“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

TẠI SAO CHÚNG TA NÓI “CHÚA KITÔ LÀ VUA”?

Tại sao chúng ta nói về Chúa Kitô Vua khi Chúa Giêsu nói “Vương quốc của tôi không thuộc về thế gian này”?


Thánh Gioan cho chúng ta biết cuộc đối thoại thật lạ lùng khiến nhiều người tò mò này giữa Philatô và Chúa Giêsu về vương quyền của Chúa Kitô: Philatô nhấn mạnh: “Ông có phải là vua không? … Vậy ngài là vua sao? … Hãy nhìn ngắm vua của các bạn!”. Chúa Giêsu trả lời, “Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này… Chính Ngài nói tôi là vua. Tôi sinh ra và đến thế giới chỉ để làm chứng cho sự thật”.

Chúa Giêsu Kitô là một vị vua khó tin: vương miện bằng mão gai ghim lên đầu, vương trượng bằng cậy sậy được đặt vào tay, và một chiếc áo choàng màu đó tía phủ lên da thịt bầm tím của ngài. Đây là những dấu hiệu chế giễu của hoàng gia thật khó hiểu nơi con người này, ăn mặc theo cách này, vừa là vua vừa là vương quốc. Và để thêm vào điều nghịch lý, Chúa Giêsu đã ban phúc cho điều đó ở con người thời nay: “Phúc cho những ai nghèo khó, vì Vương quốc của họ là Nước Trời”. Ngay cả kẻ trộm, người đã hiểu rằng: ngài không đòi hỏi được xuống khỏi thập giá; ngài đang khẩn nguyện Nước Trời. Và Vương quốc này không phải là một khái niệm, một học thuyết, hay một cương lĩnh chính trị; nhưng trên hết, đó là một Ngôi vị có khuôn mặt và tên là Giêsu thành Nazareth.

NƠI BÍ TÍCH THÁNH THỂ, CHÚA KITÔ VUA NGỰ TRÊN NGAI VÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Vương quốc này được khởi sự trong cõi lòng con người: chính nơi đó mà Chúa Kitô muốn trị vì trước hết. Do đó, chúng ta phải buông bỏ sợi dây quyền lực trên cuộc sống của mình và giao quyền điều hành cuộc sống của chúng ta cho Chúa Kitô là Vua: “Hãy hoán cải, vì Nước Thiên Chúa ở trong tầm tay” (Mt 3,2; 4,17). Hạnh phúc đến với giá này. Với sự hoán cải này, sau đó, Chúa Kitô có thể thiết lập triều đại của Ngài trên sự thông minh của con người bởi vì Ngài là Chân lý giải thoát chúng ta.

Chúa Kitô cũng ngự trị nhờ lòng bác ái của Người dẫn ý muốn của chúng ta vào trong sự lô-gic của việc phó thác bản thân mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu, đã sống lại và vinh hiển, bày tỏ đặc tính thực sự và phổ quát của Vương quyền của Ngài: “Mọi quyền lực đã được ban cho ta trên trời và dưới đất” (Mt 28,18). Nói cách khác, Vương quyền này của Đức Kitô nhất thiết sẽ có những tác động chính trị xã hội.

Khi thiết lập lễ Chúa Kitô Vua vào ngày 11 tháng 12 năm 1925, một thời điểm đầy khó khăn trong lịch sử, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tuyên bố: “Nếu người ta nhận ra Vương quyền của Chúa Kitô trong đời sống riêng tư và công khai của họ, thì các phúc lành không thể tin được – sự tự do thực sự, trật tự và sự tĩnh lặng, hài hòa và bình an – sẽ không ngừng lan rộng ra toàn xã hội”. Nói cách khác, một nền văn hóa thực sự của hòa bình và công lý không thể được thiết lập nếu không có triều đại của chân lý và tình yêu, tức là không có triều đại của Đức Kitô là Chân lý và Tình yêu.

Giáo hội đã là triều đại của Thiên Chúa hiện diện một cách mầu nhiệm trên thế giới này. Bằng cách thông truyền sự sống thiêng liêng cho loài người, Giáo hội kéo dài thời kỳ trị vì của Chúa Kitô trên trái đất cũng như trên Thiên đàng. Tâm điểm của vương quốc này là Bí tích Thánh Thể. Ở đó, trái tim của Chúa Kitô Vua được đập nhanh hơn và sẽ tiếp tục cho đến ngày Chúa Giêsu giao mọi vương quyền cho Cha của Người. Và rồi, Thiên Chúa sẽ ở trong tất cả chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô Vua ngự trên ngai vàng của lòng thương xót, chờ đợi để dẫn dắt chúng ta vào vương quốc vô tận của Ngài.

Cha Nicolas Buttet
Gia Thi lược dịch

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG