giúp của Mẹ Maria, ngài sẽ giáo dục thanh thiếu niên hư hỏng thành người tốt, có ích cho xã hội và Giáo hội.
Mẹ Magarita đã phải rất khổ cực và vất vả để Gioan Bosco có thể đi học và theo đuổi ơn gọi linh mục.
Gioan Bosco chịu chức linh mục ngày 5 tháng 6 năm 1841. Cha linh hướng của ngài là cha Giuse Cafasso đã căn dặn: “Cha hãy rảo khắp thành phố và để ý nhìn chung quanh”. Nhờ đó vị linh mục trẻ đã nhận ra sự cùng khổ của người nghèo, nhất là của thanh thiếu niên.
Hình ảnh về nhà tù đã gây cho Don Bosco một ấn tượng sâu xa và khiến ngài phải suy nghĩ. Bởi thế, sau khi đi thăm nhà tù, ngài đã quyết định: “Tôi cần làm một việc gì đó để thanh thiếu niên khỏi phải vào tù”.
Thời bấy giờ, một số linh mục thường chờ đợi thanh thiếu niên tới nhà thờ hay phòng thánh để dạy giáo lý. Cần phải có những hình thức tông đồ mới: việc tông đồ lưu động, nơi các nhà hàng, nơi cửa tiệm, nơi xưởng thợ, nơi công viên… Nhiều linh mục đã thử nghiệm.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1841, đứa trẻ đầu tiên đến với Don Bosco là cậu Bartôlômêô Garelli d’Asti. Ba ngày sau, 9 em khác cùng đến với cậu. Ba tháng sau, 25 em. Rồi vào mùa hè 1842, con số là 80 em. Thế là Nguyện xá đã bắt đầu.
Nhưng một số em không biết tìm đâu ra chỗ ngủ, ngoại trừ những nơi công cộng. Don Bosco đã nhận ra công việc cấp bách và quan trọng là lo chỗ ngủ cho những em đó.
Vị ân nhân đầu tiên của Don Bosco không phải là bà Bá tước, nhưng chính là bà mẹ của ngài, một người nhà quê 59 tuổi, nghèo và mù chữ, nhưng đạo đức, đã lên Tôrinô với ngài để lo việc bếp núc và giặt giũ.
Giữa những em sống với Don Bosco, có một số đã bày tỏ nguyện vọng “được trở nên như ngài”. Tu hội Salêdiêng được thành hình, với tên gọi là Tu hội Thánh Phanxicô Salê.
Mùa Thu năm 1853, xưởng thợ đầu tiên được thành lập. Chính Don Bosco đứng ra dạy nghề cho các em.
Ngày 26 tháng 01 năm 1854, Tu hội Salêdiêng chính thức được thành lập.
Ngày 30 tháng 11 năm 1860, “đứa trẻ đầu tiên của Don Bosco”, Micae Rua trở thành linh mục. Vào cuối đời, Don Bosco có thể nói rằng: gần ba ngàn linh mục đã xuất thân từ những con cái của mình.
Tháng 3 năm 1864, Don Bosco đặt viên đá đầu tiên cho Đền Thờ Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco. Tám năm sau, ngài khởi sự một “Đền Thờ” khác kính Đức Mẹ: Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.
Tháng 11 tháng 1875, những vị truyền giáo Salêdiêng tiên khởi lên đường đi Nam Mỹ. Cùng năm ấy, các “Cộng Tác Viên”, Dòng Ba Salêdiêng, ra đời.
Trước khi qua đời, Don Bosco đã nói với các Cộng tác viên: “Không có lòng bác ái của các con, cha không làm được việc gì cả; nhờ lòng bác ái của các con, chúng tôi đã lau khô biết bao nước mắt và đã cứu được biết bao linh hồn”.
Nhưng công trình vĩ đại mà Don Bosco để lại cho Giáo Hội là “HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG”. Bí quyết của Hệ thống này là “Sống với thanh thiếu niên”, nhờ đó nhà trường được biến thành “gia đình”. Toàn thể Hệ thống này có thể được tóm lại trong ba chữ: lý trí, tôn giáo và lòng thương mến. Khi người ta không dọa nạt, nhưng trò chuyện; khi Thiên Chúa là “Chủ Nhà”; khi người ta không sợ hãi, nhưng muốn điều tốt, gia đình sẽ nảy sinh.
Don Bosco qua đời sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1888. Với các tu sĩ Salêdiêng đang đứng chung quanh, ngài đã nói những lời sau đây: “Các con hãy muốn điều tốt cho nhau như là anh em. Hãy làm điều tốt cho mọi người, nhưng không làm điều xấu cho ai cả… Hãy nói với các thanh thiếu niên điều này: Cha chờ đợi tất cả trên Thiên Đàng”.
2 THÁNG GIÊNG: MẸ NÀO CON NẤY
Gioan lấy mẹ mình làm khuôn mẫu. Sau này, chúng ta sẽ thấy ngài cũng có một niềm tin, một sự trong sạch, một lòng yêu thích sự cầu nguyện. Những đức tính bà Margaret như sự kiên nhẫn, không biết sợ hãi, bền gan, tín thác vào Thiên Chúa, hăng say lo cho phần rỗi các linh hồn, tính đơn sơ, và tế nhị trong cách cư xử, lòng bác ái không bao giờ mêt mỏi, tính khôn ngoan trong việc điều hành các công việc, sự cẩn thận chăm sóc các người dưới và sự bình thản trước những ý muốn ngược đời dần dần xuất hiện nơi Don Bosco. Bản tính của bà Margaret để lại dấu vết nơi ngài giống như hình ảnh để lại trên tấm phim chụp vậy.
Việc đúc khuôn tính tình của người con là một thực hiện lớn lao của bà Margaret. Bà không làm thui chột đi những chiều hướng và ân huệ tự nhiên người con được thiên bẩm dồi dào, nhưng với tầm mắt nhìn xa thấy rộng, bà chăm sóc uốn nắn chúng hướng về Thiên Chúa. Gioan có tâm hồn rộng mở, nhưng chàng có xu hướng bám chặt vào quan niệm của mình và thẳng đường tiến tới thực hiện bất cứ việc gì chàng đã bắt tay vào. Để phản công lại, mẹ ngài đã khôn khéo huấn luyện con mình biết hoàn toàn vâng lời mẹ. Bà không bào giờ dẹp bỏ lòng tự tin của con nhưng thuyết phục con biết vui vẻ chấp nhận những giới hạn của bản thân. Đồng thời bà không để cho bất cứ một trở gây khó khăn cho việc học hành của cậu. Nhưng bà không lo lắng một cách vô trách nhịệm khi gặp những khó khăn xẩy tới: Sự quan phòng của Thiên Chúa sẽ kịp thời giúp bà giải quyết vấn đề. Gioan được phú cho một bản tính cực kỳ nhạy cảm, cái bản tính này khiến những ai gặp ngài đều thấy nó xuất hiện thật rạng rỡ. Thật vậy, trong những năm đầu đời, nó có thể đem lại những hậu quả phiền toái, nếu để thả lỏng. Bà Margaret không bao giời bỏ mất thiên chức làm mẹ bằng sự nuông chiều thiếu không ngoan, hoặc làm ngơ hay chấp thuận để cậu làm bất cứ điều gì kém thiện hảo. Và bà cũng không khi nào dùng những hành động nặng lời hoặc bạo lực có thể làm cho con chán nản hoặc bớt tình yêu thuơgn đối với mẹ. Bà đã có một chủ đích chắc chắn và cương quyết để cho Gioan có cái bản năng cần thiết của một người được tiền định điều khiển kẻ dưới. Bà không bao giờ dung tha để cho tính nóng giận và bất thường của cậu có cơ hội xuất hiện, ngay cả khi cậu còn quá trẻ chưa tới trình độ hiểu biết thế nào trách nhiệm. Nhưng ngay khi thấy cậu bắt đẩu tỏ ra có tính lãnh đạo bạn bè, thì bà để ý và yên lặng quan sát, nhưng không làm trở ngại cho những hoạt động của cậu. Trái lại, chẳng những bà để cho cậu được phần nào tự do hành động, lại còn hy sinh lớn lao để giúp cậu có những cái cậu cần. Nhờ vào một tình thương rất tế nhị, bà đã chinh phục con tim của cậu và có thể làm cho cậu nghiêng theo ý muốn người mẹ.
Nói tóm lại, các nhân đức của Má Margaret cho chúng ta hiểu về các nhân đức của Gioan, vì cậu là người con xứng đáng nhât của bà. (MBR I, 31,32)
CHẤT LIỆU ĐỂ SUY NIỆM
(1) Tôi ảnh hưởng thế nào đến người khác?
(2) Tôi có can đảm sửa lỗi người khác với đường lối nhân từ nhưng cương quyết không?
(3) Tôi có đâm ra sợ hãi không còn dám sửa lỗi khi có người nói “Thầy thuốc, hãy chữa bệnh cho mình trước đi’ không?
3 THÁNG GIÊNG: CHÚA ĐANG NHÌN TÔI
Ngay khi con cái biết phân biệt điều phải quấy, bà Margaret bắt đầu dạy chúng biết những điều căn bản về tôn giáo. Bà khuyến khích chúng siêng năng thực hành đức tin và sống đúng theo đạo lý.
Từ trên gối bà, đứa nhỏ đã được học để yêu Chúa và Mẹ Diễm Phúc của Người, để chê ghét tội lỗi, sợ hình phạt đời đời nơi hỏa ngục và niềm hy vọng hạnh phúc trên thiên đàng. Các bài học đó luôn luôn được bà đề cập tới đã in sâu vào tâm hồn đứa trẻ. Bà mẹ Kitô giáo đã đem chân lý của đạo về nhà mình bằng tình yêu thương và thuyết phục. Giới trẻ ngày nay sống vô kỷ luật, hỗn láo và vô đạo, bởi vì nhiều bà mẹ đã bỏ bê việc dạy đạo cho con cái. Một ông thầy giáo lý có thể khuyến khích các học trò học đạo theo như sách giáo lý, nhưng những lời khuyến khích đo không tồn tại được lâu vi bị sức quyến dũ của cái thế giới này đầy trò tiêu khiển. Từ nơi các thầy giáo và linh mục đứa trẻ có thể thâu nhận được ít nhiều kiến thức tôn giáo, nhưng khó mà tin được cái kiến thức sẽ bám rễ sâu để thành niềm tin. Nhưng việc học tôn giáo do người mẹ truyền đạt bằng lời nói và gương sáng, bằng đời sống đạo hạnh sẽ trở nên phần trọn vẹn của đời sống đứa trẻ. Tội lổi trở thành điều gớm ghét, nhân đức là mục tiêu mong đợi. Hạnh kiểm tốt sớm trở nên một thói quen được ươm trồng. Được nuôi nấng trong môi trường tồi tệ, làm sao đứa trẻ không bỏ mình đi theo đàng tội lỗi.
Bà Margaret nhận thức được cái ảnh hưởng mạnh mẽ của bà trong việc dạy con trai bà theo nền giáo dục Kitô giáo. Trong việc dạy giáo lý hàng ngày và thường xuyên nhắc đến các tín điều trogn đậo, bà thấy đó là những phương tiện bảo đảm sự vâng lời của con mình nhất. Do đó bà thường xuyên lập đi lập các câu hỏi thưa của giáo lý cho đến khi con cái thuộc lòng.
Bà Margaret là người đàn bà thấm nhuần đạo đức. Thiên Chúa luôn luôn là đề tài bà có trong tư tưởng và nơi câu truyện. Với trí khôn minh mẫn lại thêm phần lợi khẩu, tên Thiên Chúa được nhắc nhở thường xuyên trong gia đình. Câu “Chúa đang nhìn con” đã có tầm ảnh hưởng sâu trong tâm hồn con cái của bà, cho nên bà thường xuyên nhắc các con nhớ đến. Khi cho phép con cái ra chơi ngoài đồng cỏ gần nhà, bà nhắc các con câu: “Chúa nhìn thấy các con đó”. Nếu có lần nào bà cảm thấy chúng có những ý nghĩ thù hằn nhau, bà bất chợt ghé tai nói thầm, “Nên nhớ Chúa nhìn thấy con và người biết cả những ý nghĩ thầm kín nhất của con”. Khi hỏi han điều gì mà thấy được đứa nào có ý nói dối hay bào chữa, trước khi trả lời, bà nói với chúng: “Hãy nhớ rằng Chúa đang nhìn con đấy”. Vô tình, bà lập lại lời Chúa nói với ông Abraham “hãy bước đi trước mặt Ta và hãy trở nên toàn thịện” (St 17,1) Và những lời ông Tobia nói với con trai mình: “Mọi ngày trong cuộc sống, con hãy có Chúa trong trí khôn con. Hãy nhớ kỹ không bào giờ chiều theo đàng tội, hoặc lỗi phạm các giới răn Chúa” (Tobia 4,6). Đó chính là sự thật mà Giuse đáp lại trong cơn cám dỗ: “Làm sao… tôi có thể phạm cái tội trầy trời này được, và tôi đã phạm tội chống lại Thiên Chúa?” (St 39,9).
Bà Margaret thường xuyên nhắc nhở con cái nhớ đến Thiên Chúa, là đấng Tạo dựng nên chúng, bằng cách chỉ cho chúng chú ý đến các vẻ đẹp của thiên nhiên. Một đêm trời đầy trăng sao, bà chỉ tay lên trời và nói với con cái: “Thiên Chúa dựng nên thế giới và trang trí bằng những ngôi sao. Nếu bầu trời đã đẹp như vậy, thì Thiên đàng con đẹp hơn biết bao?” (MB I, 34-35).
CHẤT LIỆU ĐỂ SUY NIỆM
(1) Tôi có biết tôi phải dậy bằng lời và cả bằng gương sáng không?
(2) Nhằm mục đích gì khi tôi dùng các cảnh đẹp và sự kỳ diệu thiên nhiên để nhắc nhở tôi và người khác về đấng Tạo Hóa?
(3) Thiên Chúa có chiếm vị trí cao nhất trong tư tưởng và hành động của tôi không?
4 THÁNG GIÊNG: SỬA LỖI
Bà Margaret không bao giờ lớn tiếng khi sửa phạt con cái, không mất bình tỉnh khi sửa phạt chúng, hoặc không quyết định trong cơn nóng. Bà luôn trầm tĩnh và dịu dàng, luôn nở nụ cười; bà không bao giờ cau có. Con cái nhận thức được tình yêu của mẹ và đối lại chúng yêu bà vô cùng. Tuy nhiên, giống như các bà mẹ tốt lành, bà không quên cảnh cáo hoặc trách phạt chúng khi cần. Bà rất cương quyết trong việc sửa phạt chúng. “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi…ngọn roi kỷ luật thường khiến đứa trẻ tránh xa tội lỗi. Người mẹ sẽ rất bất mãn nêu thấy con mình bị rơi vào tình trạng có những tính nết bất thường.” (Huấn Ca. 13,24; 22,15; 29,15).
Bà Margaret luôn cư xử dịu dàng, nhưng không vì thế mà yếu lòng. Trẻ con phải biết cần phải sửa phạt, nếu chúng cứ tiếp tục phạm lỗi. Bà không bao giờ từ bỏ quyền sửa phạt của mình, biểu tượng là cây roi để ở góc phòng; nhưng bà chưa bao giờ phải dùng tới, cũng giống như bà chưa một lần nào phải nặng tay vơi con cái.
Bà tin cậy vào những phương pháp khác, tất cả đều là của bà. Nếu biết xử dụng một cách khôn ngoan, nó sẽ đem lại hiệu quả đáng kể đối với những trẻ em được tập luyên sự vâng lời. Một ngày kia, khi Gioan lên bốn, em về nhà sau khi cùng anh là Giuse đi dạo chơi. Lúc đó vào mùa hè, cả hai đều khát nước. Bà Margaret lấy ly nước và đưa cho Giuse trước, vì cậu lớn tuổi hơn. Gioan hơi bị chạm tự ái, vì thấy có sự thiên vị và đến lượt mình, cậu từ chối không uống. Bà Margaret cất bát nước đi, không nói một lời. Gioan đứng đó một lúc, rồi e lệ nói:
“Má!”
“Phải…”
“Xin má cho con một ngụm nước?”
“Má tưởng con không khát!”
“Cho con xin lỗi, Má!”
“Rồi! Bây giờ con ngoan rồi!” Bà quay đi lấy nước, mỉm cười đưa cho cậu.
Khi đã lớn tuổi và đã có vẻ đạo mạo, có một lần Gioan mất kiên nhẫn. Bà Margaret gọi cậu đến, và Gioan liền vội chạy đến với mẹ.
“Gioan, con có trông thấy cái roi kia không?” bà vừa nói vửa chỉ tay vào chiếc roi để ở góc nhà.
“Dạ, con thấy,” Gioan vửa nói vừa đi lại mẹ.
“Đem lại cho má.”
“Má dùng roi làm gì vậy?”
“Cứ mang đến đây, rồi tất hiểu.” Gioan đến lấy cái roi rồi đem lại cho mẹ.
“Có phải má định lấy roi đánh con không?”
“Tại sao không? Con cần bị đánh đòn mà.”
“Thưa Má, lần sau con không dám tái phạm nữa.”
Rồi cậu sung suớng khi thấy mẹ mỉm cười. Như vậy là đủ một bài học cho cậu để sau này biết tự chế. Tuy nhiên nếu mẹ cậu muốn dùng roi sửa phạt, thay vì hài lòng với sự vâng lệnh nhanh chóng của cậu, cậu cũng sẵn sàng chấp nhận. Sau này, bà Margaret có cho biết, bé Gioan không bao giờ để bà phải phiền lòng. Nếu bất ưng cậu sắp làm điều sai trái, chỉ cần một lời cảnh cáo cũng đủ cho cậu ngừng lại. Cậu hứa sẽ ăn ở đàng hoàng và cậu luôn giữ lời. (MB I, 44-45).
CHẤT LIỆU ĐỂ SUY NIỆM
(1) Tôi có tự kiểm chế mình không? Tội có giữ được bình tĩnh dầu cho tôi cần cứng rắn?
(2) Nhờ nơi mẹ, Don Bosco học làm nhà giáo dục tốt. Còn tôi, ai là gương mẫu cho tôi theo?
(3) Tôi có tính hờn dỗi không? Càng lớn lên, tôi có tìm cách che dấu tính này bằng những lý lẽ tôi cho là phải không?
5 THÁNG GIÊNG: SUY NGHĨ TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG
Bà Margaret rất cẩn thận để gieo vào đầu con cái thói quen suy nghĩ trước khi hành động. Bởi vì sự thiếu chính chắn, dầu vô tình sẽ gây nên nguy hại trên phương diện tinh thần và thể chất. Một ngày kia, khi Gioan lên tám – bà có việc phải sang làng bên cạnh – cậu nhỏ cố lấy một vật gì bà cất trên giá cao. Vì không với tới, cậu bắc một cái ghế rồi trèo lên với khiến bình dầu rơi vở thành nhiều mảnh. Bé Gioan lo xắp xếp gọn lại và lau chùi chỗ dầu đổ, nhưng thấy không thể nào lau hết vết dầu đổ và mùi vị của nó, cậu liền nghĩ cách nào tốt nhất để mẹ khỏi buồn. Cậu ra ngoài hàng rào bẻ một khúc cây, tước hết vỏ làm cho nó trông dễ coi. Đến giờ mẹ về, cậu chạy xuống thung lũng đón mẹ. Khi gặp mẹ, cậu hỏi: “Má khỏe không, Má? Má đi có thoải mái không?”
“Gioan, má khỏe. Còn con thì sao? Mọi sự tốt đẹp cả chứ? Con có ngoan không?”
“Này Má! Má coi này!”. Nói xong, Gioan đưa cho bà cây roi.
“Rồi! Chắc là con không ngoan, phải không?
“Dạ phải. Lần này thì con đáng bị đòn!”
“Con đã làm gì?”
“Con trèo lên với chỗ giá cao và bất ngờ làm bể bình dầu. Con biết con đáng bị đánh đòn, nên con đem đưa mẹ cái roi này cho mẹ đánh con để mẹ khỏi buồn.”
Trong lúc Gioan đưa cho mẹ cây roi đã được cậu trang trí, cậu nhìn vào mắt mẹ với dáng điệu e thẹn, dễ thương và tinh ranh. Bà Margaret nhìn con rồi nhìn cây roi và phá lên cười, vui vẻ vì cái mưu trẻ con của cậu. Cuối cùng bà nói: “Thật không hay vì mất đi bình dầu, nhưng mẹ tha cho con vì thái độ của con cho thấy con không chủ ý làm vậy. Tuy nhiên hãy nhớ điều này: trước khi làm điều gì, hãy suy nghĩ xem sẽ có hậu quả gì. Trước hết hãy nhìn xem có gì dễ vỡ không, rồi hãy cẩn thận mà trèo, chắc sẽ không xẩy ra tai nạn. Còn trẻ mà đã thiếu ý tứ thì sau này lớn lên cũng sẽ như vậy, do đó sẽ để xẩy ra nhiều trở ngại, và con sẽ làm mất lòng Chúa. Từ nay hãy cẩn thận!”
Bà Margaret còn sẻ nhiều lần nhắc lại lời khuyên đó mỗi khi cần. Bà cố gắng thuyết phục để con mình sẽ cẩn thận hơn trong mọi hành động. (MB I, 55-56)
CHẤT LIỆU ĐỂ SUY NIỆM
(1) Tôi có suy nghĩ trước khi hành động không?
(2) “Hãy luôn nhớ rằng: trước khi làm việc gì hãy luôn nghĩ đến hậu quả sẽ xẩy đến?”
(3) Tôi có thể thiếu suy nghĩ trong cách thức đối xử với người khác?