“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

HÃY GIÚP TRẺ TRAU DỒI THÁI ĐỘ ĐỒNG CẢM VỚI NGƯỜI KHÁC

Đó là một trong những điều quan trọng mà chúng ta – các nhà giáo dục – có thể giúp trẻ phát triển theo thời gian.


Đồng cảm là thái độ thông cảm những gì người khác đang cảm thấy. Đó là thái độ vui khi người khác tốt lành, và cảm thấy buồn khi người khác đau khổ. Thái độ này của trái tim đối lập với những gì mà nhiều người trẻ trải qua: hồ nghi, ích kỷ, dửng dưng, đố kỵ. Sự đồng cảm như một cách giải cứu và cho phép mình xem người khác không phải là kẻ thù mà là một người là “đồng loại”, một người anh – chị – em. Người cha hoặc người mẹ, giống như một người chỉ huy dàn nhạc, sẽ cho phép mỗi đứa trẻ chơi phần bè riêng của chúng, nhưng trên hết, sẽ hướng dẫn cách để bài nhạc được phát ra một cách hài hòa và trọn vẹn.

Chỉ ra điểm yếu của bản thân sẽ giúp người khác học cách trở nên nhân văn hơn

Cha mẹ cần phải công nhận bằng lời nói của họ – không phải là những lời tâng bốc giả dối – về những phẩm chất đa dạng và phong phú của mỗi đứa trẻ. Họ cũng có trách nhiệm phải kín đáo và thận trọng chỉ ra những điểm yếu của chúng, không chỉ đơn thuần là xác định những mặt tiêu cực, mà còn phải làm cho mỗi thành viên cảm thấy có trách nhiệm và trách nhiệm đối với sự phát triển của những người khác trong nhóm. “Tôi có thể giúp bạn điều gì đó, cũng như bạn có thể giúp tôi điều gì đó”.

Chúng ta không còn thờ ơ với nhau, được sống với nhau không phải là tình cờ, nhưng được Thiên Chúa chọn để cùng nhau lớn lên trong sự thật. Cha mẹ phải dạy con cái họ cách nhìn người khác và cho phép chúng sống đúng như bản chất của chúng, với những phẩm chất, điểm yếu và hạn chế đặc biệt của chúng. Sự hòa hợp được trải nghiệm trong một gia đình khi người có thẩm quyền nhất đang phục vụ người thấp kém hơn. Điều này ngụ ý như là sự đầu tư thời gian cho người kia, đặt câu hỏi cho họ, nó ngụ ý sống cùng nhau –  không chỉ đơn thuần là ở cạnh nhau.

Cha mẹ cũng nên giúp cho trẻ thấy rằng việc bộc lộ điểm yếu của bản thân là cách giúp người khác học cách trở nên nhân văn hơn. Chính sự phụ thuộc, đơn giản và mộc mạc của trẻ nhỏ đã khiến tâm hồn của những người trưởng thành được lớn lên; chính căn bệnh nghiêm trọng của một người đã mở rộng trái tim của người khác trước đau khổ và phát triển khả năng giúp đỡ của họ.

Nếu không có những kinh nghiệm này trong gia đình, một người có thể dễ dàng bị rơi vào tình trạng ham muốn và lạm dụng quyền lực dẫn đến việc họ làm hại người khác. Chúng ta hãy cố gắng học cách đồng cảm với những người yếu đuối nhất trong chúng ta!

Inès de Franclieu
Gia Thi lược dịch

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG