“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

LAO NHỌC CỦA CÔNG VIỆC

Những người trẻ không tránh khỏi lo lắng khi hướng tới nghề nghiệp tương lai. Họ mất nhiều thời gian để làm hồ sơ lý lịch và gửi đi bất cứ nơi đâu, nhưng không có các cuộc gọi đến. Những khó khăn sẽ được bù đắp nếu họ may mắn tìm được một công việc mà họ cảm thấy hấp dẫn. Bạn chỉ có thể làm tốt những gì bạn yêu thích.

Nơi mỗi người đều tiềm ẩn một số năng lực quý tạo nên bức tranh khảm vĩ đại về công việc của con người. May mắn cho một số người khi các nguồn lực này được nhìn thấy và được công nhận. Họ có thể làm những việc xứng hợp với nhân phẩm, thăng tiến chuyên môn trong các phạm vi ứng dụng. Có lẽ, họ không hiểu được những nỗi nhọc mệt khi buộc phải làm những công việc tay chân hay trí óc không phù hợp để kiếm sống (“bạn chỉ mua được bánh mì khi vắt óc đổ mồ hôi”), hiểu theo nghĩa tích cực của hành động và hữu thể.

Niềm tin là giá trị được thêm vào khi khẳng định rằng chúng ta có thể liên tục sáng tạo, để đáp lại lời mời gọi của Đấng Sáng tạo “Hãy sinh sôi nảy nở cho thật nhiều…” (x. St 1, 28). Thật vậy, dấu chân của con người đã mở mang vũ trụ, hình thành và hoàn thiện vẻ đẹp của nó, kéo dài nỗi nhớ nhung về thiên đàng đã mất. Đó là khu vườn tràn đầy niềm vui mà đôi vợ chồng đầu tiên đã trải qua những cuộc đối thoại thân tình với Thiên Chúa. Mỗi người ngày qua ngày, tiêu hao bản thân khi góp phần tái tạo vũ trụ. Thánh Phaolô được linh hứng đã viết: “Muôn loài sẽ được giải thoát khỏi cảnh hư nát, và được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,21); “Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết trong cơn đau đớn” (Rm 8, 22). Công việc là tha hóa nếu chỉ hướng đến thị trường, nghề nghiệp, chức năng của các hệ thống đối lập, chỉ đánh giá dựa trên năng lực sản xuất và hiệu quả (một công ty tư nhân hoặc nhà nước, một đảng phái hay tổ chức công đoàn). Không phải ai cũng có thể có được công việc như ý muốn, nhưng mọi người đều phải khiến cho công việc mình làm trở nên ý nghĩa, để không phải chịu đựng sự thất vọng và hiệu ứng dội ngược tạo nên sự chán ghét công việc vốn là hậu quả của những căn bệnh thể lý. Những việc làm tạm thời, lao động chân tay và những công việc lặp đi lặp lại (dù cho ngày nay công nghệ hỗ trợ mang tính sáng tạo và kỹ thuật số ngày càng nhiều hơn) nhưng cũng không làm cho công nhân trong các dây chuyền lắp ráp, những người nội trợ, thợ mỏ, thợ khai thác cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Công việc dường như đánh đồng cả đàn ông lẫn phụ nữ với thế giới vật chất và máy móc. Tuy nhiên, nó cũng có thể được trải nghiệm như một sự chuyển đổi năng lượng hướng tới thế giới vật chất, hấp thu năng lượng và trả lại chúng dưới dạng thức “được nâng cấp”, mặc dù cũng có đôi lúc “xuống cấp”. Nếu như có phong trào tự hủy (kenosi), khi đó con người được biến đổi thành một vật thể, thì đồng thời sẽ có một chuyển động ngược lên, vì thực tại đã được thấm nhuần năng lượng của con người. Cũng giống như cách Thiên Chúa dựng nên con người, để con người có thể trở thành Con Thiên Chúa. (Cf. S. Weil, Cahiers II, Plon, Paris 1953 (1972), 190). Có khá nhiều người trẻ đạt được các kỹ năng xuất sắc nhờ học hành nhưng gặp khó khăn để được công nhận. Khi làm các nghiên cứu tại các trường đại học, họ thấy mình bị phớt lờ và qua mặt bởi những người có vẻ đáng tin hơn. Vì thế, họ buộc phải ra nước ngoài. Đó là một mất mát cho gia đình, xã hội và cho quốc gia. Tuy nhiên, việc trí óc không phải là một điều gì đó thoải mái hay xa xỉ nhưng là một cuộc chinh phục lao nhọc và đầy niềm vui, những thách thức diễn ra hằng ngày của các mảnh vỡ chân lý để có thể nắm bắt tốt hơn về thực tại, với những hiệu quả có lợi tuôn đổ xuống trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này được hiểu rõ hơn nhờ tính khẩn cấp của Covid-19.

Công việc gặp khó khăn

Một môi trường làm việc lành mạnh là rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Trong thế giới đương đại, việc chăm sóc môi trường ngày càng trở nên quan trọng. Một số đông những người trẻ đã cộng tác với Greta Thunberg, họ lên án việc biến đổi khí hậu và chỉ ra nhu cầu cấp thiết phải ngăn chặn việc khai thác thiên nhiên. Đức Thánh Cha đã củng cố lập trường này qua thông điệp “Laudato sì” nhằm diễn tả một sự nhạy cảm mới của huấn quyền đối với môi trường, theo tinh thần thánh Phanxicô. Tuy nhiên, môi trường không chỉ là vật chất, vì điều quan trọng đối với những người nam, nữ là sống và làm việc trong một môi trường mà các mối tương quan mang tính xây dựng, có ý nghĩa và hòa bình. Trong bất kỳ công việc nào, bạn cũng phải chịu đựng sự phân cấp. Người ta sẵn sàng làm việc khi ngoài mục tiêu kiếm sống để chu cấp cho những người thân yêu họ còn có những mối quan hệ hợp tác liên đới và tình thân hữu với đồng nghiệp. Điều này khó đạt được, đó là lý do vì sao nhiều người lớn tuổi nhưng chưa đến tuổi cao niên vẫn có thể tiếp tục làm việc nhưng cứ yêu cầu được nghỉ hưu: vì họ muốn thoát ra khỏi các mối quan hệ mâu thuẫn và có tính cách trừng phạt vì lòng tự trọng ngay cả bị trừ lương như một cái giá phải trả Không có công việc nào mà không ‘khổ cực’, theo cách diễn đạt của người Pháp khi đề cập đến việc sinh con. Trên thực tế, ngang qua công việc, mỗi người thực hiện các tác phẩm của mình để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Bất kỳ lĩnh vực ứng dụng nào cũng cần phải mang lại ý nghĩa nhân văn và tinh thần cho sự vất vả. Vì ngang qua đó, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của chính mình và những người thân, góp phần làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn và sản sinh một xã hội công bằng hơn. Mỗi ngày khi làm việc bạn phải đối diện với những lựa chọn khác nhau: chịu đựng hoặc trao ban, dùng quyền thống trị hoặc tuân thủ, khai thác hoặc xử lý vật liệu, ‘chịu đựng’ hoặc góp phần làm cho môi trường có thể ở được và đáng sống hơn.

Công việc được tái tạo

Ngoài việc tuyên xưng đức tin cá nhân và các hệ tư tưởng khác nhau, các tín hữu và những người không có niềm tin gặp nhau nơi những công việc được thực hiện cách đúng đắn và nghiêm túc. Trên thực tế, họ chia sẻ mục đích chi tiêu cho lợi ích của gia đình riêng và gia đình nhân loại. Thái độ tận tâm, chú ý đến chất lượng sản phẩm, tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên mà không tỏ ra lệ thuộc khiến cho tâm hồn được bình an, nhưng luôn đòi hỏi một sự cố gắng để kiến tạo các mối quan hệ tin tưởng, tự tin và tinh thần hợp tác. Trong tương quan liên vị để có tương quan cần phải chiến thắng từng người một. Sâu xa bên trong lương tâm và theo những cách thức cụ thể của các tương tác nhân bản, xã hội và chính trị, cần phải ngăn chặn và có thể sắp xếp lại ranh giới giữa sự ‘ấm áp’ đến từ bên trong của các mối quan hệ tình cảm ngoài công việc và hậu quả ‘lạnh lùng’ trong môi trường làm việc, cũng như giữa sự mệt mỏi của thân xác và tâm linh, giữa lợi ích cá nhân và doanh nghiệp, giữa tính toán phúc lợi và hành vi liên đới. Nếu bạn dành thời gian bảo vệ quyền công đoàn, bạn có thể cảm thấy niềm vui khi thấy phẩm giá và quyền của người lao động được công nhận: tiền lương tốt hơn, thời gian ít bị chiếm dụng hơn, đánh thuế công bằnghơn, cân nhắc hơn đến những gánh nặng của gia đình, môi trường làm việc lành mạnh hơn, cơ hội bình đẳng hơn cho người nam và người nữ. Ngay cả khi sống đời sống vợ chồng, xây dựng một gia đình đòi hỏi phải làm rất nhiều việc, rất lao nhọc. Hầu hết thời gian khi còn là thiếu niên, các bạn trẻ được cha mẹ ‘nuông chiều’ đã miễn cho họ khỏi các nhiệm vụ. Trái lại khi đã lập gia đình, bên cạnh những công việc bên ngoài, họ còn phải quan tâm đến vô số những việc nhỏ nhưng lại khiến cho đời sống chung tốt đẹp như: chăm sóc cho mối quan hệ hôn nhân và nuôi dạy con cái, nấu ăn, giữ cho nhà ở được sạch sẽ và gọn gàng, sửa chữa, thanh toán hóa đơn, chi trả cho các loại chi phí, giữ liên lạc qua điện thoại, máy tính, cập nhật và thực hiện vô số điều cần thiết để cuộc sống trong môi trường gia đình được thoải mái. Theo thời gian, những việc này cứ xuất hiện lặp đi lặp lại, nặng nề, vô nghĩa theo nghĩa không có phản hồi và được giảm thiểu thành thói quen. Ngay cả việc bảo trì nhà ở cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực. Những cặp tình nhân thích tưởng tượng và thiết kế ngôi nhà của họ như cung thánh của tình yêu. Từ khi còn là kế hoạch cho đến khi thực hiện, để có một ngôi nhà phù hợp với cuộc sống mà họ dự định, các cặp vợ chồng phải đối diện với nhu cầu cụ thể, không xa nơi làm việc và nhà cha mẹ, không xa nhà thờ, các dịch vụ thiết yếu; chúng được thiết kế để sử dụng, với vẻ đẹp sang trọng bởi nội thất hiện đại hay cổ điển, nơi cất giữ điều quý giá này hoặc điều quý giá kia, những ký ức về thời thơ ấu, về gia đình bố mẹ ruột, về quà cưới. Một ngôi nhà trang nhã phải phản ánh được sự hài hòa của tất cả những người sống trong đó. Thực vậy, cái đẹp tự bản chất có tác dụng hướng thượng và thanh lọc tâm hồn với nỗ lực giữ ngôi nhà ở trạng thái mong muốn. May mắn cho những người có thể xoay sở với bất kỳ công việc nào, tại nhà hoặc bên ngoài, được chọn lựa hoặc do nhu cầu, thích thú hoặc nhàm chán, với niềm vui yêu thương. Các tín hữu có thể thấy trong công việc một sự hiện thực hóa của Thánh Thể, chuyển trao sự tiêu hao bản thân cho đến khi nguồn năng lượng cạn kiệt. Điều này đã xuất hiện trong tâm trí I. Silone, một nhà văn không tôn giáo, bằng trực giác, đã liên kết công việc của người nông dân với Thánh Thể. Ông đã viết trong cuốn sách Bánh và Rượu: “Ông già Murica đứng ở đầu bàn, đã tặng đồ uống và thức ăn cho những người đàn ông xung quanh”. Chính người ấy – ông nói – người đã giúp tôi gieo […] để nghiền hạt lúa làm thành bánh mì này. Các bạn hãy lấy và ăn, đây là bánh của người ấy. Những người khác đến. Người cha rót một ly rượu và nói: “Đây là người đã giúp tôi cắt tỉa, vun xới, thu hoạch vườn nho rồi từ đó làm thành loại rượu này. Các bạn hãy uống đi, đây là rượu của người ấy”. Những người đàn ông đã ăn, đã uống và có cả người đã cho bánh vào trong rượu (trích I. Silone, Rượu và Bánh, I, 504). Như thế, R. Laurentin đã giải thích rõ chiều kích Thánh Thể của công việc: “Thánh Thể đảo ngược sự suy thoái của năng lượng là định luật của thế giới vật chất. Nó trái ngược với chuyển động của nội lực mang lại sự tuyệt chủng và sự chết. Đó là sự tái tạo đánh bại sự thoái hóa; đó là một giả định chiến thắng tình trạng suy nhược, hiệp thông đánh bại chia rẽ, chia sẻ đánh bại ích kỷ” (R. Laurentin, Thánh Thể là gì?, trong W. Mühs, Bánh mì mang lại sự sống. 365 Pensieri sull’Eucaristia, San Paulo, Milan 1999). Đây là ý nghĩa sâu sắc của sự sản sinh trong công việc. Qua đó, chúng ta được kêu gọi ‘phá vỡ’ cuộc sống trong sự kết hợp với Đức Kitô, để mang lại hoa trái dồi dào và chắc chắn về sự Phục sinh với những anh chị em của chúng ta và với vũ trụ.

Giulia Paola Di Nicola – Attilio Danese
danesedinicola@prospettivapersona.it
Tạp chí FMA (Số 2/2021)

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG