“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

SỰ GHEN TỴ GIỮA CÁC ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH

“Mẹ ơi, khi nào thì mẹ đem em bé đến bệnh viện?”, đứa trẻ đưa tay lay mẹ nó, mệt mỏi và nói điều đó với vẻ ngượng nghịu. Một bà mẹ trẻ khác bộc bạch trong sự hốt hoảng: “Có lần con gái của tôi đã có ý định làm cho em trai của nó nghẹt thở với một cái gối”.

Nhưng một chàng trai nọ lại xác nhận: “Khi tôi và em trai tôi còn nhỏ, chúng tôi đã cùng nhau làm thành một cặp đôi sức mạnh, chúng tôi đã làm cho tất cả phải sợ hãi…”.

Gia đình với cha mẹ và con cái, làm nên một môi trường và không gian cơ bản để con cái học biết nhiều yếu tố cần thiết trong mối tương giao với người khác.

Gia đình phát triển qua việc gia tăng số con cái được sinh ra, tuy nhiên điều này thường đi đôi với sự e sợ của các bậc cha mẹ. Một bà mẹ thú nhận: “Tôi sắp sanh đứa con thứ hai, nhưng tôi sợ mình phải đối diện với sự ghen tức của đứa con cả; khi còn nhỏ chính bản thân tôi cũng đã đau khổ rất nhiều về việc này… ”. Sự ghen tỵ giữa các anh chị em trong gia đình, với những cơn cãi vã, nỗi bất bình, sự trêu chọc, khóc lóc, sự thoái lui, sự đóng kín hay xâm lấn… đều làm cho các bậc cha mẹ lo lắng và bực tức.

Chúng ta nghĩ gì về vấn đề này?

Ghen tương là một cảm giác tự nhiên. Tất cả những ai yêu mến đều trải qua cảm giác này: Sự ghen tuông nảy sinh từ ước vọng muốn “chiếm hữu” hoàn toàn người mà họ yêu mến. Không có ai “xấu xa” chỉ bởi ghen tuông: Đó chỉ là một con người chưa học biết được cách yêu mến cho phải lẽ mà thôi. Ai không có khả năng yêu mến thì cũng chẳng có khả năng biểu lộ sự ghen tuông. Ở tuổi thơ ấy, các anh chị em trong gia đình đôi khi phải đương đầu với một thử thách khủng khiếp: Sự ghen tuông xảy ra ngay giữa con cái với cha hoặc mẹ. Người đầu tiên mà đứa con ghen tuông là chính người cha, để diễn tả sự độc chiếm người mẹ của đứa trẻ. Cũng có trường hợp cả cha mẹ ghen tuông với con cái…

Ghen tuông là một chặng đường để lớn lên và để vượt qua. Có cả những người dù đã lớn, nhưng vẫn còn ở trong trạng thái ấu trĩ của ghen tuông. Họ bị đóng khung trong trạng thái trẻ con và biểu lộ điều ấy trong lối ứng xử lúng túng, đôi khi giống như trong một thảm kịch. Đứa trẻ cần được giúp đỡ để thoát ra khỏi cái bẫy của những mối tương quan độc quyền.

Chẳng có sẵn một chiến lược chắc chắn để tránh sự ghen tuông. Ghen tuông là một thứ cảm giác “mạnh” và khó thể tránh khỏi. Để giảm bớt những đau khổ không đáng có nơi các trẻ, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần phải đồng hành với cơn ghen tuông của các em, cho phép các em diễn tả nó mà không bi kịch hóa hoặc không đoán xét về đạo đức, luân lý trước phản ứng và hành động của các em.

Một đứa trẻ cần được nâng đỡ trong nhiều trạng huống của cuộc sống, chẳng hạn lúc bị ốm yếu, bị tụt hậu, bị nguy cơ rơi vào vòng nguy hiểm… Các en cần được cung cấp những phương tiện hỗ trợ mỗi khi các em phải đối diện với những tình huống, hiện trạng khó khăn.

Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết một vài điều:

  1. Hãy dành cho mỗi người một chỗ trong gia đình. Gia đình là một chòm sao trong đó mọi ngôi sao đều quan trọng, và không ai nắm giữ chỗ trung tâm. Một số trẻ đã trở nên ghen tuông khủng khiếp bởi vì chúng đã quen coi mình là một vị vua nhỏ với quyền tuyệt đối. Thực hữu ích nếu tiếp tục cống hiến cho đứa trẻ kinh nghiệm tích cực và thỏa đáng, để em không có cảm giác bị loại bỏ hay bị tách ra khỏi các anh chị em trong gia đình, đồng thời biết nhận ra được tình cảm được biểu lộ dưới cả những hình thức khác nữa.

Về vị trí trong gia đình, đừng quá quan trọng và tập trung vào quyền con trai trưởng, cũng đừng dành mọi tình cảm cho đứa con út. Đừng bao giờ nói những câu như: “Con không biết rằng con lớn hơn em con à?”, bởi điều này sẽ đặt một “gánh nặng” trên vai của đứa là anh lớn. Nếu trong gia đình có 3 người con thì vai trò của người con giữa là khó khăn nhất, bởi nó không có lợi thế của đứa con cả hoặc của đứa con út. Ngoài ra, không nên đặt đứa trẻ vào hoàn cảnh trở phải thành kẻ nói dối, mít ướt, lơ đãng, … vì hẳn điều này sẽ ngăn cản tiến trình trưởng thành và phát triển nhân cách.

  1. Tránh việc giáo dục con cái theo cùng một khuôn mẫu. Mỗi đứa trẻ đều có một cá tính riêng, niềm mong đợi riêng, nhịp điệu sống riêng, với tính cách và bản chất riêng. Các bậc cha mẹ không nên đánh đồng các em vì mỗi đứa trẻ có quyền để diễn tả những nét khác bine1ttrong cuộc sống và được yêu mến trong chính sự khác biệt của mình.
  2. Khi các trẻ cãi nhau hay sôi nổi ganh đua thì điều quan trọng là đề ra những luật lệ. Điều đầu tiên thật đơn giản: Các em không bị buộc phải cùng chơi với nhau, nhưng bị buộc phải luôn tôn trọng nhau dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào. Đây là luật căn bản để con cái có thể học biết cách sống chung với nhau. Cha mẹ không cần xen vào tất cả các cuộc tranh luận, nhưng cần phải để tâm đến việc bảo vệ sự an toàn thể lý cũng như thế giới nội tâm của con cái, bởi chúng rất dễ bị kích động trước những cảm xúc, nhất là khi các em chưa học được cách kiểm soát chúng. Ngày nay bạo lực trong gia đình gia tăng, những xung đột trong gia đình cũng leo thang, do đó, các bậc cha mẹ cần nhận ra được những biểu cảm bức tức, hờn giận… của con cái và chấp nhận chúng như một chuyện bình thường. Mặt khác, họ không cho phép một đứa con nào của họ tìm cách tấn công hay thực hiện điều gì xấu cho các đứa con khác, bằng hành động cũng như bằng lời nói.
  3. Tuyệt đối tránh thứ trò “Luận tội người khác”. Ai cũng muốn được khoan dung nhưng trong thực tế, người ta cũng dễ quy kết tội lỗi hay trách nhiệm cho người khác. Để tránh thái độ này, ngay cả trong khi chơi đùa, cũng cần lưu ý để không thể hiện điều này. Cần tránh khiển trách các em với những hạn từ “đao to búa lớn” hay “nhỏ. Điều quan trọng là giúp mỗi đứa con trở nên chính mình, trong chính hoàn cảnh sống thực tế và luôn hướng tới sự thăng tiến, tăng trước, dẫu vẫn phải đối diện với những khó khăn và thử thách.

Tóm lại, sự ghen tuông là một sự thật vốn có nơi một đứa trẻ và trong quá trình phát triển. Do đó, bậc phụ huynh cần lưu tâm đến những lối ứng xử của con cái, đồng hành với chúng, giúp em dần nhận ra con người đích thực của mình, thể hiện chính mình, nhưng đồng thời biết sống chung với người khác trong sự đón nhận hài hòa và bổ sung lẫn cho nhau.

Ngọc Yến, FMA
Chuyển dịch từ “I genitori felici con il sistema di Don Bosco”

 

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG