“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

TẠI SAO THÁNH AUGUSTINO CHO CHÚNG TA MỘT BÀI HỌC HỮU ÍCH TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Có lẽ chúng ta không thông minh hơn hoặc hùng biện tốt hơn vị Tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội. Vậy tại sao ngài lại sẵn sàng xem xét lại những gì ngài đã nói và viết hơn chúng ta?

Từ kỳ diệu cho thời đại Internet là “hài lòng – mãn nguyện”. Cho dù đó là một Podcast, một trang Web hay một tài khoản Twitter phổ biến, thì chìa khóa để thu hút sự chú ý và thu hút các click (nhấp) chuột là tạo ra tài liệu mới với tốc độ nhanh. Sự quan tâm “nóng bỏng” được ưu tiên hơn so với sự suy tư thận trọng, và toàn bộ cuộc trò chuyện chuyển sang “chiều hướng” tiếp theo trước khi chúng ta có cơ hội tìm hiểu kỹ.

Kết hợp điều này với thực tế rằng “Internet là mãi mãi”, như một lời cảnh báo đáng quan ngại đã cho thấy. Mọi bài viết chúng ta thực hiện trên Facebook, Instagram, Twitter và những thứ tương tự đều được lưu trữ trong “đám mây” thật bí ẩn, trong một số phiên bản trang Web được lưu trữ, sẵn sàng được truy xuất vào thời điểm thích hợp.

Vì chúng ta biết sản phẩm của mình sẽ được lan truyền mạnh mẽ và được lưu ghi mãi mãi, nên chúng tôi muốn gắn bó với chúng cho dù thế nào đi nữa – xét cho cùng thì chúng cũng là một phần của “thương hiệu” của chúng ta; chúng ta không thể quay lưng lại với chúng.

Chúng ta đã tạo ra một xã hội nơi những suy nghĩ thoáng qua và sâu sắc nhất của chúng ta được ghi lại và như khắc vào đá (hoặc silicon, tùy từng trường hợp). Vị Thánh của ngày hôm nay cho chúng ta một tấm gương về cách tiếp cận giao tiếp không thiên vị và khiêm tốn hơn.

Thánh Augustinô thành Hippo, ngoài việc là một trong những vị thánh vĩ đại, những Giáo phụ và Tiến sĩ của Giáo hội, ngài còn là một trong những tác giả với tập sách đồ sộ nhất của Giáo hội. Các bức thư, chú giải và luận điểm của Thánh Augustinô xếp đầy một số kệ sách khi được in ra và đóng gáy. (Trên thực tế, theo Bách khoa toàn thư về Triết học Stanford, “Số lượng tác phẩm văn chương của Augustinô vượt qua tác phẩm được bảo tồn của hầu hết các nhà văn cổ đại khác về số lượng.”) Người ta có thể nghĩ rằng, sau khi tạo ra một lượng tư liệu lớn như vậy, Tiến sĩ Ân sủng sẽ bằng lòng để các bài viết của mình tự minh chứng về chính mình. Tuy nhiên, thay vào đó, gần cuối đời, Thánh Augustinô đã xem xét lại một số quan điểm của mình.

Một vài năm trước khi ngài qua đời, vị Giám mục đáng kính của Hippo Regius đã xuất bản về Tự Thuật của ngài, một bộ sưu tập những suy ngẫm về các tác phẩm của cuộc đời ngài. Mục đích của văn bản là “tập hợp lại với nhau và chỉ ra, trong một tác phẩm dành cho mục đích rõ ràng này, tất cả những điều khiến tôi hài lòng nhất trong sách của tôi” và để “lấy bút pháp của người kiểm duyệt” về chúng.

Nói rõ hơn: trong khi một người nói tiếng Anh có thể bị cám dỗ để gọi tiêu đề là “sự thu gom”, thì không nơi nào Thánh Augustinô bác bỏ bất kỳ quan điểm nào trước đây của mình. Thay vào đó, ngài sử dụng cuốn sách để làm rõ, giải thích và trong một số trường hợp, trình bày lại những gì ngài đang cố gắng nói.

Tự Thuật bao gồm một danh sách các tác phẩm của Thánh Augustinô, và như học giả James J. O’Donnell viết, “đối với mỗi tác phẩm được liệt kê, ngài nói điều gì đó về hoàn cảnh sáng tác và xuất bản, đồng thời bổ sung một số điều chỉnh và sửa đổi, khi về già, ngài thấy cần thiết”.

Nhiều lĩnh vực nhận được sự chú ý của ngài có liên quan đến các cuộc tranh luận của ngài với nhóm Pelagio, những người tin rằng ân sủng là không cần thiết cho sự cứu độ, chỉ là gương tốt của Đức Kitô. Như vậy, chúng ta thấy Thánh Augustinô tinh lọc tư tưởng của mình về các chủ đề bao gồm: Ý chí tự do, Ân sủng, Tiền định, Tội nguyên tổ và Công trạng. Ngài cũng sửa đổi một số bài chú giải của mình về Kinh Thánh, lưu ý rằng ngài đã hiểu Kinh Thánh hơn khi về già.

Có vẻ như thời đại của chúng ta nặng về tính phòng vệ và thiếu khiêm tốn. Vì vậy, mọi người thường phủ nhận những lời chỉ trích và bỏ qua ngay cả những quan điểm tồi tệ nhất của họ trong một nỗ lực tuyệt vọng để duy trì niềm tự hào của họ. Ở đây, Thánh Augustinô, đã nổi tiếng vào thời của ngài như một trong những bộ óc vĩ đại của thời đại, phải thừa nhận rằng lời nói của ngài đôi khi không chính xác, thâm thúy hoặc có phần nhẹ dạ. Không chỉ vậy, ngài còn dành thời gian để xem xét các văn bản của mình một cách có hệ thống và giải quyết bất cứ điều gì ngài cảm thấy xứng đáng với nó.

Có phải chúng ta ít mắc lỗi hơn Thánh Augustinô vĩ đại không? Những lời nói và hành động của chính chúng ta có đáng trách không? Có phải chúng ta quá lo lắng về việc chúng ta được lĩnh hội như thế nào mà đã quên mất một trong những đặc điểm đáng ngưỡng mộ nhất là tính khiêm tốn không? Có phải là sự thật giải phóng chúng ta?

Chúng ta cố gắng giữ chặt bản thân, hay đúng hơn là hình ảnh của chúng ta, quá chặt để nó tiêu tan trong bàn tay chúng ta. Chỉ khi chúng ta buông bỏ, khi chúng ta ít quan tâm đến hình ảnh của mình, chúng ta mới có thể nói: “Tôi xin lỗi, tôi đã sai, tôi không nên nói điều đó”, chúng ta mới có thể thực sự tự do, thực sự là chính mình. Sự khiêm tốn thực sự là công cụ của sự thánh thiện. Có lẽ nếu chúng ta khiêm tốn hơn trên không gian mạng Internet, thế giới sẽ là một nơi tốt hơn. Chúng ta hãy cầu nguyện với Thánh Augustinô để chúng ta có thể noi gương ngài.

Nicholas Senz
Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG