“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

KỂ CHUYỆN ĐỂ SỐNG

Nếu những gì được viết xuống hoặc hoặc in ấn đại diện cho những từ ngữ giống như việc dán nhãn thì lời nói ra không như vậy. Kể chuyện là để cho một khái niệm được chuyển đổi thành lời nói và chữ viết, nó có sẵn trong mỗi người, không có bằng chứng về một nền văn minh nào mà lại không dùng đến kể chuyện. Thuật kể chuyện vượt qua các nền văn hóa, thời đại, nơi chốn. Nó luôn hiện diện và có lẽ sẽ luôn hiện diện, thậm chí chúng ta cũng có thể nói rằng cùng với sự ra đời của xã hội tính, thuật kể chuyện cũng được ra đời cùng với các mối tương quan liên vị, cùng với các mối liên hệ. Nó là một yếu tố đã luôn luôn hiện diện.


Tường thuật tự nó khơi dậy một sự liên kết trí tuệ với lời nói, gợi lên trong chúng ta ấn tượng về một người nào đó đang nói và một ai đó đang nghe, chúng ta thường không nghĩ kể một câu chuyện giống với việc đọc riêng cách cá nhân hay đọc thầm. Do đó, thuật chuyện được tạo nên như một khoảnh khắc đứng hình của thực tại, tạo ra đường biên cho việc dừng lại ở hiện tại để dọi phóng bản thân vào trong quá khứ, trong trí tưởng tượng hoặc trong hiện thực, nhìn về tương lai hoặc những gì hão huyền. Tường thuật đã từng là công cụ chính để xây dựng và truyền tải tri thức.

Francois Lyotard, trong cuốn sách “Điều kiện hậu hiện đại” đã nói về tính ưu việt của tư tưởng và hình thức thuật chuyện trong việc xây dựng tri thức, trong các nền văn minh tiên tiến nhất, khi tôn trọng các tri thức khoa học, có chức năng truyền tải và tiến trình hiểu biết khi thuật chuyện.

Kể chuyện và đào tạo

Theo quan điểm mới của việc đào tạo liên tục, nếu chức năng đào tạo được chỉ định như một giá trị của việc trao quyền cho cá nhân, việc dùng các nguồn lực nhằm giảm bớt sự phức tạp hoặc ít nhất là “quản lý” sự phức tạp này, nếu điều đó đúng thì Daniel Taylor lập luận rằng mỗi người là sản phẩm của những câu chuyện mà họ đã nghe, đã sống và cả những câu chuyện họ chưa sống, như thế sẽ là điều tất yếu khi kể chuyện có vị trí trong môi trường giáo dục, như một chủ đề, một công cụ và đối tượng của quá trình giáo dục.

Sự đóng góp của sư phạm kể chuyện là cần thiết. Tuy nhiên, điều này không đơn giản là thực hiện việc sử dụng kể chuyện ngang qua các câu truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn trong giáo dục; kể chuyện không phải là đối tượng, nhưng là chủ thể của hành trình giáo dục, nói cách khác thuật chuyện là một hình thức cấu thành của quá trình mang tính sư phạm. Có thể nói: giáo dục nhờ kể chuyện, đưa ra một mô hình kể chuyện cho tiến trình giáo dục, xem giáo dục không chỉ như thời giờ và địa điểm của việc giải thích, truyền tải kiến thức, mà còn là sự lắng nghe lẫn nhau giữa người kể chuyện mà bản chất trước hết của họ là bản chất kể chuyện.

Không gian và thời gian cho cuộc sống

Ngày nay người ta “khát” kể chuyện bởi vì trong kể chuyện người ta tìm lại không gian và thời gian cho chính cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo không thể từ bỏ chiều kích nội tại mang tính kể chuyện ít nhất là trong ba hướng sau:

– Việc đào tạo thiết yếu bao gồm các câu chuyện, nhằm nâng cao giá trị của chiều kích kể chuyện về phần “nội dung”: kể về công việc, về động cơ, về truyền thông, và thậm chí kể về công nghệ thông tin.

– Đào tạo nghiệp vụ sư phạm – chuyên gia phân tích kể chuyện, quan tâm đến việc khơi dậy các kỹ năng kể chuyện của cộng đồng xã hội, nhằm mục đích dạy học, lắng nghe kể chuyện và tạo ra các câu chuyện. Đây là sự giáo dục về trí nhớ, một trí nhớ mang tính tập thể được xã hội hợp pháp hóa như một chìa khóa để đọc ra ngay cả trong những giai đoạn khủng hoảng.

– Đào tạo cho việc viết nhật ký và tự truyện, đó không chỉ là cách tự kể về bản thân, một sự tiết lộ trên nền tảng ái kỉ hay là một sự giải thích sau này về những lựa chọn đã làm trong cuộc sống. Trên thực tế, viết câu chuyện của đời bạn là cách để học biết một điều gì đó về bản thân. Viết xuống để đọc là một cách thức giúp cho người khác hiểu về chính bạn.

Ba hướng này cũng là động cơ có thể được giả định là thích hợp cho giáo dục. Bởi vì trong nhiều bối cảnh khác nhau người ta bắt đầu kể chuyện và không sợ hãi, cho dù là kể về chính mình hay kể một câu chuyện nào khác, họ cũng có thể thấy có những câu chuyện không phải là để giải thích một điều gì đó, nhưng là để tăng thêm ý nghĩa.

Hồi ký nguy hiểm và lịch sử mở ra

Với niềm tin Phúc Âm, câu chuyện về những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc là một “ký ức nguy hiểm”, có khả năng hiện thực hóa ơn cứu độ của Ngài trong hiện tại. Kể chuyện được chứng minh là đặc biệt phù hợp để hiểu đúng lịch sử nhân loại và làm trung gian cho lịch sử cứu độ cách ý nghĩa, mở ra cho tương lai và cách nào đó đưa vào trong hiện tại một tương lai đầy hứa hẹn.

Để được như thế, câu chuyện kể lại phải được sống như một “câu chuyện mở ra”, đề cập trước hết đến sự mong chờ và niềm hy vọng, và hé mở một sự tiếp tục trong cuộc sống của người kể và của người nghe (x. Bruno Forte 2008).

Điểm tham chiếu mang tính quyết định cho câu chuyện, cho việc truyền đạt ý tưởng và cả cho việc truyền đạt đức tin cụ thể, không thể tách rời với trung gian diễn giải, và trung gian diễn giải này bao gồm cả ba yếu tố: sự xa lạ giữa người kể và điều được kể, sự tương ứng giữa chúng và sự cần thiết “hợp nhất các viễn tượng” một bên là “điều được kể”, giữa “người kể chuyện” và những người đối thoại của câu chuyện.

Câu chuyện hợp nhất người kể và người đối thoại nếu nó biến chuyển từ sự tham gia và từ sự biến đổi của con tim. Tóm lại, điều đang bị đe dọa trong truyền thông mang tính kể chuyện đích thực là con người trong tất cả sự phong phú của các tiềm năng và các mối quan hệ của họ, bắt đầu từ mối quan hệ nền tảng mang lại sự sống, tình yêu: bởi vậy, Thánh Augustinô nhấn mạnh đến sức mạnh tiên liệu của tình yêu để thông truyền niềm vui và ân sủng được đề cập trong thuật chuyện: “Không có lời mời gọi nào lớn hơn tình yêu để tiên liệu trong tình yêu” (A. Mura, S. Agostino. De catechizandisrudibus, La Scuola, Brescia 1971).

Khó khăn trong kể chuyện khi đánh mất ý thức về sự vượt quá của cuộc sống và lịch sử thật so với bất kỳ chiến lược truyền thông nào: thuật chuyện không phải là nói tất cả, nhưng là mời gọi đến một nơi khác, một cuộc gặp gỡ mà chỉ trải nghiệm trực tiếp mới tỏ lộ.

Cũng không bao giờ được đánh mất sự thuộc về lẫn nhau giữa điều được kể và người kể, điều này được hình thành dựa trên tính độc đáo của câu chuyện thuộc về tất cả chúng ta: cũng như đức tin có thể truyền đạt được khi nó đáp lại nỗi nhớ nhung về chân lý hiện diện trong tâm khảm mỗi người, thì mỗi câu chuyện kể mang tính chân thực cũng lôi cuốn sự khắc khoải có sẵn trong mỗi một con người, đó là tìm kiếm và gặp gỡ người khác trong mọi lúc và mọi nơi. Đa dạng về sự phong phú, con người đoàn kết và gắn bó trong sự nghèo nàn triệt để của sự hiện hữu, đó là thinh lặng, cầu xin, đợi chờ (x. Bruno Forte 2008).

Mara Borsi, FMA
(www.cgfmanet.org)
(DMA, số 4-2020)

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG