Mỗi môi trường giáo dục đều hỗ trợ việc hội nhập, tạo nên cảm thức cộng đồng, sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau. Đó là chất keo kết dính các mối tương quan xã hội và làm cho chúng được tăng trưởng. Chúng ta chỉ có thể đối thoại và yêu thương khi nhìn nhận người khác là người khác nghĩa là chấp nhận sự khác biệt giữa chúng ta với họ.
Không ai trong chúng ta tránh được việc hít thở bầu khí sợ hãi: sợ người khác, sợ sự khác biệt, sợ người lạ. Xung đột, giận dữ, ngờ vực gia tăng bởi đại dịch và thậm chí cả hận thù ngày càng hình thành và tiếp tục làm ô nhiễm ý nghĩa nhân văn nơi các thế hệ trẻ. Họ dường như không còn sợ hãi những tình tiết tàn ác và bạo lực, được tạo ra từ nền văn hóa tiện nghi làm cho con người chỉ nghĩ đến bản thân, sống trong cái bong bóng xà phòng đẹp đẽ nhưng chỉ là hư vô.
Một chất độc cổ xưa Chúng ta ngày càng quen thuộc với những ngôn ngữ thô tục, la ó bạo lực, những cử chỉ xúc phạm, tranh dành giữa các thể chế. Sự phân biệt đối xử, một căn bệnh tâm linh chỉ có thể được chữa lành khi tin rằng tất cả chúng ta đều là con người và sự sống của mỗi người nam, người nữ phải được đặt lên trên lợi nhuận và sự an toàn. Thật đáng tiếc, người ta ghi nhận rằng chất độc của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục len lỏi vào những vết nứt của xã hội và giữa các dân tộc tạo nên những rào cản và nới rộng sự chia rẽ. Ngày nay, nhiều người bị tước đoạt phẩm giá vì có những khoản đầu tư thiếu kế hoạch; thị trường vô trách nhiệm; tiêu chuẩn sống không giới hạn; hiệu quả kỹ thuật thiếu lương tâm; chính trị không có xã hội; các đặc quyền không chú ý đến việc tái phân phối; phát triển nhưng không có việc làm. Do đó, nhu cầu cấp thiết để bắt đầu mùa lễ hội không phải là kết quả của việc làm từ thiện, Đối với chúng ta là những Kitô hữu, đó là chọn làm chứng cho lối sống của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Kitô hữu là người luôn cố gắng nhường chỗ cho người khác, họ hiểu rằng cách sống và cách suy nghĩ của riêng họ không phải là độc nhất (x. V. Pelvi 2019).
Chúng ta đón nhận nền văn hóa, tôn giáo và tiêu chuẩn đạo đức của người khác mà không thành kiến, không so đo, đặt mình trong sự lắng nghe với sự hiện diện cần đến một lời đáp trả; lắng nghe tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta hãy tự hỏi: Ai là tha nhân của tôi? Sartre đã trả lời: “Tha nhân là địa ngục hay quà tặng là do tôi tự chọn cho mình”. Mỗi người đều là người nhận quà: quà tặng cuộc sống, không đến từ chúng ta mà do người khác quyết định, quà tặng của lời nói khi người khác bắt chuyện với chúng ta; quà tặng của tình bạn là điều không thể thiếu. Ngoài ra còn có các vật dụng, của cải, trái đất và hoa trái của nó. Chúng ta đã lãnh nhận mọi sự. Đón nhận người khác như một quà tặng sẽ góp phần xây dựng tình huynh đệ nhân loại, khởi đi từ sự khác biệt. Đặc biệt là tuyên bố hùng hồn của Hannah Arendt: “Những con người chứ không phải một con người, họ sống trên trái đất và cư ngụ trong thế giới”. Số nhiều không phải là biến thể của những cái giống hệt nhau, như các sản phẩm sản xuất hàng loạt được phân biệt bởi một vài tùy chọn hoặc sự đồng nhất xã hội của những kẻ tìm kiếm sự độc đáo trong một vài chi tiết.
Người khác là sự khác biệt Số nhiều là phẩm chất của sự khác biệt, bắt nguồn từ sự thuộc về chung của gia đình nhân loại và trong khả năng phổ quát nhưng rất riêng biệt của hành động tự do: bắt đầu một điều gì đó chưa từng có trước đây, đem vào thế giới, nhân gấp lên sức sống. Chúng ta là anh em không phải vì chúng ta giống nhau, nhưng vì chúng ta có cùng một Cha, và bởi vì ngang qua chúng ta, sự sống có thể tiếp tục nảy mầm. Chúng ta là anh em trong khả năng tạo ra những điều chưa từng được nghe, làm cho hy vọng được lớn lên, để đem ánh sáng vào thế giới, để “hòa điệu nó”, như Pierre Teilhard De Chardin và Arturo Paoli đã mời gọi (Cf C. Giaccardi 2018). Không có sự thay thế nào giữa sự sống và cái chết, giữa sự phát triển và trì trệ. Những gì không hít thở, không lớn lên, không để cho không khí từ bên ngoài vào thì sẽ bị dập tắt vì ngạt thở. Nếu chúng ta nghĩ đến việc tự cứu mình bằng cách đóng các cánh cửa chính và cửa sổ, bằng cách nâng cao những bức tường, chúng ta sẽ tự xây dựng nhà tù của chính mình. Nhà văn Italo Calvino đã viết: “Nếu bạn dựng một bức tường, hãy nghĩ đến những gì bạn để lại bên ngoài”. Các quyền tự do, bình đẳng về nhân phẩm, sự tôn trọng đối với người khác, sự hợp tác, hội nhập và gắn kết xã hội là những đảm bảo tốt nhất cho một tương lai hài hòa và tiến bộ. Chúng là hoa trái của một tiến trình giáo dục tuy chậm rãi nhưng liên tục.
Ý nghĩa của sự đón tiếp Đón tiếp có nghĩa là tham gia – và trong đó thể hiện một sắc thái khác liên quan đến đạo đức cao quý của lòng hiếu khách – trong thực tế chỉ có thể là một lối giáo dục tốt. Ai đón tiếp thì chia sẻ điều gì đó của riêng họ, trao ban chính mình, mở ra với người khác và trở nên một với người khác. Đón tiếp không phải là cho lưu trú. Đón tiếp là tạo không gian cho cuộc sống của chúng ta, thay đổi những thói quen của chúng ta, để chính mình được đổi mới. Đi vào mối tương quan bởi vì từ “khách” là từ ngữ chỉ sự hỗ tương. Đón tiếp nghĩa là nỗ lực mở ra những cánh cửa ngôi nhà – được hiểu chính xác là nhà, và cũng là trái tim, là gia đình, là đường biên giới – cho những người đang gõ cửa kêu xin sự giúp đỡ, để nghỉ ngơi, để chia sẻ kinh nghiệm, để tạo ra một cuộc trao đổi. Đón tiếp nghĩa là nhận biết người khác. Theo nghĩa là nhìn thấy họ, để quan sát họ và quan sát chính mình qua đôi mắt của họ. Điều này thì dễ dàng khi ở trong sự cộng hưởng và rất ít khi đụng chạm. Đón tiếp nghĩa là lắng nghe không chỉ điều mà chúng ta muốn nghe nhưng cả điều làm chúng ta giận dữ, tổn thương, lo lắng, không đồng thuận và chúng ta muốn im lặng. Đón tiếp nghĩa là hành động để vượt lên trên, ngay khi chúng ta muốn phản ứng, để kìm giữ bản thân và tư tưởng của chúng ta.
Chìa khóa Hội nhập không phải là đồng hóa hay khoan nhượng. Hội nhập là làm nên một phần tích cực, đồng trách nhiệm; là chấp nhận cùng tiến vào một chuyển động quan trọng mà chúng ta không biết trước hậu quả, nhưng nếu chúng ta tham dự với trách nhiệm và sự trung thực sẽ đem lại hoa trái tốt đẹp. Từ quan điểm giáo dục, sư phạm liên văn hóa với những tiến trình của nó là chìa khóa để đón nhận thách thức sự hội nhập giữa những khác biệt. Một phương pháp sư phạm, nghĩa là chú ý đến sự đa dạng của các nền văn hóa, hướng đến tương quan hỗ tương và sự hội nhập. Việc chuyển từ một xã hội đa văn hóa đặc trưng bởi sự hiện diện của các nền văn hóa riêng biệt, sang một xã hội liên văn hóa đặc trưng bởi tương quan và hội nhập của những khác biệt giữa các nền văn hóa, đòi hỏi một kế hoạch mang tính sư phạm. Một kế hoạch hướng đến việc xây dựng và phát triển tư duy rộng mở và linh hoạt; chống lại các giáo điều; giảm sự qui chiếu về chính nó. Như thế, tư duy sẽ có thể nhận ra và hiểu được sự khác biệt và sự tương đồng với các nền văn hóa khác. Ngày nay, liên văn hóa đại diện cho mức độ văn minh quan trọng và phải được thực hiện trong xã hội, trong trường học và trong tất cả các môi trường giáo dục như một kế hoạch xuyên suốt và liên ngành. Cụ thể, phương pháp sư phạm liên văn hóa có mục đích phản ánh về sự đa dạng văn hóa và cách chung về chủ đề của sự khác biệt. Nó quan tâm đến việc tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau và sẵn sàng trao đổi, gặp gỡ nhằm mục đích thay đổi. Trên thực tế, nó hoạt động không chỉ để hội nhập mà còn để tương quan. Do đó, nó nhận ra vai trò không thể loại bỏ của sự khác biệt, để đảm bảo rằng các nền văn hóa khác nhau cùng tồn tại mà không loại trừ nhau. Sư phạm liên văn hóa giáo dục tính linh hoạt trong nhận thức, giúp tháo gỡ các khung suy nghĩ cứng nhắc, đến việc nhận biết và tương tác tích cực với sự đa dạng, và cuối cùng là giáo dục khả năng sống chung với sự không chắc chắn. Mục tiêu của nó là đào tạo những con người có khả năng trí tuệ, chẳng hạn như khả năng giải quyết vấn đề, ý thức về sự tương đối, bối cảnh và tính lịch sử của các nền văn hóa; các mối tương quan này còn gọi là khả năng đối chiếu và đối thoại với người khác, quan tâm đến sự khác biệt, khả năng thấu cảm và thảo luận; các giá trị đó là đoàn kết, chung sống hòa bình và trách nhiệm. Chúng ta được kêu gọi như những nhà giáo dục nam nữ nhằm thúc đẩy nền giáo dục liên văn hóa ở trường học, trong gia đình và trong tất cả các môi trường giáo dục, để giáo dục thế hệ trẻ có khả năng đón nhận và nhận biết những khác biệt.
Mara Borsi, FMA
Nguồn: Tạp chí FMA