“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

Tại sao Don Bosco chọn Thánh Phanxicô Salê làm Đấng Bảo Trợ?

Bề Trên Cả Tu hội Salêdiêng, Cha Ángel Fernández Artime, nêu bật tầm quan trọng của Thánh Phanxicô Salê trong đặc sủng của Don Bosco.

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày qua đời của Thánh Phanxicô Salê, sẽ được cử hành vào năm 2022, Cha Ángel Fernández Artime giải thích lý do tại sao Thánh Phanxicô Salê là vị thánh bổn mạng của Tu hội do Don Bosco thành lập.

Cha Bề Trên Cả nói: “Don Bosco, sinh năm 1815, và là một linh mục trẻ được thụ phong vào năm 1841, đã học hỏi rất nhiều từ linh đạo của Thánh Phanxicô Salê, đến nỗi phương châm của Thánh Phanxicô Salê ‘Xin cho tôi các linh hồn, mọi sự khác cứ lấy đi’ trở thành một tiêu chuẩn của cuộc sống của Ngài. Don Bosco đã đặt châm ngôn đó trên một tấm áp-phích đẹp ở lối vào văn phòng nhỏ của ngài như một chương trình sống và toàn bộ cuộc đời ngài được hướng dẫn bởi linh đạo và phong cách cũng như sự ngọt ngào và lạc quan của Thánh Phanxicô Salê”.

Cha Bề Trên Cả mô tả rằng, vào năm 1859, khi bắt đầu Tu hội, Don Bosco giải thích với những người trẻ đầu tiên, “chúng ta sẽ gọi mình là Salêdiêng”, ngài không nói rằng chúng ta sẽ gọi mình là “Bushmen – người sống trong một khu rừng” theo như tên họ của ngài; không, chúng ta sẽ gọi mình là Người Salêdiêng vì Thánh Phanxicô Salê sẽ truyền cảm hứng cho cách sống của chúng ta giữa những người trẻ”.

Ngài nói thêm: “Nói cách khác, có mối liên hệ trọn vẹn giữa những người Salêdiêng chúng ta, với Don Bosco và Thánh Phanxicô Salê là vị thánh bảo trợ của chúng ta, bởi vì ‘vị thánh của sự ngọt ngào’ đã nói về những người trẻ”.

Cha Fernández Artime cũng chia sẻ thêm, “đặc sủng của Don Bosco và các Salêdiêng là giới trẻ, tức là giáo dục và truyền giáo cho những người trẻ trên thế giới”.

“Đặc sủng của chúng ta không phải là trường học, chúng ta có 1.900 trường học, 2.800 giáo xứ, hơn 3.000 nguyện xá, trung tâm dành cho người trẻ, mái ấm cho trẻ em đường phố, trường đại học, các viện đại học … Đặc sủng không phải là những gì chúng ta làm, mà là chúng ta ra ngoài để gặp gỡ những người trẻ – những chàng trai, cô gái – đôi khi cũng là những trẻ em bị bỏ rơi trên đường phố, trong rất nhiều thành phố và với một mục đích duy nhất, để chuẩn bị cho họ bước vào đời và giúp họ sống cuộc đời với đầy đủ ý nghĩa, định nghĩ của người Salêdiêng về Don Bosco ngày nay, như chúng ta đã nhận nó từ Don Bosco”, ngài nói.

Cha Ángel nhấn mạnh rằng kinh nghiệm mục vụ của Don Bosco với những người trẻ trong các nhà tù ở Tôrinô đã truyền cảm hứng cho những người Salêdiêng thực hiện việc giáo dục dự phòng để ngăn chặn những người trẻ đánh mất các giá trị đạo đức và chọn những con đường dẫn đến tội ác, kể cả nhà tù.

“Hệ thống Dự phòng Salêdiêng thậm chí không phải là một phương pháp sư phạm, nó là một lối sống, nghĩa là đặt các trẻ nam và trẻ nữ vào cách thức hiện hữu, tương quan, ở với Ngài để ngăn cản chúng đi theo những con đường có thể gây hại cho chúng…”, ngài nói.

Tất nhiên, giáo dục và dự phòng luôn bao gồm việc trở thành “những nhà giáo dục đức tin với sự tự do tuyệt vời” để “những người trẻ có thể khám phá ra ý nghĩa cuộc sống của họ, cũng như trong Thiên Chúa”, Cha Bề Trên Cả nói.

Fernández Artime nhấn mạnh rằng Tổng Tu nghị vừa qua của Tu hội đã suy tư về loại người Salêdiêng mà người trẻ ngày nay cần và giải thích rằng “chúng ta mời gọi các Salêdiêng phải trở thành người sống nội tâm, người của Thiên Chúa, người vì người khác, nhưng bắt đầu từ Thiên Chúa và với nguồn gốc sâu xa từ Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin những người Salêdiêng có khả năng muốn tiếp cận với những người trẻ – trẻ nam và trẻ nữa – và đặc biệt là những người nghèo nhất, thiếu thốn nhất, bị bỏ rơi nhất, phương châm này rất mạnh mẽ đối với chúng ta”.

Một đặc điểm trong tính cách của Don Bosco có thể giúp ích cho thế giới ngày nay: “Trên hết, Don Bosco là một người có hy vọng lớn lao, một người tin rằng trong trái tim mỗi người luôn có một chút điều tốt đẹp mà điều quan trọng là phải khám phá và nhận ra”, Fernández Artime cho biết”.

Don Bosco là người luôn tin rằng điều gì cũng có thể làm được, nhưng đồng thời Ngài cũng xắn tay áo để hành động, gõ cửa, thỉnh cầu, và không để mình cô đơn. Cha tin rằng đây là thông điệp cho ngày hôm nay: thế giới cần hy vọng, không cần những lời nói suông, những lời nói gió bay, nhưng nó cần hy vọng với những lý do vững chắc để sống, để tiếp tục tin tưởng những người bạn đang có bên cạnh và trong trường hợp của nhiều người trong chúng ta, để tiếp tục tin rằng Chúa không bỏ rơi chúng ta.”

Gia Thi, SDB tổng hợp

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG