“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

HÃY LÀM CHO TRẺ EM VÂNG LỜI BẠN NGAY CẢ TRƯỚC MÁY TRUYỀN HÌNH

Vào tháng 4 năm 1883, tại Saint Thomas de Villeneuve, ở Paris, đám đông dân chúng tụ tập lại để gặp Don Bosco. Thình lình hai em bé len lỏi vào giữa đám đông đang vây quanh ngài dày đặc như một bức tường, không thể xuyên qua được. Với mưu mẹo, chúng lách vào, và với một lô những trò nhào lộn nhỏ mà chỉ trẻ em mới làm được, chúng đến trước mặt ngài.

Qua ánh mắt, người ta đọc thấy niềm vui của chúng. Chúng nhìn Don Bosco và mỗi đứa đưa nắm lấy tay ngài. Don Bosco cũng nhìn chúng mỉm cười; ngài nói với chúng đôi lời âu yếm và tiếp tục lắng nghe người lớn đang lần lượt đến gặp ngài. Còn hai đứa trẻ vẫn luôn nắm chặt tay ngài, chúng không bỏ ra và sung sướng được đứng bên ngài. Cứ thế cho đến khi cha mẹ chúng đến kéo chúng đi, Don Bosco không hề tỏ ra khó chịu: ngài biết làm cho mình được yêu mến cách tự nhiên.

Để làm cho mình được yêu mến, Don Bosco có một ơn đặc biệt: ơn lân quang. Ngài tỏa ra lòng thương mến, ngài thu hút các trẻ em nhờ lòng tốt của ngài. Sau đó, ngài đòi hỏi một điều gì đó, trẻ em sẽ mau mắn nghe lời ngài ngay.


* Ngày nay, cha mẹ thường nói rằng con cái họ không còn vâng lời họ nữa, nhất là khi bảo chúng ngưng xem truyền hình. Đó là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng cũng phải tự hỏi: họ có lo làm cho mình được yêu mến để có thể được vâng lời cách hết sức dễ dàng, khi đòi hỏi con cái họ một hy sinh nào đó, nhất là trước màn ảnh nhỏ không?

* Cho tới nay, các bác sĩ vẫn chưa xác nhận được việc lạm dụng truyền hình có gây tổn hại nào cho cơ thể hay không, nhưng bù lại họ đã ghi nhận được những rối loạn thần kinh, chẳng hạn như mắt chớp, giấc ngủ dằn vặt và lo âu, nóng nảy, v.v.

Các bác sĩ của nhà trường phàn nàn về tình trạng phạm lỗi thường xuyên của những học sinh dán mắt vào truyền hình. Khi cha mẹ đặt chúng trước màn ảnh truyền hình ngay từ nhỏ để chúng giết thời giờ và để khỏi phải trông nom chúng, chúng sẽ sớm mắc phải chứng đam mê đặc biệt: không thể nào rời khỏi máy truyền hình được nữa, chúng bị dán chặt vào đó hệt như cha mẹ chúng vẫn làm khi họ chán chường và thụ động.

* Lời khuyên số một là: không nên để các cháu nhỏ ở không trước màn ảnh nhỏ; và không bao giờ để các cháu nhỏ chưa đến tuổi đi học ở một mình trước màn ảnh ấy.

* Có những cha mẹ, triệt để cấm những đứa con nhỏ của họ xem truyền hình và coi đó là một nguyên tắc, một mệnh lệnh không thể sửa đổi, đang khi đó họ lại có đặc quyền ngồi nhiều giờ trước máy truyền hình. Làm như thế là không biết giáo dục và gây phương hại cho sự hòa thuận trong gia đình một cách không thể cứu vãn được.

Trong một nước lớn nọ có 20.000 thanh thiếu niên được hỏi họ nghĩ gì về thái độ của cha mẹ đối với màn ảnh nhỏ. Đại đa số phải đau khổ vì sự đam mê của người lớn đối với truyền hình. Đây là một câu trả lời: “Kể từ khi chúng tôi có máy truyền hình, chúng tôi không còn có một nếp sống gia đình nữa. Cha mẹ không còn một phút dành cho chúng tôi. Cái gì cũng phải làm vội vàng để khỏi mất một chút nào của chương trình. Phải ăn lẹ và chúng tôi không có quyền hỏi cha mẹ một câu hỏi nhỏ nào nữa”.

* Đương nhiên cha mẹ phải lượng định việc giải trí, và trong một vài trường hợp, phải khước từ. Những đứa con yêu thương cha mẹ, sẽ hiểu sự khước từ và cũng có thể tự mình khước từ không xem một chương trình mà nó được cho biết tại sao cha mẹ lại cấm. Tất cả đều lệ thuộc vào mức độ của tình thương mà cha mẹ có đối với con cái mình: chỉ có thế họ mới làm cho mình được vâng lời.

Don Bosco thường lặp lại: “Trước hết phải làm cho mình được thương mến, rồi sẽ rất dễ dàng làm cho mình được vâng lời”.

Tác giả: Lm. Carlô Ambrôgiô SDB
Người dịch: Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB

 

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG