DON BOSCO: NHÂN CÁCH & SỰ THÁNH THIỆN
Pietro Brocardo, SDB
Dịch theo bản Anh ngữ: “Don Bosco deeply human and deeply holy”
của Abraham Kadaplackel
Don Bosco Publications, Madras
LỜI TỰA
Cuốn sách này là để đáp ứng nguyện vọng của một số bạn muốn có một tác phẩm thuộc loại này. Sách được viết trước hết cho các thànnh viên trong gia đình Salêdiêng, nhưng nó có thể đem lại lợi ích lớn lao cho bất cứ ai bằng cách này hay cách khác bị thu hút bởi khuôn mặt của Don Bosco.
Sách này tập trung phân tích nhân cách phi thường của Don Bosco, vừa thật nhân bản, vừa thật thánh thiện. Đương nhiên, do bản chất khiêm tốn của nó, sách không nói cạn hết được chủ đề. Sách gồm hai phần. Phần đầu phân tích các cá tính của nhân cách thánh nhân, phần hai đi sâu vào những chiều kích lớn của sự thánh thiẹân ngài.
Đây không hẳn là một trước tác, vì tôi đã sử dụng hết sức thong dong tất cả các nguồn tài liệu có sẵn: các tư liệu có trong án phong chân phước và hiển thánh, một ít tài liệu trong các văn khố, các văn kiện chính thức của Tu hội Salêdiêng và cả đống sách báo viết về Don Bosco. Tôi thêm vào đó những suy tư riêng của mình. Để tránh cho cuốn sách khỏi nặng nề, tôi đã không ghi những cước chú cho những lời tôi trích dẫn của Don Bosco hay của những người khác. Độc giả có thể an tâm rằng mọi lời trích trong ngoặc kép đều là xác thực. Đương nhiên có những chỗ tôi sửa đổi đôi chút cho dễ hiểu hơn, nhưng những sửa đổi không thay đổi mảy may nội dung của một câu nói.
Hy vọng cuốn sách này sẽ hữu ích phần nào. Tuy nhiên mong ước lớn hơn của tôi là cuốn sách có thể giúp độc giả tìm tới tận các nguồn, hầu hiểu biết Don Bosco tận bề sâu. Sự hiểu biết như thế sẽ dẫn đến lòng mến chuộng một vị thánh đang hết sức thích hợp với chúng ta ngày nay.
NHẬP ĐỀ
Vị thánh cho suốt nửa thế kỷ
Don Bosco được Đức Thánh Cha Pio XI phong Hiển thánh ngày lễ Phục sinh, 1 tháng 4 năm 1934, cũng là ngày bế mạc năm thánh cứu độ đặc biệt. Năm mươi năm đã qua kể từ cái biến cố làm nên thời kỳ ấy, thiết tưởng không những thích hợp mà còn cần thiết phải học lại hạnh sử của thánh nhân, đặc biệt chú ý tới sự thánh thiện của ngài.
Một khảo luận về sự thánh thiện sẽ chỉ thu hút được rất ít độc giả ở thời đại đầy biến đổi của chúng ta. Thời đại này, chúng ta đã chinh phục được các hành tinh, chúng ta đang có một cái nhìn mới về con người, vũ trụ và lịch sử. Thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng quá trình nhân vị hóa, xã hội hóa, tục hóa và tự do. Nói theo cha Egidio Viganò, Bề trên Cả Tu hội Salêdiêng, “Ngay hai tiếng thánh thiện cũng có thể bị ngộ nhận bởi một não trạng méo mó, mà não trạng này lại khá phổ biến, nó là con đẻ của một môi trường mà trên bình diện văn hóa dễ bóp nghẹt nội dung đích thực của hai chữ thánh thiện. Thánh thiện có thể bị ngộ nhận như là một thứ linh đạo trốn tránh thực tại, một thứ tu đức mà chỉ có những bậc anh hùng mới đạt được, một thứ cảm giác xuất thần khinh rẻ hoạt động, kèm theo một não trạng cổ hủ trước những giá trị đang được nền nhân học hiện hành quảng bá. Lối hiểu lệch lạc về sự thánh thiện như thế quả rất đáng buồn”.
Thế nhưng, khi ta bắt gặp một vị thánh trung thực thì cái quan niệm lệch lạc, hỗn độn và méo mó ấy về sự thánh thiện đột nhiên biến hẳn. Pascal viết : “Các thánh có vương quốc riêng, các ngài có hào quang riêng, chiến thắng riêng và sự vĩ đại riêng của các ngài”.
Sự bí nhiệm của các thánh tạo được sức thu hút ghê gớm, như trong trường hợp của Don Bosco, đến độ đánh động cả những người vô tín ngưỡng.
Người ta đã nói và viết rất nhiều về sự thánh thiện, gạt ra một bên những tranh luận sách vở, chúng ta chỉ nói cách đơn sơ rằng sự thánh thiện là một quà tặng của Thiên Chúa và một cam kết của con người, nó không là gì khác hơn “Một đời sống đồng hình đồng dạng với hình ảnh Con của Người” (Rm 8, 29), “Đấng Thánh độc nhất”, “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1, 24), nhờ Thánh Thần của Người và nhờ động năng của các nhân đức đối thần. Thánh thiện là sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi trong chúng ta và của chúng ta trong Thiên Chúa. Mọi người đã chịu thanh tẩy mà sống trong tình trạng ân sủng thì đã là thánh rồi, cho dẫu không ở cùng một mức độ.
Khi nói Don Bosco là một vị “Thánh”, chúng ta có ý nói rằng ngài đã sống đời thanh tẩy với chiều sâu và quyết tâm cao, và ngài đã đạt tới mục tiêu mà Hiến chế tín lý Lumen Gentium nêu lên cho mọi tín hữu: “Sự sung mãn của đời sống Kitô hữu, và sự trọn lành của đức ái, tâm điểm và bản tóm của lề luật”, “Sự kết hợp trọn hảo với Đức Kitô” (LG 40. 50).
Sự sung mãn này bao hàm việc tử đạo và sự anh huùng đích thực và hiện thực, mà Đấng Tử Đạo chí thánh là nguyên mẫu. Theo bước chân Người và cùng với Người, các vị tử đạo khác đã nêu cao chứng tích tối thượng của đức tin và đức ái bằng cách đổ máu đào.
Chiếu theo các ý tưởng và tiêu chuẩn được gải thích rộng rãi trong án phong chân phước và hiển thánh, cũng có những bậc anh hùng kiểu khác trong hàng ngũ các tín hữu Chúa Kitô. Don Bosco là một trong số những người như thế. Có những người nam cũng như nữ đã thực hành các nhân đức đối thần và luân lý, suốt cả đời cho đến chết, ở một mức độ cao vời, nghĩa là vượt trên mức độ của các tín hữu bình thường, và các ngài thực hành như thế cả trong các cơn khốn khó và nghịch cảnh. Ngày nay người ta nhìn nhận rằng việc chu toàn các bổn phận đấng bậc mình một cách hoàn hảo trung thành và bền bỉ là cả một sự anh hùng đích thực, và là một tiêu chuẩn chân chính của sự thánh thiện. “Cả những bổn phận bình thường nhất cũng có thể trở nên cao cả khi được chu toàn với sự trọn lành của các nhân đức Kitô giáo” (Đức Piô XI). Trong viễn tượng này, Don Bosco thật là một vị thánh vì đời sống của ngài quả là rất mực anh hùng.
Đời sống thứ hai của Don Bosco
Phong thánh không phải là một cuộc tôn vinh cao nhất của một Kitô hữu. Đúng hơn, nó là khởi điểm cho một cuộc sống thứ hai trong lịch sử của Hội thánh và của thế giới. Thực vậy, Vaticano II dạy rằng : “Từ sự thánh thiện, một lối sống nhân bản hơn được đề cao trong xã hội loài người” (LG 44).
Ngay khi mới qua đời, Don Bosco đã sớm bắt đầu cuộc sống thứ hai của ngài, tuy rằng cuộc sống ấy chưa có được sự sung mãn và phổ quát mà việc phong thánh sẽ đem lại. Từ đây trở đi, Don Bosco sống mãi trong nền phượng tự. Thực vậy, việc phong thánh tức khắc tuyên bố sự tôn sùng của các tín hữu. Công thức phong thánh tuyên bố : “Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh và duy nhất, chúng tôi tuyên bố và xác định rằng chân phước Gioan Bosco là một Hiển thánh và chúng tôi kể Ngài vào hàng ngũ các thánh, đồng thời thiết lập việc kính nhớ Ngài với lòng hiếu thảo và tôn kính cho toàn thể Hội thánh”. Thực ra chúng ta không kính nhớ hết mọi vị thánh, song chỉ những vị đã được tôn phong hiển thánh mà thôi. Trong ý tưởng của Hội thánh, việc tôn kính các thánh là điều quan trọng vì nó giúp chúng ta sống mối hiệp thông huyền nhiệm với các Ngài. Tôn kính Don Bosco cũng như vậy.
Don Bosco được kính nhớ trong phụng vụ của Hội thánh kể từ Chúa nhật Phục sinh năm 1934. Toàn thể Hội thánh kính nhớ Thánh nhân. Những ai bị thu hút bởi đoàn sủng của Ngài đều cầu khẩn với Ngài, tôn kính Ngài và kêu cầu Ngài như một Vị chuyển cầu mạnh thế với Thiên Chúa. Lễ của Ngài được cử hành tại nhiều thánh đường các nơi. Những ngày này, nhiều người cử hành bí tích hòa giải và rước lễ. Don Bosco từng kiên gan bền chí khắc ghi việc thực hành hai lòng sùng kính này. Đó thực là cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu trong lòng họ.
Hơn cả những điều ấy, ngày lễ Don Bosco là môt dịp lễ hội của giới trẻ. Giới trẻ ngày nay, cũng như trước kia, tung hô ngài và kêu cầu ngài với tước hiệu là “Thầy hướng đạo”, “Bạn” và “Cha”. Hành vi yêu mến dâng về Don Bosco luôn luôn là một hành vi yêu mến dâng lên Thiên Chúa. Trong việc tôn sùng các thánh, mọi hành vi yêu mến đều hướng về Chúa Kitô, “Triều thiên của tất cả các thánh” và nhờ Ngài mà hướng về Thiên Chúa (LG 50).
Don Bosco sáng lên như mẫu mực cho đời sống Kittô hữu. Hội thánh đã công khai nhìn nhận ngài như là một gương mẫu bằng việc phong thánh cho ngài, và nêu ngài như là “nguyên mẫu” cho chúng ta bắt chước.
Việc noi gương các Thánh có tầm quan trọng lớn cho Hội thánh. Các thánh là hiện thân của một lý tưởng đời sống Kitô hữu và các ngài vạch ra cho thấy con đường phải đi để đạt tới lý tưởng ấy. Đời sống của Don Bosco là một Tin Mừng thứ năm thúc đẩy chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn. Người xưa thường gọi đời sống của nhiều thánh phụ trong sa mạc là “Lời”. Cũng phải gọi đời sống của Don Bosco như vậy. Đời sống ngài quả thật là một “dấu chỉ” sờ thấy được về những biến đổi kỳ diệu mà Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong lòng con người. Thế thì chúng ta có thể nói được rằng con người thời nay là những kẻ không quan tâm gì tới “những lời nói”, nhưng muốn có những “hành động” và “chứng từ”, họ có thể tìm thấy ý nghĩa nơi đời sống của Don Bosco. Quả thực như Maritain nói, những con người thời nay đòi “những dấu chỉ”, trên hết là những dấu chỉ khả giác về thực tại của những điều Thần linh. Họ muốn có một đức tin sống động, hiên thực và thực tiễn, tin Thiên Chúa phải có nghĩa là sống làm sao để chứng tỏ được rằng không thể sống được nếu Thiên Chúa không hiẹân hữu.
Đời sống của Don Bosco là một câu trả lời cho cuộc tìm kiếm ấy của con người thời đại.
Don Bosco còn sống mãi trong sứ mệnh và sự nghiệp của ngài, ở đó có sự hiện thân của ngài. Chắc hẳn cái chết đã không chấm dứt sự phát triển kỳ diẹâu các công cuộc của ngài. Nhưng chỉ sau khi ngài được phong hiển thánh, các công cuộc ấy mới được đóng dấu ấn vĩnh viễn của sự thánh thiện đối với một dòng tu, việc phong thánh cho Đấng sáng lập dòng còn quan trọng hơn cả việc phê chuẩn tu luật, vì qua việc phong thánh ấy, Đấng lập dòng có được mọât thẩm quyền không thể bắt bẻ.
Một khuôn mặt tiêu biểu cho “Trường phái thánh thiện Torino”
Thánh thiện không thể đo lường được. Chỉ mình Thiên Chúa biết được chiều sâu và bí mật của sự thánh thiện. Tuy nhiên có những vị thánh suốt đời đứng sau hạâu trường, trong khi những vị thánh khác do bởi những cống hiến nổi bật cho Hội thánh và xã hội, lại thu hút sự chú ý của tín hữu. Chắc chắn Don Bosco thuộc loại thứ hai này. Đức Ông Giuse de Luca, một học giả uyên bác và lỗi lạc, một người am tường về đời sống tôn giáo của nước Ý, đã viết về ngài như sau : “Trong lịch sử nước Ý thế kỷ XIX, Gioan Bosco về phương diện thánh thiện không thua kém gì Alexandro Manzoni trong lãnh vực văn chương và Camillo di Cavour trong chính trị, và điều này có ý nghĩa nhiều lắm”.
Lối so sánh này còn phải tranh luận. Tuy nhiên, sự thật vẫn đứng vững là Don Bosco quả là một trong những khuôn mặt tiêu biểu nhất của cái từng được gọi là “trường phái thánh thiện Torino”. Trong khoảng thời gian chưa đầy mọât thế kỷ, trường phái này đã sản sinh ra trên 60 vị thánh, chân phước và đầy tớ Chúa. Mẫu số chung của các Vị này có thể tóm gọn trong hai chữ: Lao động và cầu nguyện. Theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn, trường phái này được biểu trưng bằng chủ thuyết hòa hợp (Syncretism) và thực dụng (Pragmatism). Như thế, nó bắt nguồn sâu đậm từ tính khí của người miền Piémont. Thêm vào đó, trường phái còn nổi bật về sự quân bình thực tiễn của lương tri, về tinh thần truyền thống, không gạt bỏ óc sáng tạo liều lĩnh và tinh thần sáng kiến lớn lao. Nó còn cho thấy rõ môt năng lực đáp ứng tích cực các nhu cầu của Hội thánh, đồng thời biết lưu tâm tới các dấu chỉ của thời đại. Thành viên của trường phái này phần đa là các linh mục. Đức Phaolô VI trong bài diễn từ lễ phong Chân phước cho cha Lêonardo Murialdo đã vẽ ra một bức tranh rõ nét “trường phái thánh thiện Torino” ở thế kỷ trước đã cống hiến cho Hội thánh một linh mục thánh thiện biết trung thành với giáo lý lành mạnh và truyền thống chân chính, một con người của kinh nguyện và khổ chế, trung thành hoàn toàn với nếp sống vạch ra cho các linh mục. Tuy nhiên, cũng chính vì ngài trung thành, ngài cảm thấy nguồn năng lực và nhiệt tình mới bừng lên trong lòng ngài, và ngài hiểu ra rằng có nhiều vấn đề thạât cấp bách và nghiêm trọng quanh ngài đang đòi ngài phải chú tâm tới. Chúng ta sẽ không đi tìm những ý tưởng mới lạ nơi ngài, phải hơn, chúng ta sẽ tìm kiếm nơi ngài những đường lối mới để làm việc tông đồ. Hành đọâng và lao động là những cái làm ngài nổi bật lên. Được Thánh Thần thúc đẩy từ bên trong và được mời gọi từ bên ngoài tìm ra những đường lối mới để thực thi Đức ái. Vị linh mục lý tưởng này, hiến mình cho những vấn đề thực tiễn. Thế là, không dựa vào nguồn lực nào khác ngoài nguồn lực của Chúa Quan phòng, ngài lao mình vào một cuộc mạo hiểm mới, ngài lập một Tu hội mới theo mẫu của sự trung thành trước kia của ngài và dựa theo những đòi hỏi hiển nhiên và cấp thiết của sự tiến bộ nhân loại”. Điều này cũng đúng cho Cottolengo và Cafasso là những vị đã được phong Hiển thánh. Đúng cho cả Allamano và Lanteri là những người nối gót. Nhất là đúng với Don Bosco, khuôn mặt vĩ đại và tiêu biểu mà tất cả đều rất quen thuộc.
Tinh thần gia đình thật trổi vượt trong trường phái Torino và rất nhiều điều giống nhau nơi các Đầy tớ Chúa, không có nghĩa là có sự đồng điệu. Mỗi vị thánh có hình ảnh riêng, phong cách riêng, cá tính riêng, và mỗi vị thực thi một sứ mệnh riêng của mình. Các ngài ngang tầm nhau nhưng lại khác nhau. Chẳng hạn, Don Bosco không phải là Cafasso, cho dầu là xét về những thiên phú nơi bản thân hay lịch sử, hoặc xét trên sự kiện ngài là Đấng sáng lập ra một Tu hội. Là Đấng lập dòng có nghĩa là có một chiều kích đặc biệt về sự thánh thiện và có một đặc sủng riêng. “Chính đặc sủng của các vị lập dòng là một kinh nghiệm về Thánh Thần, được truyền cho các đồ đệ để họ sống, bảo tồn, đào sâu và không ngừng làm phát triển đặc sủng ấy sao cho phù hợp với thân mình Chúa Kitô liên tục trên đà tăng trưởng” (Mutuae Relationes, 11).
Vị thánh cho mọi thời
Don Bosco vừa là một vị thánh của quá khứ vừa là lời triệu báo liên tục về những gì Thiên Chúa muốn có trong lịch sử. Phải thấu hiểu ngài trong bối cảnh lịch sử, bởi lẽ lịch sử có khả năng rọi sáng lại quá khứ đã xảy ra, mà không làm lu mờ nó. Trên quan điểm này, Don Bosco là và sẽ mãi mãi là một vị thánh tiêu biểu cho miền Piémont thuộc nước Ý thời phục hưng, giống như thánh Inhaxio Loyola là vị thánh tiêu biểu miền Basque của Tây Ban Nha thế kỷ XVI. Ngài nhạy bén trước nền văn hóa đang ló dạng cần đến một sự tô điểm của Tin mừng, nhạy bén trước những phù phiếm và những bất trắc, nhạy bén trước những sự dữ cần phải đấu tranh, ngăn ngừa và chặn đứng, và vô cùng nhạy bén trước những nhu cầu của cuọâc sống tôn giáo và Hội thánh thời ngài, mọât Hội thánh đang bị tấn công nơi người lãnh đạo và nơi các cơ chế của mình. Việc học hỏi về Don Bosco của ta phải phân tích “Don Bosco toàn diện”, nghĩa là tất cả những gì 72 năm rưỡi của cuộc đời và sự đào luyện liên lỷ của chính ngài đã tạo nên nơi ngài. Lúc đó ta sẽ thấy rõ ngài được đào tạo theo nền thần học và linh đạo của thời ngài, ta cũng sẽ thấy rõ ngài đã chia sẻ ý thức của Hội thánh về chính mình dưới thời Giáo hoàng của Đức Piô IX như thế nào, và làm sao một số thái độ của ngài phản ánh sự đào luyện giáo sĩ mà ngài đã nhận được ở thời đại phục hưng.
Tưởng nhớ mọât người không phải là khảo cổ học. Việc tưởng nhớ ấy phải được nhìn dưới ánh sáng lịch sử, cũng phải đọc lịch sử trong viễn tượng tiên tri để coi lịch sử như nơi tàng chứa những giá trị vĩnh hằng và bất biến. Nhìn Don Bosco trong viễn tượng ấy, ta dễ tìm được nơi ngài những ý tưởng thường hằng của Thiên Chúa, một tính khí và tinh thần cởi mở cách năng động trước tương lai và thực tại sống còn của sứ mệnh ngài.
Giáo hội đã rút ra những yếu tố tích cực ấy từ con người lịch sử và giới thiệu cho thời đại chúng ta và cho nền văn hóa của chúng ta.
Đức Giáo hoàng Phaolô VI nói: “Những nguyên tắc Kitô giáo và nhân bản mà Don Bosco lấy làm cơ sở cho những trực gác giáo dục của ngài chứa đựng những giá trị không bao giờ lỗi thời vì chúng là mẫu mực vô song về nền nhân bản sư phạm Kitô giáo… cắm rễ sâu trong Tin mừng”.
Những trang sách sau đây là mọât cố gắng nhằm làm nổi bật một số những yếu tố vĩnh hằng nơi sự thánh thiện của Don Bosco, trong khi nhấn mạnh đặc biệt trên sự năng động tông đồ của ngài và “ơn hợp nhất”, nhờ đó ngài biết kết hợp môt cách sinh động kinh nguyện vào lao động. Don Bosco là một vị thánh hoạt động, đó là điều không thể chối cãi.
Vị thánh hoạt động
Nhìn ngược trở lại, chắc chắn chúng ta có thể quả quyết rằng Don Bosco không những là khởi nguồn của mọât hậu duệ thiêng liêng đông đúc, mà còn là khởi nguồn của mọât nền “linh đạo” đích thực và chuyên biệt trong Giáo hội. Các cuộc nghiên cứu đều chứng minh đây là một trường phái linh đạo chân chính. Mọât linh đạo tông đồ hay linh đạo hành đọâng như người ta thích gọi thế.
Linh đạo của hành động trong bối cảnh văn hóa ngày nay có thể gặp nguy cơ bị ngộ nhận. Thực vậy, có nhiều người nghĩ rằng hoạt động là con đường duy nhất trong đó con người giải thích chính mình và tác động trên chính mình, trên kẻ khác và thế giới. Các việc thực hành và thực hành đúng đắn luôn luôn là tiêu điểm trong thần học về linh đạo, là khoa học về hoạt động của con người được Thánh Thần làm cho sống động.
Giáo hội không lạ lẫm gì trước vấn đề này như được thấy rõ nơi lịch sử của các vị Đại tông đồ trong các thế kỷ trước. Trong một thế giới đặt nặng về những từ như thực hành, lao động, hành động, hoạt đọâng, thì đời sống của Don Bosco có thể làm một khuôn mẫu cho tất cả những ai muốn dấn mình một cách tích cực để xây dựng mọât thế giới phù hợp với tầm vóc của một con người được thấm nhập bởi Thần Khí của Tin Mừng, bởi vì đường lối hoạt đọâng của người ấy được buộc chặt vào với công trình cứu chuộc của Thiên Chúa, và tùy thuọâc vào công trình ấy.
Hành động là một chiều kích sơ đẳng của đời sống, không thể định nghĩa nó mọât cách khắt khe được. Tuy nhiên, ta có thể nhìn ra nơi nó mọât cặp chuyển động: một chuyển động nội tại lý giải và điều khiển các hành đọâng và công việc ngoại tại, và mọât chuyển động trực tiếp nhắm biến đổi sự vạât. Chỉ có loại chuyển đọâng thứ nhất là thực sự hoàn thiện hóa con người và các giá trị của nó. Giá trị của Don Bosco, không chỉ ở những gì ngài làm và truyền lại, nhưng nhất là ở cái ngài là và ở cái ngài có ý hoàn thành. Đấy là đường lối đúng đắn để đánh giá ngài.
Cái trục của sinh lực thiêng liêng
Người Kitô hữu hôm nay thấy khó kết hợp một cách hữu hiệu với đời sống hoạt động, tình yêu Thiên Chúa với tình yêu tha nhân, kinh nguyện với lao động, hoạt động với chiêm niệm. Họ có thể tìm thấy một khuôn mẫu cụ thể để làm việc ấy nơi Don Bosco, một con người biểu hiện sự thống nhất ấy trong một đời sống chìm ngập hoạt động.
Không hề có sự phân hóa hay chia cắt nơi nội tâm ngài, mà chỉ có “ơn hợp nhất” hoàn hảo, Thiên Chúa là trung tâm và trục chính của đời sống ngài. Là mọât vị thánh hoạt động, ngài chắc chắn không bỏ bê kinh nguyện, nhưng biết cách làm cho hoạt động trở thành khung cảnh thường xuyên để ngài gặp gỡ Thiên Chúa. Ngài đánh giá cao năng lực của kinh nguyện là làm cho phong phú và hoàn thiện, nhưng ngài biết rằng hoạt đọâng cũng làm phong phú và hoàn thiện. Đường lối bí tích của ngài để “là Hội thánh” (Being the Church) hệ tại chính ở mối dấn thân của ngài để “hành động như Hội thánh” (To act like the Church). Ngài biết rằng luôn luôn có mọât mối liên hệ biẹân chứng giữa kinh nguyện và lao động : Cái này qui chiếu về cái kia và ngược lại. Ngài còn biết rằng mối liên hệ này được điều hòa bởi thánh ý Thiên Chúa, Chủ Tể Tối Thượng. Chúng ta sẽ bàn về điểm này đúng chỗ của nó.
Về mối kết hợp tận căn của ngài với Chúa Kitô, Đấng là của “Hôm qua, hôm nay và muôn đời”, Don Bosco là một vị thánh cho mọi thời đại. Đương nhiên các vị thánh trong tương lai sẽ có các cá tính và kích thước khác với các vị thánh của quá khứ. Thế nhưng một điều chắc chắn là điều này không tạo nên mảy may mọât biến đổi cốt yếu nào. Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn cùng với Hồng y De Lubac rằng, vị thánh của ngày mai, giống như vị thánh của hôm qua, sẽ vẫn là “nghèo khó, khiêm nhường và thoát mọi dính bén. Ngài sẽ có tinh thần của các mối phúc thật. Ngài sẽ không nguyền rủa hay tâng bốc. Ngài sẽ yêu thương, ngài sẽ bước theo Tin mừng sát từng chữ, nghĩa là mọât cách nghiêm ngặt. Nhờ một thứ tu đức khắt khe, ngài sẽ tự giải phóng khỏi chính mình. Ngài sẽ thừa kế toàn thể đức tin của Israel, nhưng sẽ nhớ rằng đức tin đã được truyền lại qua Chúa Giêsu Kitô. Ngài sẽ vác lấy Thập giá của Đấng Cứu thế và sẽ cố gắng bước theo Người”.
Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng Thánh nhân không bao giờ lỗi thời : “Các ngài luôn là những người Nam, những người Nữ của ngày mai, những con người của tương lai Tin mừng cho loài người và Hội thánh, các ngài là những chứng nhân cho thế giới tương lai”. Sự kiện Don Bosco vẫn còn đang thu hút đông đảo giới trẻ và tín hữu về với ngài chứng tỏ ngài có một cái gì vượt quá các thời đại. Những ai sống trong gia đình của ngài hay những ai muốn ở với ngài có thể an tâm nhạân lãnh sứ điệp về sự thánh thiện của ngài – đơn sơ và sâu sắc, thôi thúc và đẹp đẽ, cho dù sứ điệp ấy đòi hỏi hy sinh. Don Bosco, con người thật dễ thương và biết cảm thông, muốn rằng “chúng ta ở đời nhưng không chạy theo thói đời, không là khách lạ nhưng là những con người mang một căn cước chuyên biẹât, không lạc hậu nhưng là những tiên tri cho thực tại cánh chung của sự Phục sinh, không phải những con người thích chạy theo cái mới lạ, mà là những tác nhân can đảm của sự canh tân đầy lao nhọc, không là những kẻ né tránh những thăng trầm của nhân loại mà là những người lãnh đạo của lịch sử cứu độ. Việc chúng ta bước theo Chúa Kitô theo tinh thần của Don Bosco đòi chúng ta sử dụng mọi cơ hội, biến cố và dấu chỉ của thời đại, kể cả những hoàn cảnh bất lợi và bất công nhất, hầu tăng trưởng và giúp người khác tăng trưởng trong sự thánh thiẹân” (Egidio Viganò). Món quà to nhất ta có thể tặng kẻ khác chính là sự thánh thiện của ta.
PHẦN 1: CÁ TÍNH
CHƯƠNG 1: CUỘC PHẤN ĐẤU ĐỂ NÊN THÁNH
“Chúng ta muốn biết gì về mọât chân phước, một vị thánh”. Đức Phaolô VI nêu câu hỏi trong bài diễn từ đọc khi phong chân phước cho cha Leônardo Murialdo, đã được chúng ta nhắc đến trên kia. Và ngài trả lời: “Nếu đầu óc chúng ta chú trọng đến cái hiếu kỳ bên ngoài, và nếu chúng ta đi theo đường lối sùng mộ ngây thơ của thời trung cổ, có lẽ chúng ta sẽ đi tìm những đặc ân phi thường, những hiện tượng huyền bí, những phép lạ và những biến cố ngoại thường nơi mọât con người được tán dương tột độ như thế. Tuy nhiên, chúng ta ngày nay ít háo hức hơn về những biểu hiện lạ lùng của đời sống Kitô hữu; chúng ta thích tìm hiểu khía cạnh nhân bản của vị thánh hơn là phần bí nhiệm hay tu đức của ngài. Chúng ta thích tìm xem các thánh có cái gì chung với chúng ta hơn là cái làm các ngài khác chúng ta; chúng ta muốn đưa các ngài xuống ngang tầm với chúng ta, xuống tầm mức của con người bình thường, lăn lộn trong các công chuyện ở đời, nhiều khi không có tính xây dựng bao nhiêu. Chúng ta muốn nhìn thấy các ngài như những người anh em cùng lao mình vào cuộc chiến đấu của chúng ta, thậm chí trong sự khốn nạn của chúng ta, như thế chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái chung sống với các ngài. Chúng ta thích nhìn thấy các ngài cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi trong vận mệnh chung của nhân loại”.
Đời sống của Don Bosco đầy dẫy những cái siêu nhiên lạ thường. Chúng ta sẽ nói tới điều đó sau này. Bây giờ chúng ta sẽ nhìn ngắm khía cạnh nhân bản của ngài. “Ngài là một con người như chúng ta”, hầu như là một giữa chúng ta. Bởi thế ngài cũng chịu những giới hạn của bản tính tự nhiên. Ngài cũng chịu sự cám dỗ của thế gian và ma quỷ.
Trong bối cảnh ấy, khi chúng ta nhìn đến những giới hạn thuộc bản tính nhân loại của ngài và những việc ngài đã cộng tác với ơn thánh như thế nào để lướt thắng những giới hạn ấy, chúng ta tìm được nguồn khích lẹâ trong sự yếu đuối của mình. Giống như cả những vị thánh khác, Don Bosco không phải bẩm sinh đã là thánh. Ngài đã trở thành một vị thánh nhờ việc phó thác mình cho quyền năng của Thánh Thần, từ khước chính mình và tiến đến đỉnh cao thánh thiện.
Giờ đây chúng ta chỉ đề cập đến một ít những cố gắng của ngài trong cuộc phấn đấu ấy để trở nên một vị thánh.
Một tính khí rất khó
Tuy được phú bẩm với những đức tính nhân bản hiếm có, Don Bosco không phải tự bẩm sinh đã là một Don Bosco kiên nhẫn, hiền lành và dịu dàng như chúng ta từng biết. Chúng ta dám nói rằng trong hai người con của mẹ Margaritta là Giuse và Gioan, người thứ nhất là Salêdiêng hơn khi đem so sánh với người thứ hai. Giuse tỏ ra là một đứa trẻ kiên nhẫn, hiền lành, dễ thương và dịu dàng; cạâu vẫn giữ được những đức tính ấy suốt đời. Cậu thường đi bước trước để tiếp đón khách, thích trò chuyện với họ và làm cho mình được thương mến. Ngược lại các chứng nhân thường mô tả cậu bé Gioan như là khá nghiêm nghị, hơi lầm lỳ và hầu như là một đứa bé nhút nhát. Cậu khó làm quen với người lạ, không thích để ai vuốt ve và ít nói. Tuy nhiên cậu có óc quan sát tinh tế. Chính Gioan đã viết trong cuốn Hồi sử của Nguyện xá, “hồi ấy tôi còn rất nhỏ và tôi đã biết quan sát tính tình các bạn học của tôi. Nhìn khuôn mặt của một số đứa, tôi có thể biết các ý định của chúng”.
Giấc mơ hồi 9-10 tuổi cho thấy cậu là một đứa bé quảng đại và có ý tứ, nhạy bén và nhiệt thành trong việc bênh vực danh dự của Thiên Chúa. Giấc mơ ấy cũng cho thấy cậu có tính nóng, dễ xung và hung hăng nữa, vì cậu đã xông vào đám trẻ đang lộng ngôn và vung tay bắt chúng câm miệng.
Cậu thấy khó vâng lời và khuất phục. Tự bản chất ưa bảo vệ quan điểm của mình cho tới cùng, và với những ai điều khiển hay khuyên bảo cậu, cậu luôn nói lên quan điểm riêng của mình.
Hiển nhiên nhiều đức tính tốt nơi cậu dễ đưa cậu tới chỗ tự cao tự đại: ý chí sắt đá , trí thông minh trổi vượt, trí nhớ dẻo dai và thể lực tốt. Những đức tính này dễ làm cạâu đưa mình cao hơn các bạn đồng trang. Cuốn Hồi sử Don Bosco còn giữ lại lời khẳng định thích thú sau đây: “Các bạn học của tôi kể cả những đứa già đầu và to con hơn tôi đều nể sợ tôi vì sự can đảm và thể lực phi thường của tôi”.
Các nhân chứng trong án phong thánh của ngài cho thấy các tính tốt của ngài; họ cũng cho thấy cả những tính không tốt bao nhiêu. Nhà thần học Cinzano, cha xứ của ngài mô tả ngài: “Kỳ lạ và cứng đầu”. Hồng y Cagliero thì nhớ rằng “ngài nóng tính và tư cao, không chịu đựng một chống đối nào”. Bạn học của ngài, cha Giacomelli làm chứng: “Rõ ràng rằng nếu không có nhân đức, tính nóng giận đã thắng được ngài. Bạn bè chúng tôi nhiều lắm nhưng không ai có khuyết điểm này mạnh bằng ngài”. Đức cha Bertagna, một nhà luân lý lỗi lạc và là bạn thân của Don Bosco nói: “Tôi tin rằng quả thật vị đầy tớ Chúa bẩm sinh đã có tính nóng. Ngài rất cứng cỏi và không dễ nhượng bộ khi có ai khuyên bảo những gì không hợp với dự tính và quan điểm của ngài”.
Don Cerutti nói ngài rất dễ nóng giạân và dễ cảm xúc… và thêm rằng “Ngài hướng chiều theo tính kiêu ngạo”. Còn Don Cafasso thì nói rằng Don Bosco luôn muốn làm theo ý riêng. Khi bà hầu tước Barolo không thành công thuyết phục ngài lo cho công viẹâc của bà, bà đã dám gọi ngài là “bướng bỉnh, cứng đầu và kiêu ngạo”.
Bác sĩ Albertotti là người đã săn sóc cho Don Bosco từ năm 1872 cho tới lúc ngài qua đời và cũng là tác giả của một tiểu sử ngắn về vị thánh, đã nhận xét thân chủ của mình “bẩm sinh linh hoạt, có phần hung hăng”, có “tính dễ nóng giận” và “cố chấp theo ý riêng”.
Jerome Moretti, một người đi tiên phong trong khoa xem tướng chữ nay đã trở thành một khoa nhân văn quan trọng, đã nhìn nhận trong cuốn sách ông viết nhan đề: Các Thánh Dựa Theo Chữ Viết Của Họ (Saints Based on Their Writing) rằng tính khí của Don Bosco khônng “dễ xác định”. Ngài là một vị thánh “đã từng phải kiềm chế bản thân bằng nhiều sự từ bỏ để có thể sống tốt lành theo nghĩa luân lý. Những sự từ bỏ này thường nổi loạn chống lại những xu hướng tự nhiên của ngài”.
Ông kết luận rằng “không còn nghi ngờ gì, ngài quả là một lãnh tụ biết từ khước bản thân tới mức độ cao cả nhất hầu có thể sống tốt lành và uốn nắn các xu hướng và hành động của mình theo đường ngay chính”.
Chắc hẳn những chứng từ nêu trên chưa cho chúng ta một hình ảnh đầy đủ về Don Bosco. Còn có nhiều khía cạnh của nhân cách hết sức phong phú của ngài bị bỏ quên. Dầu sao những chứng nhân ấy vẫn cho chúng ta một số những nét căn bản như: dễ nóng giận và hung hăng, hướng chiều về tính tự lập, có khuynh hướng tự cao mãnh liệt, cố chấp theo những xác tín riêng,… giả như ngài đã để những điều đó đi theo đà của chúng, chắc chắn chúng ta đã mất đi một vĩ nhân và một vị thánh “nếu Chúa đã không dẫn dắt tôi qua con đường này (của các Nguyện xá), tôi e rằng tôi đã rơi vào đại họa lạc đường”.
Thế nhưng nếu không có xu hướng mãnh liệt ấy, chúng ta chẳng có được bề sâu của sự thánh thiện của Don Bosco. Các xu hướng tự nhiên tự chúng cũng không tốt cũng không xấu. Tính cách luân lý của các hành động tùy thuộc vào ý hướng của người hành động và tùy thuộc vào việc sử dụng đúng hay xấu các năng lực tự nhiên của mình. Chắc hẳn Don Bosco đã qui hướng các đức tính tự nhiên của ngài về điều lành nhưng chỉ mình Thiên Chúa biết được ngài đã phải chiến đấu gian khổ ra sao để làm được điều đó và đoạt thắng lợi. Đây chính là phần mà giờ đây chúng ta muốn nhấn mạnh.
Cất bước lên cao
Người ta nói rằng cuộc đời của thánh Phanxicô Salê giống như một kiệt tác đang trong tiến trình, một kiệt tác ở giai đoạn hoàn thiẹân và ở hào quang chung kết. Tác giả đã kiên trì làm việc trên tác phẩm của mình bằng sự suy tư sâu sắc, bằng sự vững vàng và bằng niềm vui là có thể đạt tới một vẻ đẹp khôn tả mà chỉ có rất ít tác phẩm độc đáo đạt được. Có thể nói về Don Bosco giống như thế: mực thước, tiến bộ lần lần và sự hài hòa là những đặc điểm của bước của ngài tới sự thánh thiện. Tuy nhiên ta không được quên con đường gian khổ ngài đã phải trải qua cũng như công việc gọt giũa con người mình liên lỷ bằng sự kiên trì sắt đá.
Cậu bé Gioan đã học được những bước đầu về sự thánh thiện từ nơi mẹ cậu, một người đàn bà vô học nhưng giàu sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mẹ Margaritta có khả năng đi sâu vào quả tim con của mình bằng tình thương từ mẫu, nhưng còn bằng một sự cương quyết không nao núng. Bà sẵn sàng chiều theo những đòi hỏi của con mỗi khi những đòi hỏi ấy vô hại và có thể thực hiên được. Sau này, khi bà thấy con mình làm ích cho các bạn nhỏ của nó, bà tỏ ra rất quảng đại bằng sự khích lệ và trợ giúp của bà. Thế nhưng bà cũng không ngần ngại sửa lỗi con bà một cách cương quyết mỗi khi cậu trở chứng. Việc sửa lỗi này đều xuất phát từ đức tin chứ không hề do tính nóng giận.
Don Bosco học được nơi mẹ lòng yêu mến Thiên Chúa, Chúa Giêsu và Đức Nữ Trinh Maria, lòng ghét tội, nỗi sợ hình phạt đời đời và niềm cây trông được hưởng thiên đàng.
Lòng đạo đức là cái gì rất tư nhiên nơi tổ ấm Becchi, đó là lòng đạo đức làm cho người ta tự nhiên ghét điều ác và yêu điều thiện. Lời nhắc nhở: “Hãy nhớ luôn, Chúa thấy con”, đã ghi một ấn tượng sâu đậm nơi tâm hồn hết sức nhạy cảm của cậu bé Gioan. Tình mẫu tử mà ngài đã hưởng nhận thời thơ ấu đã là một trong những phương thế mà Chúa dùng để làm ngài trở nên thánh. Nếu nhân cách của Don Bosco đã được triển nở một cách sung mãn mà đã không gặp bất kỳ một phức cảm hay lo âu nào, âu cũng là nhờ nền giáo dục ngài đã nhận được từ nơi mẹ ngài.
Hồng y Cagliero quả quyết: “Suốt 35 năm trường gần gũi bên ngài, tôi không bao giờ nghe ngài thốt ra một lời nào cho thấy ngài sợ hãi hay nghi ngờ, tôi không hề thấy ngài tỏ ra bối rối bao giờ. Niềm tin của ngài vào lòng nhân hậu vào tình thương xót của Thiên Chúa quả thật vững chắc biết bao. Ngài không bao giờ tỏ ra có gì dằn vặt trong lương tâm”.
Chúng ta hãy tự hỏi: “Cậu bé Gioan đã khởi đầu con đường thánh thiện của mình từ khi nào? Từ lúc nào cậu đã tự nhủ như Đaminh Savio: “Tôi muốn nên thánh và nên thánh thật nhanh”? Đó là bí mật riêng của ngài. Một truyền thống kỳ cựu Salêdiêng muốn coi ngài là một vị thánh trong cả cuộc đời của ngài: Thánh khi là thanh niên, Thánh khi là chủng sinh, Thánh khi là linh mục và thánh khi là nhà Giáo dục. Có nghĩa là ngài đã học tập một con đường “Thánh thiện của tuổi trẻ” và ngài đã sống cũng như đã quảng bá sự thánh thiện ấy bằng tất cả sức lực mình. Những năm thiếu thời của ngài quả là mẫu mực. Nó để lộ ý thức sâu xa về những gì thuộc thần linh và kinh nguyện, hoạt động tông đồ giữa chúng bạn, khả năng tự kiềm chế bản thân, lòng can đảm đương đầu với những cơ cực của cảnh nghèo, những yêu sách quá đáng của người anh ghẻ Antôn, và sự khổ nhục của hai năm giúp việc tại nông trại Moglia.
Có nhiều trẻ em trai gái của những nhà nghèo phải đi làm những công việc như Don Bosco đã phải làm, không phải lúc nào chúng cũng được đối xử tử tế. Chúng phải làm việc quá sức chúng và phải xa gia đình. Chúng ta biết rằng Gioan được các ông chủ đối xử tử tế. Họ là những Kitô hữu tốt và họ cảm phục các nhân đức của cậu bé. Trong hồi sử của mình, Don Bosco không kể lại thời kỳ này của đời sống ngài, có lẽ vì kính trọng me ngài. Cha P.Stella nhận xét thật đúng: “Những năm làm việc tại gia đình Moglia không phải vô ích và cũng không làm gián đoạn đời sống của ngài. Trong những năm ấy, ý thức về Thiên Chúa và sự chiêm niẹâm đâm rễ sâu nơi ngài. Ngài dễ thả mình vào sự chiêm niệm lúc ở một mình hoặc lúc trò chuyện với Chúa trong khi làm việc ở ngoài đồng. Ta có thể coi những năm ấy như những năm ngây ngất và mong chờ cầu khẩn: mong chờ nơi Thiên Chúa và người ta. Đó là những năm có lẽ giàu tính chất chiêm niệm nhất trong thời kỳ đầu của cuộc đời ngài. Đó là thời gian mà ngài phải sẵn sàng hơn cả để đón nhận những quà tặng của đời sống thần bí vọt ra từ tinh thần cầu nguyện và cậy trông”.
Cậu bé Gioan, lúc này mới chỉ là một thiếu niên, đã tiến bộ nhiều hơn về đàng thánh thiện nơi trường học của Don Cafasso (tháng 11.1829 đến 11.1830). Vị linh mục thánh thiện này cấm cậu không được làm một số việc hãm mình không thích hợp với tuổi cậu, nhưng những việc hãm mình ấy cũng cho thấy một hướng chiều thực sự về đường thánh thiện. Cha đã dẫn cậu bước vào việc nguyện ngắm vắn tắt nhưng có phương pháp và việc đọc sách thiêng. Cha khuyến khích cậu năng lui tới các bí tích. Don Bosco ghi lại trong hồi sử: “Từ lúc đó, tôi bắt đầu nếm cảm được đời sống thiêng liêng, “nếm cảm” không chỉ biết về Thiên Chúa và những điều linh thiêng một cách lý thuyết mà là vui hưởng và cảm nghiệm những điều ấy. Nó là hiệu quả của ơn khôn ngoan, ơn hoàn hảo nhất trong các ơn của Chúa Thánh Thần, vì nó hoàn thiện đức ái, là tổng hợp của mọi nhân đức. Nó bao hàm trí hiểu, nhưng trên hết nó bao hàm đức ái là nhân đức đi xa hơn và vượt lên trên trí hiểu. Và đối với một thiếu niên 16-17 tuổi, được như thế chắc chắn không phải là ít.
Khi là một chủng sinh tại Chieri, Gioan se kết một tình bạn tri kỷ với Lui Comollo, một viên ngọc quí của tuổi trẻ sau này sẽ trở nên một thầy tư giáo. Thầy chết trẻ và Don Bosco đã viết một tiểu sử ngắn về thầy. Mối tình bạn này với Comollo là một khúc ngoặt trong đời sống thiêng liêng của vị thánh. Nó làm phát sinh một sự ganh đua hăng say và thánh thiện, một cuộc hành trình chân chính tiến về sự thánh thiện linh mục. Cùng với K.Gibran, chúng ta có thể nói thật đúng về hai người bạn này : “Mỗi hừng đông đều tìm thấy họ rời xa khỏi chỗ họ đã đứng vào buổi hoàng hôn trước”. Họ thực sự được sinh ra để kết hợp và bổ túc lẫn cho nhau, trên hết về mặt thiêng liêng, nhưng không chỉ về mặt này thôi đâu. Don Bosco viết : “Mỗi người chúng tôi đều cần đến người kia. Tôi thì cần sự giúp đỡ thiêng liêng, còn anh thì cần tôi giúp đỡ về mặt thể lực, sức mạnh”. Thường có những bạn học thô lỗ đối xử cọc cằn với Comollo, hay lợi dụng lòng tốt và tính nhút nhát của cậu. Gioan cảm thấy rất tức bực. Ngày kia, có hai thằng bạn phách lối đã giáng cho Comollo hai cú tát vào khuôn mặt nhợt nhạt và sợ hãi của cậu, cạâu không phản ứng, và từ thâm tâm đã tha thứ ngay cho chúng. Don Bosco có mặt lúc đó đã điên tiết lên và không thể chịu nổi. Máu sôi sùng sục, và theo như cậu kể lại, suýt nữa cậu đã gây ra án mạng : “Lúc ấy, tôi mất hết lý trí và chỉ còn biết đến vũ lực, tôi túm lấy vai của một trong hai thằng, vì ở gần đó tôi không tìm thấy một cái ghế hay cây gậy nào. Tôi dùng thằng bé làm gậy và bắt đầu đập những thằng lưu manh. Bốn tên gục ngã xuống đất, những tên khác rên rỉ chạy thoát”. Người bạn không tán thành hành vi của cậu : “Sức mạnh của anh làm tôi khiếp sợ. Chúa ban sức mạnh cho anh đâu phải để đánh đập bạn bè. Ngài muốn chúng ta phải yêu thương và tha thứ cho hết mọi người”.
Bộ hồi sử lộ cho thấy ảnh hưởng của Comollo trên Don Bosco thật to lớn. Cái “thần tượng của tình bạn” và “mẫu mực của nhân đức ấy” làm Don Bosco kinh ngạc. Ngài đã học được nơi thầy Comollo để biết “sống như môt Kitô hữu tốt”, nghĩa là sống mọât đời sống sung mãn bằng chiều kích bí tích và chiều kích Maria, hăng say thi hành lòng bác ái, miệt mài với bổn phận và ao ước mãnh liệt lý tưởng của chức linh mục. Lý tưởng này dựa trên “Khuôn mẫu người linh mục” đã được vẽ lên bởi cuộc cải tổ của Công đồng Trentô và bởi viẹâc canh tân : Là người chủ sự Phụng vụ hơn là người tông đồ, sống tách biệt hơn là hòa mình vào việc đời, là con người của vĩnh cửu hơn là của các công việc trần thế. Chắc hẳn linh mục là tất cả những cái đó, nhưng linh mục còn là cái gì hơn thế nữa.
Thực ra Don Bosco muốn là một mẫu người linh mục khác. Tuy nhiên, lúc nào ngài cũng ý thức một cách tinh tế và sâu sắc về phẩm chức cao cả và trách nhiẹâm của người linh mục mà ngài đã được học trong chủng viện. Ngài luôn coi chức linh mục như là một thừa tác vụ chứ không phải là một đặc quyền. Thậm chí ngài coi chức linh mục như mọât bậc sống đầy nguy hiểm, bởi lẽ, đối với ngài việc dần dần rời bỏ thừa tác vụ linh mục có thể có nghĩa là liều đánh mất ơn cứu rỗi đời đời.
Sau này, Don Bosco thường nói, “linh mục hoặc chết vì lao động quá nhiều, hoặc chết vì tội lỗi”. Sự thực cho thấy, khi ngài bước vào chủng viện, ngài đã có ước muốn dứt khoát biến đổi cuộc sống ngài tân căn. Nếp sống mà ngài đã sống cho tới lúc đó, phải được đổi mới tận căn. Do đó ngài đã quyết định từ bỏ các cuộc “trình diễn nơi công công, các trò xiếc, ảo thuật”, tất cả các thứ đó ngài coi là không thích hợp với sự nghiêm trang và tinh thần giáo sĩ. Ngài sống “tiết độ và xa lánh thế gian”. Ngài chiến đấu “bằng tất cả sức lực mình”, chống lại bất cứ điều gì có thể làm lu mờ “nhân đức trong sạch” dù chỉ nhẹ nhàng. Ngài miệt mài cầu nguyện và làm việc tông đồ giữa chúng bạn. Tắt một lời, ngài từ khước các sở thích của mình, cho dù tự chúng là tốt.
Cha Stella nói, “ngài lao mình vào một nỗ lực khổ chế liên tục và đi theo con đường chay tịnh, tiết chế và phạt xác. Ngài làm điều này khi ngài nhận ra rằng có những lúc ngài đã thấy tự mãn về những tài năng phàm tục của ngài trong quá khứ như tài thể thao và chơi vĩ cầm. Thứ tu đức này đã đưa bạn ngài là Comollo xuống mồ và đưa chính Don Bosco tới chỗ kiệt lực”.
Bác sĩ Albertotti khẳng định rằng sự khổ chế mà ngài đã làm trong thời chủng viện cũng là lý do làm suy yếu sức lực của ngài và gây nên căn bệnh suýt nữa đã đưa ngài xuống mồ. “Khi nhận ra rằng tính hung hăng của mình là một tật xấu, ngài đã làm đủ mọi cố gắng để sửa mình (như ngài đã làm khi còn học trung học) đến độ, như ngài thường kể cho các học sinh, ngài bị mất máu và ngã bệnh, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mệnh”.
Giai đoạn này của cuộc đời Don Bosco giải thích mức độ mà ngài đã đi tới nhằm thanh tẩy những xu hướng tự nhiên của ngài, hầu có thể làm chủ bản thân, tất cả là vì Thiên Chúa và đồng loại, nhất là giới trẻ. “Mỗi đời sống tốt lành, lạy Chúa, là một sự làm chứng về Chúa, nhưng chứng của các thánh giống như được khắc ghi vào thân xác sống động bằng những gọng kìm đỏ lửa”. Lối minh họa này gợi lại hình ảnh hỏa ngục của Đantê và Bernanos đã viết lên để giải thích một nguyên tắc đích thực của sự thánh thiện Kitô giáo. Don Bosco đã sống điều ấy nơi thân xác mình.
Suốt ba năm sống tại học viện giáo sĩ Thánh Phanxicô Assisi ở Torino (1841-1844), Don Bosco đã tự hình thành và uốn nắn con người mình hơn nữa, nhất là trong viễn ảnh mục vụ và thực tiễn. Don Bosco ghi lại “tại đây người ta học để làm một linh mục. Nhà thần học Guala và cha Giuse Cafasso, hai bậc vĩ nhân của thời đại, cùng với cha Phelix Golzio của Học viẹân là ba khuôn mẫu Chúa quan phòng ban tặng cho tôi và tôi chỉ có việc đi theo vết chân, sự hiểu biết và nhân đức của các vị ấy”.
Don Cafasso trở thành Cha giải tội và linh hướng của ngài. Ngài viết trong hồi sử của mình : “Nếu tôi có làm được điều gì tốt, âu cũng là nhờ vị linh mục thánh thiện ấy, người mà tôi tùng phục trong mọi quyết định, mọi việc học tập, mọi hành động của đời tôi”. Đức cha Bertagna nói về Don Bosco : “Tuy có tính quyết đoán và hầu như cố chấp theo ý riêng, ngài luôn biết vâng phục Don Cafasso, và vâng phục không một lời tranh cãi”. Don Bosco thích kể lai cho con cái rằng, “chính vì vâng lời Don Cafasso mà cha đã ở lại Torino. Chính theo lời khuyên và hướng dẫn của ngài mà cha đã tụ tập những đứa bé vất vưởng nơi đầu đường xó chợ để dạy đạo cho chúng và các ngày lễ, chính nhờ sự trợ giúp và nâng đỡ của ngài mà cha đã khởi công đi tìm và đưa về Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê những đứa trẻ bị bỏ rơi nhất, hầu cho chúng khỏi lây nhiễm tật xấu và tập tành nhân đức. Hãy nhớ kỹ điều đó”.
Việc thiết lập và điều hành nguyện xá ngày lễ tại học viện giáo sĩ ((1841- 1844) tỏ lộ cho thấy sự tăng trưởng về đàng thánh thiện nơi vị linh mục trẻ Don Bosco.
Sự thánh thiện ấy tiếp tục tiến xa tại nhà nội trú nữ Rufugio và sau cùng tại nơi định cư Valdocco mà ngài đã đến ở từ ngày lễ Phục sinh 12.4.1846. Tại đây vị thánh đã phải đương đầu với biết bao là vấn đề đủ loại. Bên ngoài là những khó khăn phát sinh từ cảnh nghèo túng, rồi đến các người cộng sự bỏ cuộc, rồi sự xách nhiễu của chiùnh quyền. Bên trong là những khó khăn do tình trạng hổ đốn của đám trẻ, tính khác biệt của chúng , bởi lẽ chúng tuôn đến từ các khu ổ chuột trong thành phố hoặc là những đứa cầu bơ cầu bất vô công rỗi nghề. Chúng chẳng khác gì những con chó thả rong, bịt tai trước bất kỳ lệnh truyền hay kỷ luật nào. Cần phải biết bình tĩnh và có sự nhẫn nại của thánh Gióp.
Chúng ta có thể có một khái niệm về tình trạng nguyện xá vào thời đầu tiên ấy, dựa trên một nhận định rất thực tế của Don Bosco: “Khi tôi để ý so sánh những năm đầu tiên với ngày hôm nay, trí tưởng tượng của tôi bị sụp đổ. Có gì ở đây (ở Valdocco) 35 hay 36 năm về trước? Không có gì, tuyệt đối không có gì cả. Tôi chạy lăng xăng đây kia giữa bầy trẻ vô tâm và nghịch ngợm, chúng không thèm nghe lời hay chịu kỷ luật nào. Chúng nhạo báng những gì thuộc về tôn giáo, vì chúng hoàn toàn mù tịt về tôn giáo. Chúng thốt ra những lời xúc phạm tới Danh Thánh Chúa, và tôi đành bất lực. Chúng là những đứa trẻ sống ở các khu ổ chuột và phố chợ, và những cuộc đánh lộn, ném đá và cãi vã xảy ra triền miên.Vào những năm ấy, sự việc còn ở trong tư tưởng hơn là trong hành động”.
Những đứa trẻ xuất sắc như Micae Rua, Gioan Baotixita Francesia, Gioan Caglieo, Đaminh Savio và những đứa trẻ khác mãi sau này mới đến ở với ngài. Dầu vậy, biết bao cực nhọc ngài đã phải chuốc vào thân khi đối xử với những đứa bé ương ngạnh và khó trị hầu có thể trung thành với chương trình ngài đã tự vạch ra cho mình khi dâng Thánh lễ mở tay: “Sự dịu ngọt và lòng hiền từ của thánh Phanxicô Salê sẽ hướng dẫn tôi trong mọi sự”.
“Người Salêdiêng phải có lòng dịu hiền của thánh Phanxicô Salê và sự kiên nhẫn của thánh Gióp” đó là một trong các châm ngôn của ngài. Đây không phải sự dịu hiền yếu đuối và thụ động, mà là sự dịu hiền hoa trái của đức ái mục tử, đức ái này thì “kiên nhẫn và dịu hiền, bao dung mọi sự, tin cậy mọi sự, chịu đựng mọi sự”. “Chúng ta phải đổ mồ hôi thật nhiều, có khi phải đổ mồ hôi máu để có thể gìn giữ nó”. Đây là lời khuyên trong “Giấc mơ về kẹo bánh” được nhắn nhủ cho mọi người Salêdiêng và là điều Don Bosco đã thấy ứng nghiệm ngay lúc sinh tiền của ngài.
Ngày kia một cha bạn, Don Giacomelli, tới thăm nguyện xá, cha thấy Don Bosco mặt đỏ gay đang đuổi theo một lũ trẻ đang tìm cách trốn giờ đọc kinh: “Đây là lần thứ hai tôi thấy cha tức giận đấy”, cha bạn nói với ngài. Ngài chỉ trả lời gọn lỏn: “Những đứa trẻ có phước này”, nhưng câu trả lời đó chứa đựng biết bao là ý nghĩa. Có khi người ta thấy ngài định giơ tay định đánh lũ trẻ đang đánh lộn, nhưng rồi tay ngài lại đứng yên trong không khí. Ngài không đánh trẻ, cho dù có truyền thống vào thời đó buộc phải đánh trẻ. Ngài không cho phép ai được đánh đập chúng. Theo những lời kể của Don Rua và Don Cagliero, thì hồi còn là một linh mục trẻ, đôi khi ngài có đánh trẻ. Những lần như thế rất là họa hiếm có thể đếm trên đầu ngón tay và có liên quan đến một vài chuyện hết sức là nghiêm trọng . Dầu sao, ngài không vui khi phải làm thế. Ngược lại, ngài biết thông cảm, khoan dung và kiên nhẫn cả những lúc máu trong mạch “sôi lên”. Ngài tỏ ra phiền muộn cách riêng trước những lời phạm thượng như chúng ta được biết qua giai thoại sau đây, ít người biết đến, vì không thấy ghi lại trong bộ Hồi sử:
Ambrè Rođa từng là bạn học thân thiết của Đaminh Savio. Ông đến Roma vào dịp công bố các hành vi anh hùng của Đaminh Savio và ông được Đức Thánh Cha Pio XI tiếp kiến. Các vị cùng hồi tưởng lại những năm đầu của nguyện xá. Cụ Rođa bây giờ đã ngoài 90 kể lại cho Đức Thánh Cha câu chuyện sau đây, cùng với nhiều điều khác: “Một ngày kia, trong giờ giải trí, xin lỗi Đức Thánh Cha, con lỡ miệng văng tục, con lấy tay vả miệng nhưng không trúng. Các bạn học con đều nghe thấy. Bấy giờ Đaminh lại gần con và nói: “Anh đã quên rồi quyết tâm của chúng mình là không bao giờ nói tục sao? Hãy chạy lại Don Bosco và thú cho ngài mối bất hạnh mà anh gặp phải. Ngài rất tốt bụng, anh cứ yên tâm là mọi sự sẽ được thu xếp ổn thỏa. Bây giờ tôi sẽ đi cầu nguyện cho anh”. Con không phân trần gì cả nhưng chay đi ngay. Nhưng tìm Don Bosco ở đâu đây? Ngài đang nói chuyện với mấy vị sang trọng trong phòng khách. Biết mình thô lỗ, con chỉ dám lẻn vào trong phòng. Don Bosco rất ngạc nhiên nói: “Con thấy đấy, cha bận lắm, con không thể chờ cha một chút sao?” Các vị khách quý nghĩ rằng con có chuyện gì cấp bách lắm, nên đi lui về một chút và nói: “Xin Don Bosco để cho thằng bé nói chuyẹân, chúng con chờ một chút không sao”. Con đứng nhón trên đầu ngón chân và nói vào tai người cha hiền: “Savio bảo con đến với cha, con vừa văng tục”. Con run người lên như chiếc lá. Don Bosco không mắng con, nhưng con có thể thấy nét mặt ngài lộ vẻ đau đớn ghê gớm. “Đừng tái phạm nữa, con yêu dấu, đừng tái pham nữa. Con biết, đó là sự xúc phạm đến Chúa. Chúa sẽ không chúc phúc cho chúng ta. Bây giờ con hãy ra nhà thờ đọc nhiều lần kinh Lạy Cha và lấy lưỡi vạch trên đất ba lần dấu Thánh giá trên nền đất. Con chạy đi, lúc này thấy tỉnh táo và nhẹ nhõm như đã trút bỏ được hòn chì khỏi lòng mình. Không biết bao nhiêu kinh Lạy Cha đã đọc, con không còn nhớ nữa, nhưng con không bao giờ quên ba dấu Thánh giá và cái nhìn nơi khuôn mặt Don Bosco” (Thánh Gioan Bosco qua đời sống và những hồi tưởng của các cựu học sinh, Torino, 1953). Đây là một giai thoại mang hương thơm dịu dàng của buổi đầu. Nó bộc lọâ bầu khí tin cậy và tinh thần gia đình thật dạt dào tại Valdocco dưới thời Don Bosco. Nó cũng cho thấy sư đau khổ sâu sắc mà sự xúc phạm đến Thiên Chúa gây nên cho thánh nhân. Việc đền tội kỳ lạ tỏ cho thấy mối ghê tởm đối với tội lỗi và sự cần có việc đền bồi xứng đáng, đó quả là một sự kiện ngoại lệ trong lối thực hành của Don Bosco.
Cha cũng phải trả giá đấy
Khi tới độ trưởng thành và bước sang giai đoạn thứ ba của cuộc đời, Don Bosco đã có khả năng tự kiềm chế bản thân một cách anh hùng và vững chắc, ngài có một lòng kiên nhẫn thật đáng kính nể và mọât phong cách dịu hiền không ai sánh kịp. Ngài quả là nghệ nhân đã tự tay điêu khắc nên chính mình thành một kiẹât tác và đã chăm chút tạo cho tác phẩm ấy những đường nét cuối cùng. Thế nhưng cái nền mà thiên nhiên phú bẩm, tuy có được cải tạo, song không bị tiêu diệt, mà trái lại thỉnh thoảng lại xuất hiện. Ngài đã từng thổ lộ với những người dự tuần phòng tại Lanzo-Torinno sáng ngày 18.9.1876 như sau: “Đừng tưởng rằng cha không phải trả giá để có thể giữ được bình tĩnh. Khi công việc được trao phó cho ai mà không được thưc hiện, hay khi mọât bổn phận tế nhi, quan trọng hay khẩn cấp mà không được tiến hành kịp thời, hay làm không đến nơi đến chốn, cha quả quyết với các con rằng có khi máu sôi lên trong mạch và mọi giác quan của cha nổi loạn. Nhưng mất kiên nhẫn nào có ích gì ? … Điều gì đã không làm thì cũng đã không làm rồi, và chúng ta cũng chẳng thể nào sửa sai được người trong cuộc bằng sự nóng giận của mình…”.
Đấy là điều ngài đã từng làm và dạy: “Khi các con tức bực hay nóng giận, chớ có mắng chửi và chớ có sửa lỗi”. Và ngài thường nói thêm: “Cũng có trường hợp các con cần phải la lớn tiếng một chút. Các con cứ la, nhưng hãy suy nghĩ một chút, ở hoàn cảnh như thế, thánh Phanxicô liệu sẽ làm gì?… Cha quả quyết với các con là nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ đạt được mà Chúa Thánh Thần đã phán: “Các con sẽ cứu thoát linh hồn các con trong nhẫn nại”.
Về vấn đề này, nhà chép tiểu sử đầu tiên của ngài có lời nhận xét sâu sắc như sau: “Khi Don Bosco bị một đam mê nào lôi cuốn, người ta thấy như là bản tính của ngài chống lại ngài và ngài dùng những lời lẽ thật dịu dàng và hiền lành để lôi kéo người nghe đứng về phía ngài”.
Mớ thư từ đủ loại của ngài làm chứng hùng hồn cho tính tự chủ của ngài. Mộât tâm hồn không thường xuyên kết hợp với Thiên Chúa chắc khó cưỡng lại cám dỗ muốn trả lời những lá thư khiêu khích và vu khống bằng cùng những lời lẽ như thế. Trái lại, ngài tỏ ra tế nhị và hòa hoãn. Ngài có chủ trương không bao giờ trả lời một lá thư đang khi bị khích động, ngài thường cầu nguyện để trì hoãn từng giờ, từng ngày cho tới khi ngài hoàn toàn bình tĩnh.
Chẳng hạn, ngài nhiều lần viết thơ cho nhà thần học Valinotti về chuyẹân những rắc rối liên quan tới “tuyển tạâp Công giáo” của ngài: “Hôm qua tôi đã định trả lời các chỉ trích nhưng đầu óc rối loạn không cho phép tôi làm điều đó. Mãi sáng nay sau khi đã cử hành thánh lễ hy tế và đã phó dâng mọi sự cho Chúa, tôi mới trả lời các điều chỉ trích nhưng chỉ đơn sơ giãi bày các sự việc trong bối cảnh thực của chúng”.
Trong quá trình phong thánh, Hồng y Cagliero đã nhắc lại một giai thoại bình tĩnh tới mức anh hùng của thánh nhân khi gạêp khó khăn. Đó là vào tháng giêng năm 1875. Don Bosco đang thong thả dùng cơm trưa với các họâi viên thì Don Rua chạy đến cho ngài biết rằng cần phải trả ngay lập tức 40.000 lire, một món tiền không nhỏ thời ấy. Số là một người bạn đứng ra bảo lãnh trả số tiền đó đã đột ngột qua đời, và những người thừa kế thì khước từ không trả số tiền ấy. Ngài đã phản ứng ra sao? “Ngài tiếp tục ăn dĩa súp”, người làm chứng kể tiếp: “tôi thấy sau mỗi muỗng súp, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán ngài, nhưng ngài không lộ vẻ hồi hộp, cũng không bỏ dở bữa ăn thanh đạm của ngài, hồi ấy là tháng giêng và căn phòng không có lò sưởi”.
Lời nói sau đây của nhà thần học Savio Ascanio cũng đầy sự chân thật: “Ngài lướt thắng tính nóng giận của mình tới độ xem như là ngài có tính dửng dưng. Ngài tốt bụng đến độ luôn chiều ý các học sinh, miễn là không gây nguy hại cho Vinh danh Chúa và phần rỗi các linh hồn”.
Cuộc phấn đấu của Don Bosco để làm thánh quả là ghê gớm, dẫu là chúng ta không được nghe nói nhiều về điều ấy. Khi đề cập đến sự thánh thiện sung mãn của ngài, Đức Piô XI trong bài nói chuyện với các sinh viên các chủng viện Giáo hoàng tại Roma ngày 17.6.1932, đã tổng hợp sự thánh thiện ấy bằng lời khẳng định mạnh bạo sau: “Đời sống ngài lúc nào cũng là một lễ hy sinh liên lỷ trong đức ái, môt sự đắm chìm trong kinh nguyện. Trò chuyện với ngài, ta có được cái cảm giác sống động như thế… Có thể nói được rằng ngài chẳng chú tâm đến chuyện gì khác ngoài những gì đang nói quanh ngài, có thể nói được rằng tư tưởng ngài đang bay tận đâu đâu, mà quả thật như vậy; tư tưởng của ngài đang ở với Thiên Chúa trong tâm tình kết hợp với Người. Thế nhưng ngài biết đưa ra những câu trả lời thích hợp cho từng người và ngôn từ của ngài thật xác đáng với mọi người và với chính ngài, khiến chúng ta phải bỡ ngỡ, trước tiên lả kinh ngạc, và rồi là kính phục. Vị chân phước tỏ cho thấy đời sống ngài là một đời sống đầy sự thánh thiện và suy tưởng, cầu nguyện liên lỷ ngay cả lúc đêm trường và giữa những lao nhọc không ngơi nghỉ ban ngày”.
CHƯƠNG 2: NHÂN BẢN SÂU XA
Bossuet viết: “Nếu Thiên Chúa muốn làm các thánh nên xứng với Người, Thiên Chúa phải để ý uốn nắn mọi phương diện của các thánh sao cho phù hợp với kế hoạch của Người. Chỉ có điều là Người rất coi trọng các đức tính tự nhiên của các thánh và không làm gì có thể gây phương hại tới các đức tính tự nhiên ấy”.
Trong sự thánh thiện, không có gì mà không phải hồng ân của Thiên Chúa. Thạâm chí sự đáp ứng anh hùng trước tiếng Chúa gọi cũng là một ân huệ Chúa ban cho. Nhưng Thiên Chúa tôn trọng nhân vị các thánh vô cùng, vượt xa những gì Bossuet nhìn nhận, ân sủng và hành động thần linh của Người nơi ta ảnh hưởng tới bản tính của ta và tôn trọng bản tính ấy. Ân sủng không hạn chế bản tính. Chắc chắn Thiên Chúa có thể làm những kỳ công nơi những con người mang nhiều giới hạn. Ví dụ trường hợp của thánh Giuse Cupertino; tuy ngài có những đức tính nhân bản rất giới hạn, song Thiên Chúa đã biến ngài thành một chiếc bình quý giá cho dù ngài không tìm được chỗ trong bộ hạnh các thánh của phái Bollandi. Thông thường thì ơn Chúa thực hiện những kiệt tác nơi những con người lỗi lạc, như trường hợp của Don Bosco. Joergenson nói về ngài một cách mạnh bạo như sau : “Don Bosco là mọât trong số những người vẹn toàn và tuyệt đối nhất mà thế giới có được”. Đây cũng là ấn tượng của Vị Giáo hoàng tương lai, Đức Piô XI, khi ngài qua ba ngày với cha chúng ta tại Valdocco vào năm 1883 : “Ta đã được thấy tận mắt con người vĩ đại ấy trong một dịp hội ngộ kéo dài, mọât cuộc hàn huyên lâu giờ, một khuôn mặt kỳ diệu khiến cho chính sự khiêm nhường lớn lao và tự nhiên cũng không che giấu nổi… một khuôn mặt quyến rũ và lôi cuốn mọât con người hoàn hảo… Ngài là một trong số các tâm hồn phải để lại những dấu ấn vĩ đại, bất luận ngài chọn con đường nào trong cuộc đời. Ngài được phú bẩm những đức tính và tài năng tuyệt vời ở đời”.
Hertling, một tác giả có thẩm quyền về lịch sử Giáo hội cũng gắn liền tên tuổi Don Bosco với những con người ưu tú khác. Ông viết : “Augustino, Phanxicô, Catarina Sienna và Don Bosco phải được coi là những bông hoa và những vĩ nhân hàng đầu của nhân loại”.
Cái gây ấn tượng khi thoạt nhìn Don Bosco chính là con người chứ không phải ông thánh. Ta không thể quan sát trực tiếp mối kết hợp sâu xa của ngài với Thiên Chúa, song ta có thể nhìn thấy những đức tính nhân bản tinh ròng của ngài được ơn thánh thấm nhập và thăng hóa. Có nhiều đức tính như thế nơi Don Bosco, chúng đối chọi và bổ túc lẫn nhau, chúng quyện lấy nhau và pha trộn hài hòa với nhau.
Chúng ta có thể nói rằng Don Bosco đồng thời vừa sung sướng vừa khắc khổ, trực tính và biết kính trọng, xác đáng và thoải mái, khiêm tốn và cao thượng, cương nghị và mềm dẻo, bảo thủ và tiến bộ, lạc quan và biết nhìn xa, xã giao và chân thành, nghèo và thích giúp người nghèo, thích kết bạn nhưng không phe nhóm, nhanh trí nhưng thận trọng khi hành động muốn cho mọi việc suông sẻ nhưng không chủ trương cầu toàn , có những kế hoạch to tác nhưng vẫn để ý tới cái thực tiễn, táo bạo tới độ liều lĩnh nhưng tiến bước một cách thận trọng, biết thuyết phục kẻ địch về phe mình nhưng không chịu hy sinh những nguyên tắc riêng, năng đọâng nhưng không hướng ngoại, can đảm mà không thô bạo, dẫn đưa mọi sự tới đích mình theo đuổi nhưng không lèo lái con người giáo dục bằng việc phòng ngừa và phòng ngừa bằng việc giáo dục, biết bắt kịp đà tiến của thế giới và muốn là người tiên phong của tiến bộ nhưng không chạy theo thói đời.
Những đức tính trên và nhiều đức tính tích cực khác giúp chúng ta đo lường được sự vĩ đại thực sự của Don Bosco. “Muốn đo chiều ngang đôi cánh đại bàng, ta phải giương chúng ra và nhìn hai đầu cánh của chúng và rồi chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của chúng, nhân đức của các thánh cũng vậy, chúng ta chỉ có thể đo lường sự vĩ đại của các ngài khi so sánh từng nhân đức với phần còn lại”. (H. Petitot).
Những đức tính tích cực ấy tạo nên diện mạo con người của Don Bosco, và được đức ái mục tử biến đổi, những đức tính ấy nói lên một sự hòa hợp rực rỡ giữa bản tính tự nhiên và ân sủng. Người ta đã thấy rất đúng là nhân cách vĩ đại của ngài hòa hợp thật tuyẹât vời trong sự thánh thiện, đến độ nhân cách ấy trở thành bí tích của sự thánh thiện. Và khi những quà tặng của ân sủng được phô bày, thì chúng là sự tôn vinh cái nhân bản phong phú của ngài.
Bản tính tự nhiên trước hết là cái mô thể mà Thiên Chúa khoác vào cho ân sủng Người, và khi môt người biết đáp lại ân sủng, người ấy sẽ chiếu sáng cả ra bên ngoài nữa. Đaniel Rops đã nói : “Tất cả đều là nhân bản nơi Don Bosco và đồng thời tất cả đều chiếu tỏa một luồng sáng siêu nhiên mọât cách huyền bí”.
Chúng tôi muốn dừng lại vắn tắt ở ba đức tính tích cực của ngài: Ý chí bất khuất nhưng mềm dẻo, tình phụ tử dịu hiền nhưng đòi hỏi, tính nhạy cảm sâu sắc đi đôi với một tinh thần cương nghị.
Một ý chí bất khuất nhưng mềm dẻo
Theo Huysmans, Don Bosco là một người quản lý công việc cho Thiên Chúa có một không hai trong thế kỷ của ngài. Khó mà không đồng ý với quan điểm của tác giả, vì nó đề cao những tài năng tổ chức và hành động của vị thánh. Quan điểm trên ngấm ngầm tỏ cho thấy ý chí sắt đá của ngài “bất trị và bất khuất” (Piô XI). Tính cách của dân miền Asti là vậy, nhưng ngài lại mang tính cách ấy với một liều lượng hiếm có, có thể nói ngài mang ý chí sắt đá ấy nơi khối óc và bắp thịt, nơi khả năng lao động bẩm sinh, và nơi niềm tự tin vững chắc. Đó là một ý chí không hề biết đến chữ “không thể”. Ngài thực hành ý chí ấy khi còn là một cậu thiếu niên, trong các công việc đồng áng nặng nhọc và trong việc vượt qua các chướng ngại để có thể đeo đuổi việc học và ơn thiên triệu. Khi tới tuổi trưởng thành, ngài còn thực hành ý chí ấy nhiều hơn nữa, là con người ham hoạt động, ngài tránh tất cả các cuộc tranh luận có tính cách sách vở. Một ngày kia khi Đức cha Ferrè, Giám mục Giáo phận Casale muốn lôi kéo ngài vào một cuộc tranh luận triết học, ngài đã trả lời : “Kính thưa Đức Cha, con không có thời giờ dính vào những chuyện như thế, vì cánh đồng Chúa trao cho con là cánh đồng của công việc chứ không phải của ý tưởng. Đành rằng lý luận đúng phát sinh hành động đúng, điều đó con thừa nhận, nhưng ta chỉ cần nghĩ và cảm với Đức Thánh Cha cũng đủ để làm viẹâc đúng đắn rồi”.
Tuy có ý chí mạnh, ngài lại chậm quyết định. Ngài thích đắn đo lâu về các kế hoạch của mình, cân nhắc chúng trong ánh sáng kinh nghiệm, hỏi han ý kiến và cầu nguyện chuyên chăm cùng Chúa. Nhưng một khi ý ngài đã quyết thì không có gì lay chuyển. Ngài thường nói : “Don Bosco không phải hạng người bỏ cuộc nửa vời”. Và ngài còn thêm : “Khi gặp một khó khăn nào tôi bắt chước người đi đường gặp môt tảng đá lớn chắn lối, trước hết tôi thử vần nó sang một bên, nếu không được tôi nhảy băng qua chướng ngại và hoặc tạm hoãn việc đó để làm một việc khác, nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc. Với thời gian trái đào sẽ chín và khó khăn sẽ biến”.
Ngài luôn được gợi hứng bằng “tiêu chuẩn của cái có thể làm” điều đó không có nghiõa là con người duy thực dụng, cũng không có nghĩa ngài lấy thực tiễn thuần túy làm kim chỉ nam cho đời sống. Hoạt động của ngài luôn được nhìn trong ánh sáng của những nguyên tắc siêu nhiên lành mạnh và sự xác tín tôn giáo vững vàng. Mọât tiêu chuẩn khác cho hoạt đọâng của ngài tính lạc quan thẳng thắn, dựa trên những nền móng siêu nhiên. “Ngài biết và cảm được rằng có Chúa ở với ngài”.
Là người có ý chí tột độ, Don Bosco lại cũng là người mềm dẻo và linh động, không những trong việc theo đuổi các mục tiêu mà ngài đề ra từng bước nhưng cả trong viẹâc thực hành ý muốn hay không. Hệ thống giáo dục của ngài là mọât kiẹât tác của lý trí, tôn giáo và lòng trìu mến. Không có chỗ cho ý chí chỉ nhắm sự độc quyền, trong hệ thống của ngài, lý lẽ của con tim và lòng nhân hậu phải vượt lên trên tính cứng nhắc của luạât lẹâ.
Theo Don Bosco giáo dục là chuyện của con tim. Kinh nghiệm lâu năm đã dạy cho ngài biết tâm hồn của trẻ là một pháo đài luôn đóng kín trước “sự khắt khe và cứng cỏi vô lý”, ta chỉ thu phục được nó bằng quả tim và sự vâng lời tự nguyện.
Ý chí cương nghị của ngài không được làm chúng ta nghĩ rằng nơi ngài có cái gì là thô bao, cục cằn. Ngược lại, ngài đầy tình cha con, dễ mến, dễ cảm thông và chiều theo sở thích của trẻ, nhằm làm cho trẻ cũng ưa thích những gì mà người lớn ưa thích, cho dù không hợp sở thích của chúng.
Ngoài những gì mà hẹâ thống dự phòng tỏ lọâ cho chúng ta, còn có cả một lãnh vực vâng phục bao la mà Don Bosco không bao giờ sai lỗi đối với các bề trên, giáo quyền và các quy định hợp pháp của chính quyền. Thứ tính khí “kháng cự hay gây hấn” như đã có ai định nghĩa, không tìm được chỗ đứng trong vấn đề vâng phục. Khi phong thánh cho ngài Giáo hội đã dạy rằng sự vân phục của ngài quả là anh hùng. Điều này quá rõ, chẳng hạn khi ngài đón nhận vô điều kiện cái “Văn kiện” trứ danh của Tòa thánh đã được ai đó làm sẵn. Văn kiẹân này có mục đích làm dịu mối bất đồng đã kéo dài lâu năm giữa ngài với Đức Tổng Giám mục của ngài. Văn kiện ấy đòi Don Bosco nhiều sự từ bỏ đau đớn và không hợp lý. Khi ngài đọc lên cho ban cố vấn nghe, tất cả các vị đều bị kích động, trừ cha Cagliero, tất cả các vị khác đều đề nghị ngài suy nghĩ và kháng cáo bằng những lập luận vững chắc của ngài. Nhưng với thánh nhân, sư việc kể như đã kết thúc bởi lẽ Roma đã ra phán quyết. “Văn kiện” được ngài đón nhận vô điều kiện và thi hành từng chữ.
Sau này, Don Bosco có lần tâm sự rằng việc vâng phục ấy đã đòi hỏi ngài trả một giá quá đắt. Đức thánh Cha đã tỏ ra nghiêm khắc với ngài vì biết rằng có thể tin tưởng ở sự thánh thiện của ngài. Nơi Don Bosco, sức mạnh của ý chí và sự mềm dẻo bổ túc lẫn cho nhau.
Tình phụ tử dịu hiền nhưng đòi hỏi
Guardini viết : “Không có một thực tại lớn nào của con ngưới phát sinh từ tư tưởng suông; mọi sự đều phát xuất từ quả tim và tình yêu của quả tim”. Không thể nào nghĩ về Don Bosco và các sự nghiệp vĩ đại của ngài mà không nói đến tình phụ tử dịu ngọt của ngài, cũng như “quả tim nguyện xá” bao la của ngài, là cơ sở cho phương pháp giáo dục của ngài.
Đây không phải “quả tim trên tượng đài của những nhà từ thiện”, cha A. Caviglia minh giải, “quả tim đúc bằng đá bằng đồng, mà là quả tim biết rung động với “sự tốt bụng của ngưới cha và sư dịu dàng của người mẹ với những đứa trẻ thơ và là những dứa nghèo khổ nhất”. Ngài thường nói “cha đau buồn biết bao khi phải đứng nhìn những thiếu niên nghèo khổ này, đến đô nếu có thể, cha dám xé nát quả tim cha ra cho chúng”. Đó là hình ảnh thực sự của cái mà thánh Gregôriô thành Nyssa gọi là “lòng từ ái của Thiên Chúa”. Phụng vụ xưng tụng ngài là cha. Ngài rất sung sướng với tước hiệu ấy vì nó chứa đựng niềm ao ước và mối bận tâm liên lỷ của đời ngài: là làm nên một gia đình cho những kẻ “vô gia đình” xung quanh người cha.
Don Rinaldi, người kế vị thứ ba của Don Bosco nói : “Hơn là một Tu hội, Don Bosco muốn thiết lập một gia đình được đặt nền hầu như hoàn toàn trên tình phụ tử dịu ngọt, thân ái và ân cần của bề trên, và tình âu yếm con thảo, huynh đệ của các hội viên, hơn thế nữa, tuy ngài duy trì nguyên tắc của quyền bính và sự lệ thuộc tương ứng, ngài không hề muốn có bất cứ sự phân biệt nào nhưng muốn có sự bình đẳng giữa mọi người, trong mọi sự.
Ngài sung sướng được gọi là cha : “Hãy luôn gọi cha bằng tiếng cha, để cha được sung sướng”. Được cảm nghiệm tình phụ tử và bầu khí gia đình là nét đặc trưng của thời ngài, là thời người ta đề cao tính chất phụ quyền (paternalism). Quyền bính tập trung của người cha và sự kính trọng của con cái là mọât sản phẩm của nền giáo dục và nhân đức của ngài.
Ngày nay người ta đang đặt dấu hỏi đối với những ý thức hệ muốn làm suy yếu nghiêm trọng hình ảnh của người cha. Ngày nay chúng ta có thể nhận ra một sự quan tâm mới đối với hình ảnh người cha. Sự quan tâm này không chủ yếu nhắm vào việc gột sạch hình ảnh ấy khỏi những vết tích của thái độ bảo phụ. Nhưng là nhằm tìm ra nơi vai trò người cha khuôn mặt trung tâm và cần thiết cho sự tăng trưởng hài hòa và quân bình của trẻ em. Tuy nhiên, “người cha” ngày hôm nay cần thi hành vai trò của mình theo những cách thức mới.
Người cha theo cách thức mới này sẽ nắm giữ quyền bính nhưng sẽ không độc đoán. Ông sẽ quan tâm nhiều đến việc nêu gương sáng hơn là lo bảo vệ luật lệ, ông sẽ là người bạn, người anh, hơn là môït nhân vật sắm một vai trò đặc biệt nào đó. Gạt đi mọât số việc thực hành phổ biến ở thời ngài, Don Bosco cho thấy ngài quả là con người của thời đại chúng ta. Lối hành xử của ngài như một người cha quả rất phù hợp với những khát vọng thời nay về phương diện ấy. Ngài thường khuyên bảo các giám đốc: “Hãy làm cha, làm anh, làm bạn hơn là làm bề trên”. Lối xử sự của ngài như một người cha, quả thực tìm được lý do hiện hữu cốt yếu nơi tình phụ tử trong đức tin, được thánh Phaolô nhiều lần nói đến (1Tx 2,7-8,10-11). Nhưng sự dịu dàng đầy nhân tính cũng không vắng bóng trong lối ngài tỏ ra là cha.
Người đã từng mồ côi cha từ thuở lên hai, người ấy nay có đủ mọi đức tính của một người cha tự nhiên, ngoại trừ huyết nhục: tình yêu dịu dàng và mãnh liệt đối với đoàn dưỡng tử của mình, cam chịu mọi vất vả khổ đau mà một người cha phải chịu, ý thức trách nhiệm sâu xa trên cương vị một người gia trưởng và sự tân tụy chân chính và vô giới hạn mà chỉ có sự anh hùng của người mẹ mới sánh ví được. Cả cuộc đời ngài là bằng chứng về điều ấy, bằng chứng này còn được xác nhạân nơi sự thành thật của ngài khi ngài nói đại để như sau : “Các con có thể luôn luôn tin cậy hoàn toàn nơi cha vào bất cứ ngày nào giờ nào, nhất là trong những gì có liên quan đến linh hồn các con. Phần cha, cha cho các con toàn thể con người cha; có thể là ít đấy, nhưng khi cha cho các con tất cả, thì có nghĩa là cha không còn giữ lại một chút gì”.
Ngài viết cho các bề trên và học sinh trường Lanzo : “Lá thư chúng con viết kèm theo hai trăm chữ ký rất thân thương đã lấy trọn quả tim cha. Nơi tim cha không còn giữ lại một điều gì ngoài niềm ao ước mãnh liệt là được yêu các con trong Chúa, được làm điều lành cho các con và cứu rỗi linh hồn các con”.
Lá thư thời danh viết từ Roma năm 1884 cho “các con vô cùng yêu dấu” là biểu hiện cao vời về lòng dịu dàng phụ tử. Lá thư ấy chứa đựng tổng hợp tinh thần ngài, kinh nghiệm giáo dục của ngài và linh đạo của ngài. Chúng ta chỉ trưng ra hai câu ngài viết: “Phải xa các con và không được thấy, được nghe các con, điều ấy làm cha phiền muộn hơn là các con có thể tưởng”. “Nếu các con muốn được yêu, các con phải cho thấy rõ là các con đang yêu. Bằng cách nào? Bằng sự thân thiện tử tế, tín nhiệm và tin cậy”. Người thư ký trẻ của ngài, thầy C. Viglietti, để lại cho chúng ta một chứng từ đầy thú vị về cách mà thánh nhân “làm cho mình được yêu” như thế nào.
Do tò mò, thầy đã đọc một ít lá thơ thân tín của ngài. Về sau thầy ân hạân và thổ lộ cho Don Bosco. Thánh nhân phản ứng ra sao? “Ngài kéo tôi sát vào lòng ngài, gom hết các lá thơ để trên bàn, các lá thơ thân tín và các lá thơ bình thường khác và đưa cả cho tôi”.
Sự “tốt bụng có hệ thống” ấy đã đi thẳng vào con tim các thiếu niên và để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa nơi những quả tim nhạy cảm hơn.
Thánh Lêonardô Murialdo đã làm chứng đúng sự thực: “Tình yêu Don Bosco dành cho trẻ khiến chúng đáp lại tình yêu của ngài bằng một tình yêu chân thành, ở một mức độ mà ta không thể tìm thấy một thí dụ nào tương xứng”.
Hồi tưởng lại những ngày sống bên Don Bosco, Don Orione thích nói : “Tôi sẵn sàng đi trên than hồng lửa bỏng, miễn là tôi được gặp ngài một lần nữa và nói lên lòng biết ơn”.
Cha Phaolô Albera, người kế vị thứ hai của ngài cho ta một lời chứng tuyệt diệu : “Phải nói rằng Don Bosco có một tình yêu đặc biệt với riêng từng người chúng tôi theo cách thức độc đáo của ngài. Chúng tôi cảm thấy bị ngài thu hút mả không thể cưỡng lại được. Tôi cảm thấy mình bị nhốt chặt trong một tình yêu mãnh liệt lúc nào cũng nuôi dưỡng tư tưởng, lời nói và hành động của tôi. Tôi thấy mình được yêu thương một cách mà trước đó tôi chưa hề được cảm nghiẹâm bao giờ, rất là độc đáo, vượt trên mọi thứ tình yêu khác, ngài xô đẩy chúng tôi hoàn toàn vào chung với nhau, như là một bầu khí đầy vui tươi và thỏa mãn. Cái gì nơi ngài cũng có một sức thu hút ghê gớm. Nơi những tâm hồn trẻ trung của chúng tôi, thứ thu hút ấy chẳng khác gì một thứ bùa mê mà chúng tôi không tài nào cưỡng nổi. Mà nếu có thể cưỡng lại được đi nữa, thì chúng tôi cũng không dại gì mà làm như thế, cho dù có đánh đổi lấy tất cả vàng bạc trên thế gian này. Chúng tôi mừng rỡ hết sức vì ngài có uy lực đặc biệt như thế trên chúng tôi. Sức thu hút ấy rất tự nhiên nơi ngài. Ngài chẳng cần gò ép hay cố gắng gì. Không thể nào khác được, bởi vì sự thánh thiện của ngài kết hợp với Thiên Chúa là một đức ái trọn hảo tuôn chảy từ từng lời nói và hành vi của ngài. Ngài lôi kéo chúng tôi đến với ngài để thông chuyển cho chúng tôi sự đầy tràn tình yêu siêu nhiên mà ngài ấp ủ trong lòng. Từ sức thu hút kỳ lạ này nảy sinh sự kỳ diệu của việc ngài thu phục cõi lòng chúng tôi. Những năng khiếu tự nhiên thật nhiều ở nơi ngài trở thành siêu nhiên nhờ sự thánh thiện của đời sống ngài”.
“Luôn luôn là một người cha”, nhưng Don Bosco không bao giờ là một người cha hèn yếu nhu nhược, ngài không bao giờ sao nhãng trách nhiệm những phận vụ đáng ghét, ngài thường để các người cộng sự gánh vác, nhưng hết mọi người đều ý thức rằng ngài cương quyết và yêu sách, nhất là trong vấn đề trọâm cắp, lộng ngôn và gương mù.
Ngài thường nói: “Don Bosco là người dễ tính nhất trên đời: Các con cứ việc chạy nhảy nô đùa thả cửa, Don Bosco sẽ dung thứ hết, nhưng chớ giết hại các linh hồn, lúc đó ngài sẽ không dung tha đâu”. Đức Hồng y Cagliero kể lại : “Hồi tôi đang thực tâp, có một thiếu niên đơn sơ trong trắng trở thành nạn nhân do gương mù của một người lớn. Vừa khi nghe biết điều đó, Don Bosco thấy đau đớn tê tái. Ngài cuống cuồng và bật khóc trước mặt tôi. Ngài làm việc đền bù vì sự vô tội đã bị mất ấy với tấm lòng hiền phụ, nhưng với một sự cương quyết cũng lớn lao như thế, ngài ra lệnh thải hồi kẻ xấu ngay tức khắc”.
Ngay cả trong những trường hợp như thế, ngài không để mất cõi lòng phụ tử vĩ đại của ngài. Thường ngài không trừng phạt kẻ mắc lỗi, nhưng kêu hắn tới, chỉ cho hắn thấy sự nặng nề của lỗi phạm, xin hắn ăn năn hối lỗi thực lòng và rồi bao giờ cũng cảm thấy đau đớn khi phải gởi trả hắn về cho cha mẹ, hay người bảo lãnh hắn. Ngài sẽ tiếp tục đối xử thân thiện với hắn mãi mãi. Ngài rất cứng rắn trước sự cố ý bất tuân. Năm 1859, lần đầu tiên ngài phải giải tán ban kèn đồng, niềm tự hào của Nguyện xá, lý do là vì họ đã không tôn trọng những qui định và cương quyết của ngài, trừ bốn người, tất cả những nhạc công khác đã bị đuổi khỏi nhà.
Ngài đầy lòng phụ tử, nhưng cũng yêu sách với các cộng sự viên thân cận của ngài. Cha Celestino Durando, Giám học, đã đi ngược lại những chỉ thị của ngài và thay đổi chương trình học của “khóa học vắn”. Do sự thay đổi này, các học sinh yếu kém hơn cảm thấy chán nản và bỏ học. Don Bosco rất khó chịu và bày tỏ nỗi bất bình của ngài : “Nếu con biết vâng lời thì đâu có xảy ra sự tệ hại ấy”. Cha Durando cố tìm lời chống chế, Don Bosco gạt ngang : “Vấn đề không phải chỗ đó, vấn đề là chỗ chúng ta đã đồng ý với nhau một đàng mà ta lại đi làm một nẻo, vâng phục ở chỗ nào?”. Don Bosco đòi hỏi mọât mức hoàn thiện cao hơn nơi những ai có nghĩa vụ ấy.
Chúng ta không bao giờ có thể nói cạn lời về tình phụ tử của Don Bosco. Nhưng nếu chúng ta không thấy đươc sư kết hợp hài hòa và tích cực của sự hiền dịu và cương quyết, sự ngọt ngào và nghiêm khắc nơi ngài, kể như chúng ta chưa bàn gì về tình phụ tử đích thực cả.
Nhạy cảm và cương nghị
Giờ đây chúng ta xét tới đức tính thứ ba. Don Bosco là một con người có tính nhạy cảm hiếm hoi và sâu xa, dễ xúc cảm đậm đà, ngài dễ rung động và dạt dào lòng trìu mến, có khả năng vui với người vui, khóc với người khóc. Bác sĩ săn sóc ngài quả quyết rằng trong những cuộc trò chuyện thân mật thường xuyên với Don Bosco, ông bị đánh động bởi “sự nhạy cảm thể lý tọât độ” của ngài. Và sự nhạy cảm thể lý này không bao giờ tách rời “sự nhạy cảm tinh thần thật hiếm hoi và ngoại lệ”. Tính nhạy cảm bẩm sinh này có cái gì là dịu dàng và đầy tình mẫu tử mà ngài đã thừa hưởng từ mẹ Margaritta và Đức Maria rất thánh, hai người Mẹ luôn sống động trong cuộc đời ngài.
Sự nhạy cảm này đã lộ rõ ngay từ thời niên thiếu của ngài, và tháng năm trôi đi lại làm cho nó thêm nét dịu dàng.
Trẻ con hầu hết đều hay khóc, và dễ quên ngay mọi sự. Bé Gioan thì khác hẳn, một con sáo nhỏ của cậu bị chết cuũng làm cậu khóc ròng nhiều ngày. Về sau cái chết đột ngọât của cha Calosso và rồi của nngười bạn Comollo đã gieo vào lòng thầy một nỗi buồn sâu sắc khôn nguôi. Khi còn là một linh mục trẻ tuổi, cha xúc đông sâu sắc trước những đứa trẻ bơ vơ vất vưởng ngoài đường phố Torino và đàng sau những song sắt của nhà tù. Ngài không chịu nổi cảnh hấp hối của mẹ ngài và phải lui vào một phòng ở kế bên. Sau này khi đọc lại tiểu sử vắn tắt của bà do cha Lemoyne, ngài không cầm nổi nước mằt. Chỉ cần nghĩ tưởng tời Đaminh Savio cũng đủ làm ngài xúc đọâng : “Mỗi lần sửa bản thảo (Tiểu sử Đaminh Savio), cha đều phải rơi lệ”.
Đầy thương cảm sâu xa và chân thành, ngài chia sẻ những đau đớn của các thiếu niên đau đớn, mất người thân hay gặp những nỗi bất hạnh. Ngài xúc động trước những biểu hiẹân tình cảm nhỏ nhặt nhất, khi được đón rước sau mỗi lần phải xa nguyện xá lâu dài, và xúc động trước những cử chỉ ân cần của những ân nhân và bạn hữu.
Ngoài sự dịu dàng tự nhiên này, Don Bosco còn có “ơn châu lệ” thiêng liêng mà chúng ta vẫn gặp thấy nơi các thánh khác. Ngày nay hiện tượng này của đời sống Kitô giáo chẳng gây ấn tượng cho chúng ta bao nhiêu, bởi vì con người ngày hôm nay đã trưởng thành hơn rồi. Thế nhưng nếu phân tích kỹ chúng ta sẽ nhận ra khi “ơn nước mắt” này là chân thật thì đó là một dấu hiệu của sự thánh thiện. Ơn nước mắt được sinh ra nơi tâm hồn đầy tràn Thiên Chúa khi linh hồn ấy chân thực, khi linh hồn suy niệm với lòng kinh ngạc sự vĩ đại vô cùng của Người, khi chiêm ngắm tình yêu cứu độ, lòng thương xót, nhân hậu và công chính của Người, khi chiêm ngắm về sự thương khó của Chúa Kitô, sự nặng nề của tội, sự luận phạt đời đời và, nói chung, về những mầu nhiệm của đức tin chúng ta.
Đức Hồng y Cagliero luôn có những bằng chứng đáng tin cậy, ngài nói: “Mỗi khi Don Bosco giảng về tình yêu Thiên Chúa, về các linh hồn hư mất, về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô ngày thứ Sáu tuần thánh, về bí tích Thánh Thể, về sự chết lành và về niềm cậy trông, niềm hạnh phúc thiên đàng, những lúc đó các bạn tôi và tôi thấy ngài rơi lệ nhiều lần, khi thì vì yêu mến, khi thì vì đau đớn, và có khi vì vui sướng. Ngài tràn trề niềm say mê thánh thiện mỗi khi ngài nói bề Đức Trinh nữ Maria, về lòng nhân từ và sự trong sạch Vô nhiễm của Người”.
Tính nhạy cảm của ngài mạnh đến nỗi có thể làm chao đảo thế quân bình rất tế nhị của ngài, nếu như ngài đã không có những nhân đức bổ túc như sự tự chủ hoàn toàn nơi giác quan, nơi các khả năng cao hơn của ngài, và nghị lực phi thường của tâm trí. Những người quá nhạy cảm thường tỏ ra rất tự ái, tính khí thay đổi thất thường và dễ nóng giạân bực bội vì những chuyện không đâu. Họ thường dễ lao xuống vực thẳm.
Chúng tôi đã có dịp nhắc đến những cố gắng anh hùng mà Gioan Bosco đã thực hiện để kiểm soát và hướng thiện về những khía cạnh bất lợi của tính khí ngài, những khía cạnh ấy rất có thể đã làm tan vỡ một con người, làm mất đi một vị thánh. Chúng tôi không cần lập lại điều đó nữa. Chúng tôi chỉ nêu ra rằng giả như ngài không có sự nhạy cảm sâu sắc, chúng ta đã chẳng có “lòng trìu mến salêdiêng” có khả năng yêu và làm cho mình được yêu qua các dấu hiệu. Đây là một điều cốt yếu trong linh đạo Salêdiêng. Nhưng điều này lại cũng chẳng có thể có nếu ngài đã không có môt lòng trong sạch vô tì tích, một sự kính trọng cao vời đối với nhân vị của trẻ em. Ngài thường không hôn hít vuốt ve trẻ em như các bà mẹ thường làm.
Khi trao phần thưởng hay tỏ dấu khen ngợi một em nào, ngài chỉ thường đăt nhẹ tay chốc lát trên vai hoặc má, ngón tay hầu như không chạm tới. Cha Reviglio nói : “Nơi những cử chỉ như thế, có cái gì là trong sạch, là trinh khiết, là đầy tình phụ tử, khiến những cử chỉ ấy như muốn truyền đạt cho chúng tôi tinh thần khiết tịnh của ngài, và chúng tôi cảm thấy say mê”.
Cả ở đây nữa “nhạy cảm” và “tự chủ”, “dịu dàng” và “cương nghị” là những nhân đức bổ túc nhau: Ta không thể nói đến điều này mà không chạm đến điều kia.
CHƯƠNG 3: MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO
Khi một nhà báo người Anh, Douglas Hyde ngỏ ý cho ông Inhaxio Siloné biết mình dự định viết một tiểu sử của cha Orione, ông nhận được câu trả lời như sau từ nhà sử học vốn đã từng cống hiến nhiều cho việc phổ biến văn học nước Ý trên thế giới: “Làm gì thì làm, nhưng xin anh đừng biến cha Orione thành một ông Công giáo Beveridge khác (Beveridge là một nhà Kinh tế học người Anh nổi tiếng). Nếu thế, ông sẽ chỉ tước mất sự vĩ đại của ngài.Đành rằng cha Orionê đã làm nhiều việc từ thiện như nhiều người khác và còn hơn nhiều người khác nữa rong lãnh vực công bằng xã hội. Đặc sủng phi thường của ngài là ở chỗ ngài chỉ dựa hoàn toàn vào một mình Thiên Chúa trong tất cả mọi việc ngài làm.
Với Don Bosco cũng vạây, ngoài Thiên Chúa, cuộc sống của ngài không có ý nghĩa, cuộc sống ấy chỉ có ý nghĩa trong ánh sáng sự thánh thiện của ngài, một sự thánh thiện vừa ẩn vừa hiện.
Sự thánh thiện kín đáo.
Lúc sinh thời, sự thánh thiện của Don Bosco được giấu ẩn hơn là hiển hiện. Nhiều người thoáng gặp ngài không nhận ra được sự thánh thiện của ngài. Cả khi danh tiếng ngài đã nổi lên như một vị thánh sống bên kia biên giới nước Ý và châu Âu, vẫn có người còn hoài nghi coi ngài là mọât con người bí ẩn hơn là một vị thánh. Đức Hồng y Ferrieri từng thốt lên : “Don Bosco ấy à! Don Bosco là một tay láo phét, môt tay đại bịp, một con người cao ngạo muốn áp đặt ý riêng trên Thánh bộ… Tóm lại, Don Bosco muốn gì? Ông ta chẳng phải con người học thức cũng chẳng phải thánh thiện. Lẽ ra ông ta phải biết vâng lời Giám mục hơn là cứ bướng bỉnh muốn lập một Tu hội…” Người ta coi ngài là quá “lưu manh”, quá “cứng đầu”, “tham tiền”, “lắm miệng” và “thích được nói đến”.
Định luật trọng lực cũng tác động trong thế giới các thánh: các thánh thu hút lẫn nhau và các ngài thông cảm nhau rất nhanh. Thế mà, thánh Leonardo Murialdo, người đã từng quen biết Don Bosco từ năm 1851 lại dã thừa nhận rằng mình khó mà tin được ở sự thánh thiện của ngài. Mãi về sau cha mới thay đổi ý kiến khi cha “bắt đầu trở nên thân thiết ngài hơn”, khi cha thấy rằng “những công cuộc của ngài cho thấy một con người xuất chúng”, và những công cuộc lại có lợi cho chính cha nữa.
Ngược lại, tiếng tăm của ngài lại nổi như còn ở nguyện xá. Ngay từ năm 1861, khi ngài mới ngoài 40, tại nguyện xá đã thiết lập một tiểu ban ghi chép những lời nói và hành động nào của Don Bosco “có dáng dấp siêu nhiên”. Hồng y Cagliero tuyên bố : “Nếp sống của ngài tỏ ra bình thường không có chi đặc biệt, giống như bất kỳ linh mục gương mẫu nào, ngay cả đối với những ai đã từng sống với ngài từ buổi đầu”.
Cha E. Ceria đã viết : “Ít có ai lạ thường đến thế trong những việc bình thường như vậy. Ngài lúc nào cũng tỏ lộ một phong cách tự nhiên trong việc lớn cũng như nhỏ khiến thoạt nhìn ta không thấy gì hơn là một linh mục tốt”.
“Một linh mục tốt” đương nhiên rồi, nhưng không phải đủ thu hút sự chú ý của ta tới sự thánh thiện cao vời của ngài, đáng để đươc phong thánh. Cha Phanxicô Gresino tâm sự : “Tôi đã thấy và hiểu rằng Don Bosco là một linh mục rất tốt, ngài lao nhọc chỉ vì chúng tôi mà thôi, và ngài được tất cả chúng tôi yêu mến. Nhưng không bao giờ tôi có ý nghĩ là một ngày nào đó ngài đi vào hồ sơ Phong thánh”.
Cha Philip Rinaldi và các vị khác cũng cùng ý kiến. Cái bản chất hiện thưc nhất của sự thánh thiện nơi ngài luôn được che giấu dưới cái phong cách giản dị, vui tính và rất hồn nhiên của ngài. Ngài cố gắng để không làm lộ ra cho người khác cái bí mật của Thiên Chúa. Cố gằng này ngài đạt được chính là nhờ lòng khiêm nhường cũng như bản chất tự nhiên của ngài. Tính khí con người Piémont thường kín đáo, tránh bộc lộ cái gì thâm sâu ra bên ngoài.
Don Bosco luôn nói nhiều đến các dự tính và công việc của mình. Ngài rất đơn sơ khi tâm sự với các con cái ngài: “Cha không phải giấu giếm các con điều gì” nhưng ngài không muốn bộc lộ đời sống riêng tư của mình cho bất kỳ ai. Cha P. Stella viết : “Các trang tự thuật các mẫu ghi chép cá nhân của ngài không giống những trang sách tự thuật của thánh Teresa Avila hay của thánh Teresa Lisieux. Hiếm thấy Don Bosco diễn tả những tâm tình tôn giáo của mình, những lý do hành động của mình”.
Đây không phải chỉ là vấn đề cuả tính khí, những ai nhìn Don Bosco từ ngoài vào luôn luôn bị ấn tượng bởi hoạt động không biết mệt mỏi của ngài, khả năng tổ chức và những công trình to tát, hơn là bởi sự thánh thiện chân chính của ngài. Như Cha E. Caviglia đã vạch ra thật đúng, dáng vẻ bề ngoài của ngài đã che giấu đời nội tâm sâu xa của ngài : “Chúng tôi phải nói rằng qua những năm tháng say mê hoạt động của ngài, ít người thấy được Don Bosco là một con người cầu nguyện như thế nào. Thậm chí chúng tôi còn dám nói thêm rằng ngay cả những người viết về ngài và về những công cuôc của ngài cũng không luôn luôn dò thấu đươc tinh thần cầu nguyện thâm sâu của ngài. Họ thấy hứng thú hơn khi thuật lại những biến cố kỳ diệu”.
Cái vẻ bề ngoài vô kỷ luật và mất trật tự trong các nhà của Don Bosco vào những giai đoạn khó khăn ban đầu không hề phủ nhận sự thánh thiện của ngài. Ai mà không biết đến tinh thần gia đình tại Valdocco, ở đó bề trên và học sinh sống với nhau như anh em, ở đó lòng kính sợ Chúa và đức ái của Tin mừng thống trị như luật tối thượng: những người thheo đuổi những phương pháp giáo dục khác thậm chí còn có thể nghi ngờ hiệu năng và giá trị đào luyện của phương pháp mà thánh nhân sử dung. “Nếu thực Don Bosco có tinh thần đạo đức”, vị Hồng y tương lai Parocchi tự nhủ lúc ngài thấy vì sự huyên náo của lũ trẻ trong phòng thánh, “Don Bosco hẳn phải ngăn ngừa những rối loạn như thế”.
Đức ông Tortonê là tham vụ Tòa thánh nơi chính quyền. Đức ông đã gởi bản báo cáo về việc điều hành nguyện xá cho Thánh bộ các Giám mục Tu sĩ ngày 6.8.1868. Trong bản báo cáo, ngài đã không che giấu “ấn tượng bất lợi” của ngài trước những điều mắt thấy tai nghe trong giờ chơi của học sinh : “Học sinh và các thầy tư giáo chạy nhảy lăng xăng, đùa giỡn và thậm chí còn lấy tay vỗ vào trán nhau, các thầy tư giáo thì chẳng ra thể thống gì, còn các học sinh thì chẳng tỏ ra hoặc tỏ ra rất ít lòng kính trọng. Ông cha Bosco tốt bụng thấy các tư giáo vào nhà thờ là lấy làm mãn nguyện lắm rồi, chứ ông chẳng để tâm gì tới việc đào luyện giáo sĩ đích thật cho các thầy”. Đương nhiên Don Bosco vui sướng khi mọi việc suông sẻ, nhưng ngài không phải là hạng người cầu toàn. Với lòng kiên nhẫn và hiền lành, ngài sẵn sàng dung tha tính sôi nổi tuổi trẻ của các người đồng sự, miễn là ngài thấy họ có lòng đạo đức thật, yêu lao động và có luân lý chắc chắn. Ngài xác tín hơn bất kỳ ai rằng người ta không phải sinh ra đã trưởng tthành và hoàn hảo, họ chỉ dần dần trở nên như thế mà thôi. Một châm ngôn của ngài là: “Các công trình của Chúa được hoàn thành dần dần”. Thực tế chứng tỏ là ngài đúng: các công cuộc của ngài lúc khởi đầu có chút ít lộn xộn, nhưng bao giờ cũng kết thúc trong trật tự.
Ngài nói vào năm 1875: “Đã có nhiều sự lộn xộn bề ngoài vào những năm đầu tại nguyện xá… Cha nhận ra những lọân xộn ấy, lưu ý những ai có trách nhiệm, nhưng cha cứ để vậy, bở vì chúng không xúc phạm tới Chúa. Giả như cha đã dẹp hết những điều bất trật tự ấy ngay lập tức, hẳn cha đã phải đuổi hết các học sinh và đóng cửa nguyện xá. Một bầu khí thoải mái nào đó đã làm tiêu tan mọi sự khó chịu”.
Cha Bonetti muốn mọi sự trong trường của mỉnh phải thật hoàn hảo. Don Bosco viết cho cha : “Mục tiêu của chúng ta là cái tối hảo”, nhưng ngài viết thêm, “Tiếc thay chúng ta phải bằng lòng với cái tầm thường giữa biết bao nhiêu cái xấu xa”. Khi cha Cafasso nhấn đi nhấn lại rằng “Phải thi hành điều thiện một cách hoàn hảo”, Don Bosco đã trả lời với đầy xác tín, “giữa quá nhiều khó khăn, đôi khi làm điều thiện một cách vừa phải cũng đủ rồi”.
Câu nói trên cửa miệng ngài, “Cái toàn thiện là kẻ thù của cái tốt” giải thích khá rõ một trong những xác tín thâm sâu nhất của đời ngài. Ngài không để cho chứng say mê cái hoàn thiện bóp nghẹt những công cuộc bác ái nhiều vô kể của ngài. Ngài luôn luôn nghĩ rằng làm việc thiện, cho dù chỉ “tạm tạm thôi” vẫn ích lợi cho nước Trời hơn là cứ đợi thời cơ để có thể làm “thật khá” trong một tương lai không lấy gì làm chắc. Với một quả chanh tầm thuờng ta cũng có thể pha một ly nước chanh ngon rồi.
Cũng vậy, thánh nhân có thể làm những việc kỳ diệu ngay cả với những con người bình thường không có năng khiếu bao nhiêu.
Sau cùng ta phải nói rằng nhiều khi những cách xử sự tế nhị và hồn nhiên của Don Bosco, lối ngài xuất hiện trước công chúng, đều không dễ cho ta thấy đúng cái phối cảnh của sự thánh thiện của ngài.
Bà quý tộc Beaulieu de Nice, người biết nhiều về cha sở thánh thiện họ Ars đã khẳng định rằng: bà hiểu khá rõ sự thánh thiện của thánh nhân. Thế nhưng vào một bữa tiệc đãi Don Bosco, bà đã phải chưng hửng khi thấy ngài đứng dậy tươi cười nâng ly chúc mừng các khách dự tiệc. “Ngài có thể là một ông thánh được sao?”, bà nghĩ thầm trong lòng. Nhưng bà đã thay đỗi cái nhìn khi bà nghe ngài nói thật dịu dàng: “Cho dù anh em ăn hay uống, anh em hãy làm mọi sự nhân danh Chúa”.
Khi cha Mocquereau, dòng Biển đức thấy ngài “Râu không cạo, tóc bù xù, quần áo rách nát”, cha đã có ấn tượng không đẹp về ngài. Cha nói : “Lần gặp gỡ đầu tiên ấy chỉ cho tôi một cái nhìn thuần tự nhiên về ngài mà thôi”.
Ngược lại, những ai vượt qua được những ấn tượng ban đầu ấy và quan sát ngài kỹ hơn, đăc biệt vào giai đoạn cuối đời ngài, đều không cần phải cố gắng để có thể nhìn ra nơi khuôn mặt ngài “dấu nét một con người của Thiên Chúa được tách riêng để lo mọât nhiệm vụ đăc biệt… điều đập ngay vào mắt chúng ta là nụ cuời dịu ngọt của ngài, cặp mắt tinh anh, lòng tốt vô bờ và ý chí sắt đá của ngài” (Saint Génert, phóng viên báo Figaro).
Sự thánh thiện hiển hiện
Sự thánh thiện vừa kín ẩn vừa hiển hiện : đây là một trong muôn vàn những nghịch lý trong cuộc đời Don Bosco. Ngài cố gắng che giấu nội tâm ngài bằng một tinh thần khiêm tốn tự ý, và tính khí ngài giúp ngài trong viẹâc này. Ngài ra sức giấu kín cái tôi tốt đẹp của ngài. Nhưng sự thánh thiện tỏa sáng nơi con mắt thấm nhập vào cả con người ngài như mọât tia sáng. Có thể nhận ra sự thánh thiện ấy qua phong cách toàn diện của ngài. Giống như người nghệ sĩ để lại dấu vết nơi tác phẩm của mình, Don Bosco cũng để lại dấu ấn sự thánh thiện nơi những gì ngài nghĩ, nói, viết, làm và bảo người khác làm. Xem quả thì biết cây, nhìn các hành vi lành thánh thì biết được sự thánh thiện. Những hành vi ấy khác nào vô số những đường xoắn ốc mà Giáo hội nương theo để xâm nhập vào các linh hồn các con người thánh thiện và đánh giá được mức anh hùng của các ngài.
Hàng ngàn vạn trang giấy liên hệ đến án kiện phong thánh Don Bosco là bài ca về sự thánh thiện của ngài. Các vị bồi thẩm và chánh án không cần mất nhiều thời giờ nghiên cứu án kiện của ngài mà vẫn nhận ra ngay rằng mặc dầu đời sống ngài tràn ngập hoạt động, song Thiên Chúa và chỉ mình Thiên Chúa mới là trung tâm thực sự và duy nhất của đời ngài. Cha Phaolô Albera viết về Don Bosco : “Nếu làm việc cho đến chết là điều thứ nhất của luật Salêdiêng, viết bằng gương sáng của ngài hơn là bằng mực, thì viẹâc gieo mình vào vòng tay Thiên Chúa và không bao giờ rời khỏi đó chính là hành vi hoàn hảo nhất của ngài”.
Rõ ràng ngài chỉ được thúc đẩy bởi những động cơ siêu nhiên trong các hoạt động đa dạng của ngài… Sự gắn bó hoàn toàn vào Đức Kitô, Thần Khí của Người và Giáo hội. Cũng rõ ràng là mối kết hiệp mật thiết của ngài với Thiên Chúa phong phú đến độ không có sự đứt đoạn. Sự mật thiết ấy, ngược lại, tăng triển tới mức thấm nhập hết cả đời ngài, một cách tuyệt đối nhất và trong suốt nhất.
Người ta thường nói rằng tất cả các thánh đều là con đẻ của thời kỳ bán khai (Gothic Period); nói cách khác các thánh đầy những khát vọng vô tận về cái siêu việt. Đối với các ngài, đủ có nghĩa là không bao giờ đủ. Là người thỉnh nguyện cho án kiện phong thánh, Đức Hồng y Vives y Tutto viết : “Tôi lấy làm sung sướng được học hỏi tận bề sâu cuọâc đời của Don Bosco, và nhờ đó tôi hiểu ra rằng ngài quả là một vị đại thánh. Tôi đã tận tay sờ mó được ngài, quả là một kho tàng các nhân đức: một lòng yêu mến Đức Mẹ giống như lòng yêu của các vị đại thánh, một sự say mến cuộc khổ nạn làm se thắt tim ngài và là một dấu không phai nhòa của sự thánh thiện, ngài lạ thường trong những cái tầm thường khiến chẳng có gì nổi bật trong cuộc sống thường nhật bên ngoài của ngài. Quả thực, tôi đã học hỏi tường tận cuộc đời của Don Bosco, và hình ảnh của ngài xuất hiện trước mắt tôi như là một sự quan phòng hơn bao giờ hết”.
Đức Hồng y còn khẳng định thêm : “Tôi đã nghiên cứu rất nhiều án kiện phong thánh khác, nhưng chưa bao giờ thấùy có án kiện nào đầy dãy cái siêu nhiên như vậy.
Vị bảo vệ đức tin, tương lai là Hồng y Salotti, sau khi đào sâu sự hiểu biết về Don Bosco đã thú nhận rằng ngài cảm kích không phải vì “hoạt đọâng tông đồ kỳ diệu của ngài” cho bằng “vì công trình đầy khôn ngoan và cao vời của sự trọn lành Kitô giáo của ngài”. Và quay về Đức Pio XI, Đức Hồng y thêm : “Thưa Đức Thánh Cha, Don Bosco đã nổi danh khắp nơi như thế rồi, ngài sẽ còn được ca ngơi hơn biết bao nhiêu nếu như mọi người hiểu biết được một cách tường tận và đầy đủ cái khía cạnh thứ hai này nơi khuôn mặt vĩ đại của ngài”.
Thánh vịnh gia nói: “Thiên Chúa thật kỳ diệu nơi thánh điện Người”. Nhưng cái thánh điện mà chính Người xây dựng nên bằng những viên đá tuyển chọn sống động là các thánh còn kỳ diệu và đa dạng biết bao. Don Bosco là một trong những viên đá ấy, hơn nữa, ngài là viên đá góc trong vai trò lập dòng và là gia trưởng của mọât linh tông đông đúc. Đức Hồng y Schuster nói : “Muốn giới thiệu một khuôn mặêt khác có cùng tầm cỡ như Don Bosco, ta phải giở lại lịch sử Giáo hội qua nhiều thế kỷ, trong đó có các vị thánh sáng lập những dòng tu khác”.
CHƯƠNG 4: VỊ THÁNH LÀM PHÉP LẠ NHƯNG KHÔNG GÂY KHIẾP SỢ
Tiếng đồn Don Bosco là người làm phép lạ đặc biệt lan rộng vào thời kỳ cuối đời ngài, là một lời đồn thổi có căn cứ. Ngài đọc được những bí ẩn của lương tâm, có ơn chữa bẹânh và làm phép lạ, kinh nghiệm được những mưu ma chước quỷ và cả những hiện tượng xuất thần vào giờ phút chót đời ngài.
Không ai còn nghi ngờ gì về vô số những sự kiện ngoại thường tràn ngập đời sống Don Bosco. Phân tích kỹ, chúng là những sự kiẹân lành mạnh, cho dù có ít nét tô điểm mang tính chất truyền thuyết đã phóng đại mọât số giai thoại, và cho dù có một số sự kiện chưa được kiểm chứng đầy đủ.
Khác với con người thời trung cổ,con người hiện đại rất hoài nghi về các hiện tượng lạ thường, sự kiện này không phải ý do đủ để chúng ta không đề cập tới cái lạ thường. Giữa sự tin tưởng ngây thơ và sự bác bỏ có hệ thống, còn có chỗ cho sự kiểm chứng mọât cách kính cẩn. Đức Phaolô VI từng nói : “Nếu Giáo hội thận trọng và ngờ vực về những ảo tưởng tâm thần có thể có nơi những người từng quả quyết là gặp những hiện tượng lạ thường, thì Giáo hội lại tỏ ra và muốn hết sức kính cẩn trước những kinh nghiệm siêu nhiên được ban cho một số tâm hồn, hay trước những biến cố kỳ diệu mà thỉnh thoảng Thiên Chúa cho phép xảy ra giữa dòng biến chuyển tự nhiên”.
Bởi thế sư ngờ vực đầy thiên kiến về cái “lạ lùng” đầy dẫy trong cuộc đời Don Bosco là một sự ngờ vực không biện minh được. Đương nhiên ta không được lẫn lộn phép lạ, lời sấm và các biến cố lạ thường với sự thánh tthiện. Sự thánh thiện là động năng anh hùng của đời sống thuộc thần và nội tâm. Các ân điển kia, cốt yếu là lợi ích của Giáo hôi, có thể phô bày và kích thích sự thánh thiện.
Vậy mà, người làm phép lạ thường là một vị thánh gợi lên sự tôn kính và cả sự sợ hãi, bởi vì ngài gần gũi Thiên Chúa. Chính là vì được quyền lực thần linh bao phủ, nên ngài ít nhiều là một vị thánh tư tế uy nghi lẫm liệt. Sự mô tả này hẳn không phù hợp với Don Bosco, “người làm phép lạ không gây sự sợ hãi”.
Kỳ diệu trong một hào quang dịu dàng
Quyền lực thần linh đi vào cuọâc sống ngài một cách âm thầm, hầu như lén lút khiến nhiều người thậm chí không nhận ra được điều ấy. Cha J.Lemoyne viết: “Ngài phô bày sự lạ thường bằng một sự đơn sơ tọât độ, khiến cái lạ thường ấy dường như được bao bọc bằng một hào quang dịu dàng, ít bí ẩn đối với bản tính hèn kém của chúng ta”.
Chẳng hạn, khi Bánh thánh được hóa ra nhiều trong tay ngài, chỉ mình ngài biết mà thôi. Khi ngài làm những ổ bánh mì cho bữa điểm tâm nhân lên thành hàng trăm ổ, chỉ có Phanxicô Dalmazzo biết được, vì anh lúc đó nấp đàng sau thánh nhân để rình xem sự lạ. Khi ngài hóa những hạt dẻ ra nhiều để làm hài lòng các học sinh của ngài, ngài làm việc đó với điệu bộ thư thả của nhà ảo thuật lấy từ trong chiếc hộp kỳ diệu của mình hết vật này đến vật khác.
Khi tiếng đồn về các phép lạ của ngài lan ra hoặc khi có học sinh đơn sơ xin ngài giải thích, thì thánh nhân nửa đùa nửa thật nói một câu khôi hài nào đó rồi lảng ngay sang một chuyện khác.
Còn về “ơn chữa bẹânh lạ lùng” ngài thấy dễ thuyết phục người ta để họ tin rằng người làm phép lạ chính là Đức Mẹ. Ngài nói: “Đức Mẹ là Đấng làm phép lạ, Đấng ban ơn lành, và thực hiện các phép lạ nhờ quyền năng vĩ đại Mẹ nhận được từ Con Mẹ”. Ngài quá xác tín điều đó đến độ ngài không ngần ngại những ơn lành nhận được nhân danh Đức Mẹ”.
Do chính bản chất của chúng, nhiều sự kiện sẽ không bao giờ được biết đến, chúng ta có thể nghĩ tới việc ngài tỏ cho người ta biết tội lỗi của họ, đọc được những tư tưởng thầm kín và nói ra một số lời tiên tri cho một số cá nhân nào đó. Như thế, một người có thể sống lâu năm bên cạnh Don Bosco mà vẫn không biết về các chuyện như thế. Đó là trường hợp của Algelo Savio, khấn dòng năm 1860 và đã tuyên bố trong án kiẹân phong thánh: “Có mấy anh em hội viên quả quyết với tôi rằng Don Bosco được những ơn đặc biệt của Chúa như dò thấu lương tâm, nói tiên tri và các ơn tương tự, nhưng tôi thì không thể nào có một phán đoán về những chuyện như thế”. Đức cha Bertagna cũng nói y hệt: “Tôi không hề có một lý luận vững chắc rằng để tin rằng những chuyện như thế có thật”. Don Bosco được phú bẩm một trực giác tâm lý rất sâu sắc, bởi thế thật khó minh định được rõ ràng đường ranh giữa đoàn sủng và các ơn thiên phú.
Don Bosco đã bộc lộc cho bác sĩ Albertotti : “Cứ cho tôi một đứa bé dưới 14 tuổi, tôi sẽ làm cho nó thành cái tôi muốn”. Con người nào là tác giả của câu nói đầy soi sáng ấy? Don Bosco đoàn sủng hay Don Bosco con người? Có lẽ cả hai.
Các “giấc mơ” của ngài đáng chúng ta chú tâm cách riêng. Chúng ta biết rằng giấc mơ thuộc lãnh vực trí tưởng tượng, và nó là sản phẩm của vô thức. Mơ là thành phần cốt yếu trong đời sống con người. Không thể sống mà không mơ. Giống như mọi người, Don Bosco đêm nào cũng nằm mơ, nhưng mọât số giấc mơ của ngài hoàn toàn khác hẳn các giấc mơ bình thường. Ngài nói rằng thỉnh thoảng ngài thích “phịa ra” trong đầu óc “những chuyện ngụ ngôn”, “chuyện cổ tích” hay “chuyện răn đời” và đem kể lại cho học sinh và các hội viên salêdiêng vì các câu chuyện như thế có giá trị luân lý và đào luyện. Điều này được thấy rõ qua lối mà ngài thường dùng để mở đầu một giấc mơ. “Ngay cả câu chuyện cha sắp kể cho các con cũng có thể dạy chúng ta một điều gì”.
Một số giấc mơ không những chỉ diễn tiến theo một luận lý mạch lạc hoàn hảo, mà còn đi trước các biến cố tương lai, rọi sáng vào vai trò lập dòng của ngài, và báo trước một vài cái chết rất gần. Dựa trên nguyên tắc “Tôi không tin ở chúng”, ngài coi chúng như những mưu chước tinh vi của ma quỷ. Nhưng rốt cuộc ngài buộc phải nhìn nhận chúng bởi vì sự việc đã xảy ra đúng như thế. Khi ngài đã chín chắn, ngài không ngần ngại coi chúng là “siêu nhiên”.
Các giấc mơ – thị kiến – có liên quan đến thời kỳ ban đầu của đời ngài và sau này tới kinh nghiệm ở Valao độngocco. Chúng kỳ lạ nhưng rất giàu chất luân lý và thiêng liêng. Vị thánh giáo dục đã sử dụng chúng rất tài tình để khử trừ việc xúc phạm đến Chúa trong nhà của ngài, để tán dương vẻ đẹp của đời sống ân sủng và tình nghĩa thiết với Chúa, và nhóm lên sự hưng phấn nơi những người tin vào tương lai xán lạn của công cuộc ngài.
Bên cạnh những giấc mơ ấy mà chúng ta có thể gọi là những giấc mơ “nhỏ”, vì chúng chủ yếu liên quan tới nếp sống nguyện xá, chúng ta phải nhớ lại những giấc “lớn”, có liên quan tới nguồn gốc và sự tăng trưởng của Tu hội. Các giấc mơ lớn là : “Giấc mơ hồi chín tuổi”, qua những lối kể khác nhau, các giấc mơ về truyền giáo, về tinh thần và đoàn sủng Salêdiêng; giấc mơ “Đường phủ hoa hồng”, “Mười viên ngọc”, “Họâi nghị của quỷ” nhằm tìm cách tiêu diệt Tu họâi, và các giấc mơ khác tương tự. Các giấc mơ “Lớn” này không nhiều, nhưng khó đinh mức được tầm quan trọng của chúng bởi vì dưới tấm màn của dấu hiệu và thị kiến, các giấc mơ đầy ắp nền tu đức và tinh thần Salêdiêng. Truyền thống đã luôn luôn nhắc tới các giấc mơ này như là những nguồn tư liệu có tầm quan trọng bậc nhất.
Tuy nhiên có điều kỳ lạ là trong khi Don Bosco một mặt gán cho các giấc mơ nói chung của ngài một tầm quan trọng hết sức lớn lao, thì mặt khác ngài hình như muốn nại tới các giấc mơ của ngài một lần nữa để che giấu các ơn riêng của ngài, ngài hình như muốn nói và thực sư nói: “Các giấc mơ xảy ra đang khi chúng ta ngủ”, “Chúng chỉ là những giấc mơ mà thôi; dầu vậy chúng có thể chúng ta nhiều điều”. “Đừng coi giấc mơ này quan trọng hơn giấc mơ nào khác”. “Đây là giấc mơ của cha: mỗi người hiểu nó ra sao tùy ý, nhưng hãy cho nó tầm quan trọng mà một giấc mơ đáng được”.
Don Bosco, ta thấy rõ, là mọât người làm phép lạ có cái thiên tài che giấu một cách thông minh những tài năng của mình.
Đánh giá sao cho đúng
Cái kỳ lạ, cái ngoại thường chiếm mọât chỗ nỗi bật trong cuộc đời Don Bosco. Ta phải đánh giá nó cho thật đúng, không thổi phồng cũng không coi rẻ nó. Ta không được thổi phồng vì như cha E. Cavigla nói: “Don Bosco không phải một vị thánh làm phép lạ theo kiểu thánh Giuse Cupertino hay thánh Phanxico Paola, hay thánh Cottolengo. Ngài chỉ biết tin cậy ở Chúa Quan phòng và tuân theo ý muốn Người trong mọi trường hợp”.
Điều đáng kể hơn trong đời ngài không phải những phép lạ, lời tiên tri hay thị kiến mà là những nhân đức anh hùng, sự lao nhọc ngày này qua ngày khác nhằm nâng cao mức độ nhân bản và thiêng liêng của vô số trẻ em nghèo và giới bình dân. Điều quan trọng hơn chính là sự tận tuy lớn lao và không mỏi mệt của ngài vì nước Chúa và sự lao động liên lỷ của ngài như thể là mọi sự tùy thuộc cả ở ngài nhưng lại chỉ dựa hoàn toàn vào một mình Thiên Chúa. Ngài thâm tín rằng “Chúa quan phòng tìm kiếm sự rợ giúp của vô vàn những nguồn lực của chúng ta”.
“Cái lạ thường đã thấm nhập tâm tình tôn giáo của Don Bosco và môi trường ngài sống, đã là một động cơ làm phát sinh một lối tu đức và hoat động tông đồ” (P. Stella). Cái lạ thường ấy đã vạch ra rõ nét tất cả sự nghiệp của ngài trong tư cách là mọât Đấng sáng lập.
Ví dụ, khi việc xin phê chuẩn Hiến luật gặp những khó khăn không vượt qua được tại Roma, Don Bosco đã tức thời làm hai phép lạ chữa bệnh, mà lý lẽ loài người không giải thích nổi. Ngài chữa lành người cháu cùûa Đức Hồng y Berardi. Ngài cũng chữa lành Hồng y Antonelli, bị nằm liẹât do những chứng bệnh trầm trọng. Vai trò của hai vị chức sắc này có tính cách quyết định cho vụ việc của ngài.
Một ngày kia Don Bosco nói với các con cái ngài : “Don Bosco chả làm đuợc gì nếu không luôn có sự trợ giúp đặc biệt từ trời cao”.
Mỗi khi đề cập tới sự thành đạt của các công cuộc của mình, ngài thường thốt lên: “Ở đây ta thấy rõ ngón tay quyền năng của Thiên Chúa và sự phù trợ của Đức Mẹ”. Ngài thật xác tín về sự trợ lúc đặc biệt của Thiên Chúa đến nỗi phải thốt lên: “Cha đã không hề bước một bước nào mà không có một biến cố siêu nhiên chỉ vẽ cho, không có một thay đổi cải tiến hay phát triển mà không do môt lệnh truyền trực tiếp của Chúa”.
Chúng ta có thể tự hỏi : Phản ứng nội tâm của ngài ra sao trước cái siêu nhiên hằng thấm nhạâp đời ngài? Một phản ứng khiêm nhường sâu thẳm và không thể chê trách. Đó là phản ứng của người đầy tớ trung thành cảm thấy mình là mọât dụng cụ và chỉ là mọât dụng cụ đơn thuần trong tay Chúa, chính Chúa mới là người đọâc nhất hỗ trợ các phép lạ và các biến cố phi thường của ngài: “Tôi chỉ là một dụng cụ khiêm tốn của tất cả các công cuộc đó”. “Chính Chúa mới là Đấng làm mọi sự…” Ngài thổ lọâ với cha Phelix Giordano thuộc dòng Tạân hiến cho Đức Mẹ Vô Nhiễm : “Nếu trong Tổng Giáo phận Torino, Chúa đã kiếm được một linh mục hèn mọn hơn, đáng thương hơn và kém cỏi hơn, chắc hẳn Chúa đã chọn người ấy, chứ không phải tôi làm dụng cụ thực hiện những công cuộc được gán cho tôi, và Don Bosco đáng thương này chắc đã bị gạt ra rìa”.
Di chúc thiêng liêng của ngài chứa đựng lời nhắn nhủ đanh thép sau đây : “Cha tha thiết khuyên nhủ tất cả các con cái cha hãy cảnh giác trong cách nói năng và viết lách. Đừng bao giờ có ai nói hoặc quả quyết rằng Don Bosco nhân được những ơn lạ của Chúa hoặc một cách nào đó đã làm những phép lạ. Người ấy sẽ phạm phải một sai lầm nguy hại. Tuy lòng nhân lành Chúa luôn rộng rãi với cha, cha chưa bao giờ tuyên bố mình biết hoặc làm những điều siêu nhiên”.
Hiệu qủa của cái lạ lùng trong đời sống cá nhân của ngài đã làm nảy sinh mọât thực tại. Đó là thực tại của một ngôn sứ, kinh ngạc trước quyền năng Chúa hoạt động nơi mình: “Những chuyện như thế làm cho trách nhiệm của Don Bosco trước mặêt Chúa nặng nề hơn và quả là điều đáng sợ”. “Mỗi khi nghĩ tới trách nhiệm của cương vị mình, cha phát run cả người. Những điều mà cha thấy xảy ra có một tầm mức lớn đến nỗi cha cảm thấy trách nhiệm đè nặng trên vai”.
Giống như Đức Maria ca ngợi Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Chúa làm nơi Người, Don Bosco trong vòng thân mật bạn bè và ân nhân đã không ngần ngại kể ra với lòng khiêm tốn những sự kiẹân siêu nhiên có liên quan tới đời sống ngài với tư cách là nhà giáo dục và lập Dòng. Trong điều này, ngài được hướng dẫn bởi nguyên tắc : “Cần phải công bố những điều lạ lùng của Thiên Chúa”. Ngài cảm thấy đời sống ngài ràng buộc chặt chẽ với đời sống Tu hội, bởi thế ngài thường nói: “Cha thấy cuộc đời của Don Bosco hoàn toàn quyện lẫn vào đời sống của Tu hội. Bởi thế chúng ta sẽ nói lên, chúng ta cần phải công bố nhiều chuyện vì vinh quang cao cả Thiên Chúa, vì phần rỗi các linh hồn, và vì sự phát triển ngày một hơn của Tu hội”.
Những điều phải công bố là “những kỳ công của Thiên Chúa”, những phép lạ, những giấc mơ tiên tri, và những phép lạ chữa bệnh trong cuộc đời của ngài với tư cách là nhà giáo dục và người sáng lập. Những điều lạ lùng ấy khiến ngài phải thốt lên với đầy lòng tin tưởng và phó thác nơi Chúa: “Chúa ở với chúng ta”, “Những gì chúng ta đã làm và đang làm đều là công viẹâc của Chúa”. “Thiên Chúa thực hiện các công việc của Người thật tuyệt vời”. “Tu hội chúng ta được Thiên Chúa hướng dẫn và được Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu bảo trợ”.
CHƯƠNG 5: MỘT ĐẤNG LẬP DÒNG THÁNH THIỆN
Don Bosco thuộc hàng ngũ ưu tú của các Đấng lập Dòng đã được phong thánh. Ngài là cha của một miêu duệ thiêng liêng đông đúc. Các tu sĩ Salêdiêng, các con cái Đức Mẹ Phù hộ và các Cộng tác viên Salêdiêng đã được ngài trực tiếp thành lập. Nhiều nhóm khác đã được thành lập do sự linh ứng của Chúa Thánh Thần theo tinh thần của ngài và thực thi sứ mệnh của ngài trong những tác vụ chuyên biệt và đa dạng. Nguồn gốc của “Gia đình Salêdiêng” là ở đây. Tất cả đều kế thừa đoàn sủng của Đấng sáng lập. Nghĩa là họ được kế thừa “Kinh nghiệm biệt loại và nguyên thủy của ngài về Chúa Thánh Thần”. Ngài đã lưu truyền kinh nghiệm này lại cho các đồ đệ của ngài để họ sống, gìn giữ, đào sâu và không ngừng phát triển kinh nghiệm ấy trong sự hòa hợp với Thân thể Chúa Kitô không ngừng tăng trưởng”â (Mutuae Relationes, số 11).
Kinh nghiệm này là một qùa tạêng của Chúa Thánh Thần nhằm giúp trở nên đồng hình đồng dạng cách rạng ngời hơn với “Đức Kitô Người tôi tớ” và nhằm xây dựng Họâi thánh. Kinh nghiệm này được ám chỉ bằng nghịch lý cổ điển “ánh sáng – bóng tối”, là đặc điểm của mọi thị kiến thần bí và ơn gọi cao siêu.
Nghịch lý ấy làm người ta cảm thấy mình chịu một mãnh lực thần linh đặc biệt tthúc đẩy thực hiện một sứ mệnh riêng vượt quá những năng lực tự nhiên, nó cũng làm người ta cảm thấy rằng mình chỉ là “những dụng cụ” hèn mọn trong tay Thiên Chúa. Nó còn kêu gọi lòng dễ dạy tuyệt đối với Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sáng tạo không hề cạn. Nó kêu gọi người ta thận trọng lướt thắng sự chống đối và những khó khăn mà mỗi sự đổi mới đều gặp phải. Nó lại còn có ý nghĩa là sự sáng chan hòa từ trên cao và bóng tối dâng lên từ bên dưới.
Cái nghịch lý hiển nhiên ấy tạo nên một bản sắc cho sự thánh thiện của Don Bosco. Những thăng trầm trong đời ngài tỏ lộ cho chúng ta thấy rằng “ngài đã không tìm thấy con đường nào khác trong việc thực hiện ơn gọi và sự thánh thiện của mình ngoài con đường của Người sáng lập” (E.Viganò).
Tác động của Chúa Thánh Thần trên đời sống ngài trong tư cách Đấng sáng lạâp có thể nói được là liên tục. Thiên Chúa gợi hứng cho ngài và nói với ngài thường là gián tiếp qua những dấu chỉ thời đại, con người và sự vật. Người nói với ngài trực tiếp qua những lúc xuất thần nội tâm, ánh sáng tiên tri, các giấc mơ và thị kiến.
Ơn gọi
Chúng ta có thể tự hỏi: Don Bosco đã cảm thấy hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống ngài từ lúc nào? Có phải khi ngài nhận ra, dù chỉ hết sức mơ hồ, rằng ngài được gọi và được sai đi làm dấu chỉ và người mang tình thương Chúa Kitô đến cho giới trẻ?
Thời điểm ấy, đối với thánh Phanxicô Assisi trùng hợp với việc “mặc khải” thôi thúc thánh nhân “sống theo Tin mừng”, đối với Don Bosco, đó là lúc xảy ra giấc mơ khi ngài còn ở nhà cha mẹ vào quãng lên 9-10 tuổi, điều này được xác nhận bằng lời khẳng định sau đây vào quãng sau tuổi đời ngài: “Các công cuộc của chúng ta có một nguồn gốc kỳ lạ khi cha trạc 9-10 tuổi, cha trông thấy một đoàn lũ thanh thiếu niên ở trước nhà. Lúc đó, một người đến nói với cha: “Sao con không đi dạy dỗ chúng nó? Đi đi, này ta sai con đó”. Sau chuyện này, cha vô cùng sung sướng khiến không giấu nổi ai niềm vui sướng ấy”.
Tuy đã quá quen thuộc với giấc mơ này, ta cũng nên gợi lại trong tâm trí. Cậu bé Gioan mơ thấy mình đứng trước một lũ trẻ đang la hét inh ỏi, có đứa thì văng tục chửi bới. Cậu định dùng “lời nói và cú đấm” để bắt chúng im miệng. Một “nhân vật” đáng kính bước lại gần “gọi đích danh cậu” (ơn gọi của cậu), bảo cậu “cầm đầu lũ trẻ ấy” (sứ mệnh của cậu), và chinh phục chúng: không phải bằng những cú đấm đá, nhưng là bằng “lòng hiền dịu và yêu mến” (phương pháp), “dạy chúng biết sự ghê tởm của tội lỗi và vẻ đẹp của nhân đức” (nội dung cốt yếu sứ điệp của cậu). Cậu bé thấy nhiệm vụ vượt quá sức mình. Cậu không có tài, cũng không có kiến thức. Nhưng nhân vật của giấc mơ đến giải gỡ cho cậu “Ta sẽ cho con một Bà giáo, Bà sẽ dạy con nên người khôn ngoan và không có Bà, mọi sự khôn ngoan chỉ là ngu xuẩn”. Và này, “Một Bà dáng vẻ uy nghi xuất hiện. Bà “dịu dàng nắm lấy tay cậu” và vừa chỉ cho cậu “bầy dê… cùng nhiều thú dữ khác”, Bà vừa nói: “Đây là cánh đồng của con, cánh đồng làm việc của con. Con hãy trở nên khiêm nhường, mạnh mẽ và can trường. Con phải làm cho con cái Ta những gì con thấy đang xảy ra cho những con vật này”. Bé Gioan nhìn dáo dác quanh mình, “thay vào chỗ những dã thú”, cậu thấy “vô số những con chiên hiền lành” đang nhảy nhót tung tăng mừng Người Lạ và Bà đẹp. Cậu muốn tìm hiểu thêm… cậu bối rối không hiểu gì cả… cậu bật khóc. Lúc ấy Bà đẹp “đặt tay trên đầu cậu” và nói: “rồi con sẽ hiểu mọi chuyện khi đến giờ đến lúc”.
Giấc mơ chấm dứt ở đây. Thiết tưởng không phải quá đáng khi nói rằng đây là giờ phút trọng đại nhất trong cuộc đời Don Bosco. Nó là giờ phút độc nhất vô nhị, không thể lập lại, bởi vì vào đêm ấy, Thiên Chúa ngự xuống trên ngài và thực hiện cuộc biến đổi vĩ đại nhất trong cuộc đời ngài. Từ giờ phút ấy trở đi là cả một sự tuôn đổ bí nhiệm của Thiên Chúa xuống trên Don Bosco và một sự suy phục bí nhiệm của Don Bosco đối với Thiên Chúa.
“Giấc mơ hồi chín tuổi đã ảnh hưởng và chi phối toàn thể lối sống và suy tưởng của Don Bosco. Cách riêng, giấc mơ ấy ảnh hưởng tới cách thức mà ngài cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi người và trong lịch sử của thế giới” (P.Stella). Thánh nhân không bao giờ quên được giấc mơ ấy: “Giấc mơ ấy đã để lại một ấn tượng sâu sắc suốt đời tôi”.
Diễn tiến của giấc mơ thật hoàn hảo: khi Don Bosco thừa lệnh Đức Thánh Cha Pio IX kể lại giấc mơ trong sách “Hồi ký nguyẹân xá”, ngài đã xấp xỉ 60 và có thể gợi lại giấc mơ trong ánh sáng sự thành tựu của giấc mơ. Nhưng ở tuổi lên chín thì lại khác. Sự soi sáng từ trời thực sự có cái gì là bí nhiệm của một giấc mơ tự nhiên. Đó là một ánh sáng trong bóng mát làm cậu có một linh cảm không thể xóa nhòa về một sứ mệnh cao vời của chức linh mục. Điều này cần được xác định và kiểm chứng. Giấc mơ được lập lại với những thay đổi nho nhỏ, gieo niềm tin và hy vọng vào đương sự, nhưng không đủ để cất khỏi cậu tình trrạng hoang mang,lo âu và những nghi ngờ về tương lai của mình, những trăn trở làm xáo trộn những năm đầu đời của cậu.
Đây là lối giải thích về cái mà cha E. Ceria gọi là “cơn khủng hoảng ơn gọi” đã đưa đẩy cậu bước vào chủng viện. Ơn gọi linh mục của cậu đã quá rõ và cậu hướng chiều mãnh liệt về ơn gọi này. Cái rắc rối là ở chỗ phải chọn lựa giữa bậc linh mục dòng và triều. Lúc đó sở thích của cậu là bậc tu dòng: cậu quyết định trở thành một tu sĩ Phansinh và được chấp nhận vào dòng Phansinh. Lời khuyên của các vị khôn ngoan và một giấc mơ mà cậu liệt vào “loại kỳ lạ nhất” đã khiến cậu bỏ ý định tu dòng để vào chủng viện. Cậu thấy mình như nghe rõ “Chúa đang dọn sẵn cho con một chỗ khác…một mùa gặt khác”.
Chúng tôi đã nói là những năm ở chủng viện có tính quyết định cho sự thánh thiện của ngài; ngược lại, những năm ở học viện giáo sĩ có tính quyết định hơn cho ngài trong vai trò Đấng sáng lập.
Những đứa trẻ trong giấc mơ
Kinh nghiệm đầu tiên của cậu khi đặt chân tới thành phố Torino gây nơi cạâu một ấn tượng sâu đậm. Cậu thấy đau lòng biết bao khi phải chứng kiến ngày một nhiều cảnh những đứa trẻ bị bỏ bê, sống vất vưởng từ các vùng ngoại ô thành phố kiếm công ăn viẹâc làm và không được ai chăm sóc. Thánh Thần đã từng đổ xuống trên cậu giờ đây nói với cạâu qua tiếng van lơn của biết bao trẻ em “nghèo, bị bỏ rơi và đang gặp nguy hiểm”. Tiếng kêu của chúng thôi thúc cậu phải làm một cái gì, làm cho cạâu hiểu ra rằng đây là những đứa trẻ mà cậu đã thấy trong giấc mơ hồi chín tuổi – những đứa trẻ cậu được sai tới.
Don Bosco cảm thấy phải làm một cái gì cho những đứa trẻ nghèo khổ này và phải làm cấp tốc. Giờ đây, ngài chỉ đợi lúc thuận tiện để “thử một dự án mang lại lợi ích cho những đứa trẻ lang thang ngoài đường phố, cách riêng những em đã ở tù ra. Giờ của Chúa đã điểm vào ngày 8.12.1841, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, khi ngài gặp Bartolomeo Garelli trong phòng thánh nhà thờ thánh Phanxicô Assisi, một cuộc gặp gỡ xem ra như là tình cờ. Thế là khởi sự lớp giáo lý đầu tiên, hạt giống đầu tiên của nguyện xá.
Dần dà, theo lời mời của ngài, những đứa trẻ khác cũng nối gót cậu bé thợ xây đến với Don Bosco. “Tôi chỉ có một thân một mình”, Don Bosco viết, “có một nhóm nhỏ những em thợ xây, thợ đá và thợ lát đường cứ gia tăng ngày một đông”.
Đây là bước đường khiêm tốn của một công trình vĩ đại mà lúc đó Don Bosco chưa mảy may hình dung nó ra sao. Ngài chưa biết tác vụ linh mục của mình sẽ đi về hướng nào. Thiên Chúa hướng dẫn đường đi nước bước của ngài, nhưng cũng như Abraham, ngài không biết mình sẽ đi đâu.
Ý tưởng vào một dòng tu vẫn còn lởn vởn và lần này ngài chọn Tu hội Tận hiến cho Đức Mẹ (Oblates of the Virgin Mary) do cha Lantieri một nhân vạât lỗi lạc. Ơn gọi truyền giáo, và với ý định đó ngài bắt đầu học các ngoại ngữ. Câu trả lời “không” dứt khoát của cha Cafasso đã ngăn cản ngài tiến hành dự tính của mình.
Đang khi đó, ba năm tại học viện giáo sĩ đã mãn và ngài phải bắt đầu một hoạt động mục vụ nào đó trong tổng giáo phận Torino. Người ta đề nghị cho ngài ba chức vụ : làm giảng sư ngay tại học viẹân giáo sĩ, phó xứ tại Buttigliera, giám đốc bệnh viện thánh Philomena do bà hầu tước Barolo sáng lập, kiêm phụ tá Borelli tại trường nội trú nữ sinh Rifugio. Ngài không tự ý quyết định nhưng thích để cha Cafasso quyết định thay : “Sở thích của con”, ngài nói với cha Cafasso, “là làm việc cho thanh thiếu niên. Nhưng xin cha tùy ý quyết định về con. Con sẽ tìm ra ý Chúa nơi lời khuyên dạy của cha”. Cha linh hướng của ngài nói: “Ý định của con lúc này thế nào? Con quan tâm tới chuyện gì? Don Bosco không chần chờ trả lời: “Lúc này con thấy mình đang đứng giữa mọât lũ trẻ nài xin con giúp đỡ”. Cha Cafasso vốn thận trọng thấy cần một thời gian suy nghĩ. Sau cùng ngài kêu người học trò của mình tới và nói không chút do dự : “Con hãy đi sửa soạn hành lý và tới giúp cha Borelli… Chúa sẽ tỏ cho con biết phải làm gì cho giới trẻ”.
Trong ba đề nghị, chức vụ này xem ra ít hấp dẫn hơn cả đối với các khuynh hướng tự nhiên của ngài. Thế nhưng rốt cuộc nó lại là sự an bài của Thiên Chúa. Nguyện xá sau khi được khởi sự tại học viện giáo sĩ, có thể được dời qua trường nội trú Rifugio để tiếp tục và phát triển tại đó.
Cứ thế hai năm trôi qua với đầy những biến chuyển và những chuyện bất ngờ xảy đến cho nguyện xá. Con số thanh thiếu niên cứ gia tăng mãi làm Don Bosco thực sự lo lắng. Ngài phải lo cả hai việc: chăm nom các thiếu niên của ngài và làm việc cho trường nội trú. Bà hầu tước Barolo không muốn tình trạng này kéo dài. Là con người độc đoán, bà lập tức đặt Don Bosco vào một tình huống vô cùng khó xử: hoặc là bỏ mặc các thiếu niên hay là thôi việc ở trường nội trú. Don Bosco không chút do dự chọn những đứa trẻ của mình. Ngài không còn được tín nhiệm nữa và bị buộc rời chức vụ một cách khá phũ phàng: “Tôi chấp nhận tình huống, phó thác mình cho Chúa và để mặc Chúa định liệu”.
Từ đây Don Bosco sẽ hoàn toàn dành cuộc sống mình cho các trẻ em bơ vơ; ngài sẽ được khích lệ và củng cố trọn vẹn và dứt khoát qua cảnh giấc mơ hồi chín tuổi tái diễn nhiều lần với nhiều nét gây chú ý đặc biệt. Giống như hồi ấy, ngài thấy mình đứng đầu “một đàn súc vật kỳ lạ” giống như hồi ấy, một bà lạ dáng vẻ uy nghi với chiếc áo choàng xinh đẹp của người mục tử đưa tay ra dấu, bảo ngài đi theo sau đàn súc vật kỳ lạ, còn bà thì đi phía trước. Đang khi đi nhiều con thú biến thành những con chiên và rồi đến lượt nhiều con chiên lại biến thành những chú bé chăn chiên tý hon bên cạnh Don Bosco. Trạm dừng chân cuối cùng của chuyến đi là nơi định cư vĩnh viễn của nguyện xá. Bà mục tử chỉ cho ngài thấy sự phát triển của công cuộc ngài trong tương lai. Các xưởng thợ, các dãy hành lang, các thầy tư giáo và các linh mục và sau cùng là “một ngôi thánh đường lớn, nguy nga tráng lệ” với hàng chữ in trên một băng ánh sáng: “Đây là nhà của Ta, từ đây vinh quang Ta sẽ chiếu tỏa”.
Sự can thiệp từ trời này vào cuộc sống và hoạt động của Don Bosco và sự nhìn thấy tương lai ấy không miễn chước cho Don Bosco những điều trắc trở khủng khiếp của đời sống thường nhạât. Nó không có nghĩa là không có sự hòa lẫn những tình trạng của đêm tối nội tâm với ánh sáng từ trời.
Ngày Chúa nhật lễ lá, 5.4.1846 đối với Don Bosco thật là một trong những “đêm tối của giác quan và tinh thần” tàn bạo nhất trong cuọâc đời ngài. Ngài bị các anh em nhà Philip đuổi đi, lấy lại miếng đất đã cho ngài thuê để làm nguyện xá, bị các đồng sự bỏ rơi và bị kiệt lực đuối sức, ngài thấy mình cô đơn kinh khủng. Ngài không biết kiếm đâu ra chỗ tụ tập các thiếu niên của ngài vào Chúa nhật Phục sinh sắp tới. Ngài buồn phiền vô cùng, ngài lui vào một góc sân và khóc. Ngài dâng lên Chúa những lời nguyện đơn thành như sau : “Lạy Chúa, sao Chúa không chỉ cho con nơi mà Chúa muốn con tụ tập đám trẻ này? Xin Chúa hãy chỉ cho con, xin nói cho con biết phải làm gì”. Chúa đã nhận lời cầu xin của ngài.
Ngài thuê được dãy nhà kho của ông Pinardi, và biến ngay thành một nhà nguyện. Ngài mua được mảnh đất kế cận và cả khu đất, giờ đã thành cái nôi vững bền của nguyện xá. Qua thời gian thử thách, Chúa Quan phòng dẫn ngài tới nơi đã được chỉ trước trong giấc mơ và ngài phải thi hành sứ mệnh của ngài tại đó. Những lời nhận xét chân thành ngài nói cho các giám đốc vào năm 1876 chứng tỏ rằng vào lúc đó ngài đã ý thức rõ nét hơn về vai trò làm “Đấng sáng lập” của ngài: “Cha đã có một ước muốn chung chung là làm việc thiện cho các trẻ em nghèo, tại chính nơi này. Tư tưởng này khuấy động tâm trí cha, nhưng cha không biết phjải tiến hành ra sao, ước muốn ấy cứ lởn vởn mãi trong tâm trí. Nó thôi thúc mọi tư tưởng và mọi hành động của cha. Cha muốn làm việc thiện, và thạât nhiều việc thiện nhưng làm ngay tại đây. Lúc ấy tưởng chừng như chỉ là mơ tưởng của một linh mục nghèo hèn, thế mà Thiên Chúa đã biến giấc mơ ấy thành sự thật, và Người đã thực hiện những nguyện vọng của con người nghèo hèn này”.
Ánh sáng giữa đêm tối
Thánh nhân không thể giải thích làm sao các “nguyện vọng” đó đã được thực hiện và làm sao công cuộc của ngài đã phá triển. “Cha khó có thể giải thích cho các con làm sao Thiên Chúa đã muốn có những sáng kiến này và làm sao các sự việc đã xảy ra. Cha không thể cắt nghĩa được điều đó”. Đường lối của Chúa luôn luôn bí nhiệm, nhưng trong trường hợp của Don Bosco, Đấng sáng lập, đường lối ấy lại càng bí nhiệm hơn nhiều. “Cái mục tiêu cứ lởn vởn trong đầu óc ngài” giờ đây đã rõ nét: làm việc thiện cho các trẻ em bơ vơ vất vưởng, và làm tại chính nơi này, nơi cánh đồng ở Valdocco.
Nhưng thánh nhân không phải là người linh mục độc nhất lo cho trẻ em nghèo. Cũng có những tổ chức khác, và ngài có thể kết hợp công cuộc của ngài vào các tổ chức ấy và như thế có thể bảo đảm hơn cho tương lai của Nguyện xá. Đây không phải một ý tưởng chợt thoáng qua trong đầu ngài. Ngược lại, ngài thấy bị thúc bách đem ra thực hiện ý tưởng ấy. Nhưng khi nhìn quanh mình, và đem so sánh công cuọâc của mình với các công cuọâc khác, ngài không cảm thấy hài lòng. Ý tưởng và kinh nghiệm của ngài về “Nguyện xá” thật quá độc đáo và quá khác biệt với các công cuộc kia. Muốn trung thành với ý tưởng nguyên thủy của mình, ngài phải tiến hành công việc cách đơn độc với sự trợ giúp của Thiên Chúa mà thôi. Ngài phải phát triển công việc và dẫn đưa nó tới chỗ triển nở dần dần và bằng sức cố gắng kiên trì.
Chúa Thánh Thần vốn đã từng dẫn đưa ngài qua các đường lối cũ và mới, nay cho ngài hiểu mọât điều quan trọng. Không giống các vị Sáng lập khác có thể trông cậy vào “các người đồng sự được đào tạo đầy đủ”, còn Don Bosco sẽ chỉ có các thiếu niên của mình để cây dựa vào, và là những đứa trẻ mà chính ngài phải “chọn lựa, dạy dỗ và đào tạo”. Điều này được thấy rõ qua mọât trong những chứng cứ thú vị ngài để lại, viết từ năm 1847, ít lâu sau khi ngài có quyền sở hữu trên ngôi nhà nguyện Pinardi.
“Đức Mẹ đã chỉ cho cha chỗ cha phải làm việc. Do đó cha đã có một kế hoạch chu đáo, được tiên liệu kỹ và cha không muốn cũng không thể bỏ kế hoạch đó với bất cứ giá nào. Cha thấy rõ mục tiêu mình theo đuổi và các phương tiện phải dùng để đưa dự án tới thành công. Bởi vậy cha không dại gì làm hỏng công trình này bằng cách để nó chịu sự chi phối của phán đoán và ý muốn kẻ khác. Thế nhưng cũng chính vào năm 1847 ấy, cha cố gắng thử hết sức để tìm xem có tổ chức nào khác mà cha có thể dựa vào để thực hiện kế hoạch của mình cho bảo đảm hơn không, nhưng cha nhận ra ngay rằng không có. Tuy Chúa Thánh Thần vẫn linh động hóa các tổ chức kia và các mục tiêu chúng theo đuổi, song những tổ chức ấy không đáp ứng những mục tiêu của cha. Có những lý do ngăn cản cha gia nhạâp hàng ngũ mọât dòng tu hay một tu hội nào đó. Vì vậy cha đã quyết định tiến bước một mình. Cha không kiếm được các hội viên từng trải về đời sống cộng đoàn và về những hoạt động tông đồ khác nhau. Bởi thế, theo sự chỉ dẫn trong giấc mơ, cha phải đi kiếm những cộng sự viên trẻ, những người chính cha phải tyển chọn, dạy dỗ và đào tạo”.
Những lời trên đây bộc lộ rõ niềm xác tín của ngài như là một vị sáng lập được Thiên Chúa kêu gọi và sai phái để hoàn thành một sứ mệnh xác định trong Giáo hội, ngài xác tín mình là người mang một kinh nghiệm đặc biẹât về Chúa Thánh Thần mà ngài phải chuyển giao lại cho hậu thế và ngài cảm thấy mình có “trách nhiệm tuyệt đối” về thành quả của sứ mệnh ấy.
Sự xác tín tuyẹât đối này có thể làm chúng ta tưởng rằng ngài tiến thẳng tới đích, đầy tự tín, không một chút e ngại rụt rè. Thực sự không phải thế. Như từng xảy ra đối với những nhà thần bí, Don Bosco được kéo ra khỏi chính mình và được ban cho những thị kiến lớn lao trong các giấc mơ, một số có tầm mức thế giới như giấc mơ về việc truyền giáo chẳng hạn. Những thị kiến này tạo một ấn tượng sâu đậm nơi toàn thể nhân cách ngài. Nhưng chúng cũng giống như những ánh đèn trong đêm, toàn cảnh chợt sáng lên, rồi lập tức lại chìm vào bóng tối. Người được hưởng thị kiến do đó phải vận dụng các quan năng bình thường của mình để gợi lại, thuật lại và mô tả những gì mình đã thấy. Và đây không phải chuyện dễ như những cuộc biên soạn công phu các mảnh tự thuật của Don Bosco chứng tỏ : những chỗ gạch xóa , sửa chữa, và thay đổi từ ngữ. F. Ciarli đã viết thật xác đáng : “Con đuờng đi từ ý tưởng gợi hứng tới chỗ thưc hiện trong một dòng tu nào đó bao gồm một sự chuyển thể, mà cấu trúc của nó ngay vị sáng lập cũng không biết. Ngài thấy được những nội dung cơ bản từ đó một sự hiện diện mới trong Hội thánh xuất hiện như là một “cơ thể”, nhưng ngài không hình dung được diện mạo của “cơ thể” này sẽ như thế nào. Đôi khi ngài cũng không rõ cái kế hoạch đã được đề ra cho ngài phải đuợc thực hiện tới mức độ nào trong một Dòng tu cá biệt. Chỉ có sự bành trướng từng bước của công cuộc trong sự thể hiện đa dạng và tiệm tiến của nó mới rọi sáng cho chính vị sáng lâp thấy tất cả sự phong phú hàm chứa trong ý tưởng gợi hứng kia”.
Cuộc đời Don Bosco hoàn toàn phù hợp với lời mô tả sau: “Cha luôn tiến bước theo sự soi dẫn của Chúa và theo hoàn cảnh đòi hỏi”. Có khi những hoàn cảnh bất ngờ, bấp bênh và khó khăn bó buộc thánh nhân phải có một nổ lực biện phân thiêng liêng lâu dài và kiên nhẫn. Diện mạo đích thực của Don Bosco do đó là diện mạo của ông Giacóp chiến đấu với Thiên Chúa, và là diẹân mạo của một con người cắm chặt hai chân trên mặt đất để đối phó với những khó khăn trắc trở hằng ngày.
Mọi sự đều sáng tỏ nơi Don Bosco, nhưng mọi sự đều được bao phủ trong bóng tối. Sự ngu dốt sáng suốt là bằng chứng khách quan cho thấy kế hoạch thực sự nằm trong tay Chúa. Nó là bằng chứng để ta thấy rằng công việc sẽ không tiến triển theo con đuờng thẳng ngắn nhất, mà phải đi qua những cố gắng, những sáng kiến can đảm và những thay đổi thích hợp trên đường đi.
Có được căn nhà Pinardi là đã “đặt chân được vào đất hứa”, nhưng nó không đồng nghĩa với tậu được cả khu đất, cũng không có nghĩa là giấc mơ được xác minh một cách nhanh chóng. “Bởi thế, ngài luôn lo làm sao có thể tiếùp tục ở tại Torino. Thiếu phương tiện nhưng ngài tin vào Thiên Chúa, vào Don Cafasso, và vào những bạn bè thân thiết. Ngài không được chấp nhận nơi những đồng nghiệp trong chức linh mục, là điều cho tới giờ ngài mới cảm nhận lần đầu. Ngài trở thành nạn nhân của sự hiểu lầm và những điều tàm tiếu tinh vi do sự nóng giận tức thời hơn là do ác ý có tính toán, là bởi vì các vị kia cảm thấy phần lớn là vô lý rằng công cuọâc của ngài đang là mối đe dọa cho chính họ và cho các nguyẹân xá của họ”(P. Stella).
Đời sống Don Bosco thời gian sau cũng không dễ dàng gì. Ngày kia ngài đã từng tâm sự với cha Barberis : “Chúng ta có thể nói rằng mọi người chống lại chúng ta và chúng ta phải đấu tranh chống lại mọi người. Chúng ta hoàn toàn bất lợi về mặt pháp lý, thậm chí có những dòng tu khi thấy chúng ta liên tục tiến tới đang khi họ suy sụp, cũng nhìn chúng ta bằng con mắt nghi kỵ. Gió thổi ngược lại con thuyền của chúng ta nơi các văn phòng của Giáo triều, các tu hội và nhà dòng. Giả như đây không phải thánh ý Chúa thực sự, chúng ta đã không thể làm được những chuyện như bây giờ”.
Nhưng ý tưởng “Thiên Chúa là ông chủ công việc ngài làm, là Đấng trợ giúp ngài, và ngài chỉ là dụng cụ, ý tưởng ấy nâng đỡ ngài”. Mối xác tín này khiến ngài quả cảm đương đầu với những khó khăn và trở ngại ngăn cản công cuộc của ngài. Ngài nói với chúng ta: “Đây chính là lý do tại sao cha không hề sợ bị chống đối, sách nhiễu hay những cản trở to tát nào, vì Chúa luôn ở với chúng ta”.
Qủa thực không đầy mười năm, giữa những khó khăn đủ thứ, thế mà đã triển nở tại Valdocco một “Kinh nghiẹâm về Chúa Thánh Thần” thật độc đáo, một phương pháp giáo dục và mục vụ mới. Thành quả của những điều ấy đã vang dội hơn cả những gì Don Bosco mong đợi. Những thiếu niên tốt lành nhất, trong đó có Đaminh Savio, là hoa quả của kinh nghiệm này.
Ngày 25.3.1855, thầy Rua tuyên khấn một năm với Don Bosco trong phòng ngài, âm thầm và không một nhân chứng. Thầy lúc ấy 16 tuổi. Những thanh niên khác cũng đã tuyên hứa tương tự với ngài trong những khoảng thời gian không xa nhau mấy. Chẳng mấy chốc hội dòng của ngài đã bành trướng : lúc đầu ở Piémont, rồi trong nước Ý và rồi trên khắp thế giới.
Don Bosco lo truyền lại cho hạâu thế đoàn sủng của ngài hơn là lo phát triển đoàn sủng ấy, với mọât lòng kiên nhẫn vô bờ. Để đạt được điều ấy, ngài phải xin Hội thánh phê chuẩn và chứng nhận đoàn sủng của ngài. Ngài phải mất nhiều năm để hoàn tất công việc này.
Cha đã có một ý tưởng khác hẳn về Tu hội
Chúng ta sẽ không đề cập tới lịch sử “việc phê chuẩn Tu hội Salêdiêng”, các quy luật và năng quyền của Tu họâi. Lịch sử ấy là cả một cuộc tử đạo lâu dài: “Nếu như cha biết trước được những đau khổ, mệt nhọc, chống đối và công kích mà việc thành lập một Tu hội gặp phải, có lẽ cha không đủ can đảm để khởi sự công việc này”.
Hình như Don Bosco đã không có ý định lập một tu hội như kiểu Tu hội đang có cho tới năm 1874, là năm Hiến luật Salêdiêng được Tòa thánh phê chuẩn. Ngài nói vào ngày 18.10.1878: “Cha đã dự liệu có lời khấn ba năm bởi lẽ ngay từ đầu cha đã có ý định khởi sự mọât tu họâi để trợ giúp các Giám mục, nhưng vì điều đó không thể thực hiện và vì các Giám mục ép cha làm cách khác, cho nên lời khấn ba năm hóa ra là một cản trở hơn là trợ giúp”. Năm sau, ngài diễn đạt cùng ý kiến ấy với các Giám đốc tụ họp ở Alassio: “Lời khấn ba năm được đưa vào khi cha có một ý tưởng khác hẳn về tu hội. Ý tưởng của cha là lập ra một cái gì khác hẳn cái hiện đang có bây giờ, nhưng chúng ta bị ép phải làm như thế này và đành chịu vậy”.
Có được phép nói rằng Giáo hội đã xen vào đoàn sủng của Don Bosco không? Nói như thế sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng bởi vì như Lumen Gentium dạy, nhiệm vụ của Giáo hội không phải là “dập tắt Thần Khí, nhưng là thử nghiệm mọi sự và giữ lấy những gì là tốt lành”. Chúng ta không được quên rằng Thần Khí là tác giả của các “Đoàn sủng” thì cũng là linh hồn của Giáo hội, ở đây không có mâu thuẫn. Khi đưa hội dòng của Don Bosco vào hàng các tu hội cổ điển, Toà thánh đã tạo điều kiện cho nó phát triển tối đa, đồng thời vẫn duy trì được căn cước riêng của nó. Dưới sức ép của các biến cố và các chỉ dẫn của Giáo hội, thánh nhân làm sáng tỏ và xác định thêm một số khía cạnh chưa được rõ rệt. Thực ra diễn tiến các biến cố mang ân sủng chính là cái đã “tạo hình thể cho Tu hội, không theo như ý ngài muốn hay hình dung ra. Điều này không có ý nói là ngài đã không muốnTu hội trở nên giống như Tu hội thực sự lúc đó, lại càng không có nghĩa là ngài buồn vì nó ra như thế” (P. Stella). Điều đó cũng không có nghĩa là Tu hội hiện hành ấy đã không giữ được nét độc đáo và mới mẻ của nó hoặc nó không phản ánh trung thực quan niệm và tư tưởng của Don Bosco. Về vấn đề này, suy tư mới đây của cha Philip Rinaldi, người kế vị thứ ba của Don Bosco quả là rất có ý nghĩa.
“Ngài đã phác họa một hội đạo đức không mang dáng vẻ bề ngoài của một tu hội truyền thống, tuy vẫn là một tu hội thực thụ: Đối với ngài, chỉ cần có tinh thần tu trì là đủ, vì nó là yếu tố duy nhất cần thiết cho sự trọn lành của các lời khuyên Phúc âm, các điều khác ngài nghĩ có thể dễ dàng thích nghi với mọi hình thức của sự thiện đang ngày thịnh hành ngoài xã hội, cũng là tinh thần riêng biệt của Hiến luật chúng ta, và ngày nào chúng ta du nhập điều gì trái với tinh thần này, ngày ấy hội đạo đức của chúng ta sẽ hết tồn tại”.
“Cho tới bây giờ chúng ta vẫn chưa trình bày đầy đủ cái ý tưởng mà Đấng sáng lập đáng kính của chúng ta đã ấp ủ khi ngài thành lập tu hội mới của ngài. Ngài đã đặt vào tu họâi này một cái mới mẻ độc đáo, cái mới này vừa duy trì tinh thần cốt yếu của Hệ thống giáo dục của ngài, vừa đồng thời ngăn ngừa tu hội khỏi bị xơ cứng trong những chuyẹân phụ thuộc và khỏi bị biến động theo dòng thời gian. Hiến luật chúng ta thấm nhuần hơi thở của cái sinh lực vĩnh hằng thoát ra từ các sách Tin mừng. Chính vì thế mà luật của chúng ta có giá trị cho mọi thời và mãi mãi phong phú với những chân trời mới của đời sống”.
Bởi thế câu nói của ngài: “Chúng ta bị ép phải làm thế và đành chịu vậy” không phải là một hành vi cam chịu miễn cưỡng, nhưng là tiếng thưa Amen hiển hách của vị ngôn sứ đã chạy hết đường đua của mình. Điều này được thấy rõ trong lời tuyên ngôn long trọng qua bài “giới thiệu” Hiến luật Salêdiêng của ngài: “Các con rất thân yêu trong Chúa Giêsu Kitô, Hiến luật của chúng ta được Tòa thánh chính thức phê chuẩn ngày 3.4.1874. Chúng ta phải chào mừng sự kiện này như là một trong những sự kiện vinh quang nhất trong kỷ yếu của Tu hội chúng ta, bởi lẽ qua việc phê chuẩn này, chúng ta có được sự bảo đảm chắc chắn rằng, khi tuân giữ tu luật, chúng ta dựa trên một cơ sở vững chắc, và cha có thể thêm một cơ sở vô ngộ, bởi vì phán quyết của vị Thủ lãnh tối cao của Hội thánh là vô ngộ khi phê chuẩn Hiến luật này”. Theo thánh nhân, Hiến luật không chỉ là đường lối “vững vàng dẫn tới đức ái, mà còn là tấm áo choàng bằng vàng bao bọc đoàn sủng và tinh thần của ngài và là mọât thực tại sống động không ngừng tăng trưởng. Chỉ trong viễn ảnh này ta mới có thể hiểu được tại sao ngài luôn tha thiết nhắn nhủ các con cái biết coi trọng và thực hành hiến luật : “Hãy lo sao cho mỗi khoản hiến luạât đều nhắc nhở các con nhớ đến cha” “Phương thế duy nhất để quảng bá tinh thần của Tu hội là tuân giữ Hiến luật”, không được thử điều gì chống lại Hiến luật dù là điều tốt. Chỉ khi đã đi hết cuộc hành trình, Abraham mới hiểu hết sự sâu rộng của thánh ý Thiên Chúa về mình. Cũng có thể nói như vậy về Don Bosco theo mức độ và tầm mức riêng của ngài. Khi ngài cử hành thánh lễ vào tháng 5.1887 trong thánh đường Thánh Tâm tại Roma mấy tháng trước khi qua đời, nước mắt rỏ xuống trên má ngài 15 lần. Ngài hình như bị cuốn hút vào một thị kiến xa xăm. Ngài thấy mình ở trong căn nhà nhở xóm Becchi và những lời nói trong giấc mơ đầu tiên lại vang vọng bên tai : “Rồi con sẽ hiểu mọi chuyện khi đến giờ đến lúc”.
CHƯƠNG 6: ÔNG THÁNH TINH RANH
Chữ “Tinh ranh” ngày nay có thể có một nghĩa xấu. Tờ Nhạât báo công nhân ngày 15.10.1887, trong mọât bài báo châm biếm, đã mô tả Don Bosco như sau : “Don Bosco tinh ranh, qủy quyệt, sắc xảo và bí hiểm, có khả năng chuyển mọi sự thành có lợi cho mình”.
Từ ấy cũng có nghĩa tích cực của nó. “Tinh ranh” có thể thực sự là một biểu hiện của một lương tri thông minh, của sự khôn ngoan tinh tế biết làm cho mọi tình huống trở nên thánh thiện và lành mạnh. Do đó, người tinh ranh là người biết nhìn xa thấy rộng, là người khôn ngoan, xác đáng và không để bị lừa bịp. Là người biết đi đến đích bằng cách sử dụng những phương tiện và cũng bất ngờ.
Ta phải hiểu cái tinh ranh của Don Bosco trong viễn tượng này. Ta còn phải lưu ý rằng, vì đang bàn đến một vị thánh, nên sư tinh ranh chính là chỉ về “ơn trí hiểu”. Chức năng của ơn này là hoàn hảo hóa nhân đức tin dưới tác động soi sáng của Chúa Thánh Thần. Đức tin này soi sáng cho chúng ta có một phán đoán đứng đắn về sự vật trong tương quan với Thiên Chúa, nhưng theo mọât cách thức trổi vượt hơn người Kittô hữu bình thường.
Tinh ranh mà không lộ vẻ tinh ranh
Thực tình Don Bosco vẫn luôn có tiếng là mọât linh mục láu lỉnh thánh thiện. Cha Lemoyne viết : “Chúng tôi rất thường được nghe những người xa lạ, ít sống sát với Don Bosco, thốt lên : “Ông ta quả là độc đáo. Con người này đoán được mọi sự. Ông thật là tinh ranh”. Ngài vẫn giữ được cái tinh ranh của nhà ảo thuât thời trẻ đã từng làm say mê đám khán giả tí hon, một cái gì giống như cái khôn lỏi của anh chàng khéo biết thu phần lợi về mình.
Ngài thuộc câu ngạn ngữ Piémont : “Hãy hành động tinh ranh mà đừng để lộ vẻ tinh ranh”. Một ngày kia, ngài nói với một linh mục của ngài: “Con có biết tinh ranh có nghĩa là gì không? Mánh nghĩa là gì không? Cha hành động thế đó: cha cứ mặc kệ người ta muốn nói gì thì nói, cha lắng nghe hết, để ý hết, nhưng lúc nghe thì cha cân nhắc mọi chuyện và có thể biết mọi chuyện một cách hoàn hảo”.
Nhà dòng ở Nice đang gặp khó khăn lớn về tài chánh. Cha giám đốc là cha Ronchail không còn muốn đến cậy nhờ các ân nhân nữa, vì họ cũng đã quá nạêng gánh rồi. Don Bosco nói với cha : “Hãy tinh ranh một chút, quà tặng là dành cho các học sinh của con, còn con cứ giữ lấy những điều hãm mình của con”. Ý ngài muốn nói : “Đừng nản, cứ kiên trì, nhưng phải thật khéo léo”.
Cha A. Caviglia nhận xét : “Để làm việc thiện, vì đó là nhiệm vụ của ngài, ngài cần mọi người, những người cánh tả cũng như những người cánh hữu”[1]. Bí quyết của ngài chính là ở chỗ này. Hãy lợi dung những gì tàng ẩn và thiện hảo nơi mỗi người – bằng không, chúng ta sẽ trở thành bi quan hết – cho dù người đó thuọâc phe nhóm không mấy đáng tin cậy”.
Nhà chép sử đầu tiên về ngài viết : “Để vận dụng điều thiện hảo nơi mỗi tâm hồn, ngài dám thổi phồng cái tôi của những người mà người tiếp xúc, bằng những phương thế lương thiện. Thỉnh thoảng ngài phải giao tiếp với những người ít thân thiện và nghi kỵ ngài. Mỗi khi ngài nhận ra rằng “Các lý luận của lẽ phải, đức ái và bổn phận đều vô ích, ngài bèn rất khôn khéo mà vẫn không tỏ ra tâng bốc và nói dối, đánh trúng tự ái của họ và nhận được câu trả lời ngài mong muốn. Chỉ cần một tiếng khen, nhắc lại môt dịp vinh quang trong đời họ, một cử chỉ hay một lời nói tỏ lộ sự quý mến, tin cậy và tín nhiệm, kính trọng – như thế đủ để ngài vượt qua được những khó khăn và chống đối trong hầu hết các tình huống”.
Ngài cũng dùng các phương pháp tươnng tự với những người thân cận, không bao giờ tiếc lời khen đối với các ân nhân và với hết mọi người. Ngài biết là mình đáng khen người đàn bà đứng trước mặt mình khi ngài nói tuổi của bà chỉ bằng tuổi độ bằng con gái bà, và khi ngài khen ngợi bà quản gia khó tính của một cha xứ bạn của ngài. Ngài nhân được một ít việc phúc đức nơi những con người như thế, và ngài chỉ cần có vậy.
Những lời tiên tri của ngài về tình cảnh Hoàng gia “Những đám tang trong hoàng cung” chọc giận ông bá tước Đại tướng Angrogna làm ông này chạy bổ đến Valdocco và trút lên người Don Bosco những lời chửi bới thậm tệ, và đe dọa ngài nặng lời. Thánh nhân phản ứng rất bình tĩnh, ca ngợi sự vĩ đại của một nhà võ biền đã không thèm hại đến một người dân hèn, đề cao dũng khí, lòng can trường của ông và làm ông thành người bạn của ngài. Cuối cùng hai người đã cạn chén với nhau.
Bức điẹân ngài đã đánh đi để cám ơn bà bá tước Girolama Uguccioni vì đã chuẩn bị mọi sự chu đáo cho cuọâc hành trình của ngài từ Florence đi tới Roma đã tỏ cho thấy ngài ngọt ngào và khôn khéo biết bao để chinh phục các ân nhân : “Mẹ yêu quý, cuộc hành trình thật là tuyệt vời, món gà sao mà ngon đến thế, rượu thì hết chê chai cạn không còn một giọt”.
Ngài không để mình bị bịp
Là một ông thánh tinh ranh, Don Bosco không phải hạng người để người ta bịp hay chinh phục bằng sự tâng bốc hay gài bẫy. Ngài viết cho cha Dalmazzo : “Đức Hồng y đang chực để làm con bẽ mặêt ấy. Chúng ta cũng sẽ phá vỡ âm mưu này”.
Ông bộ trưởng ngoại giao hứa hão là sẽ có “Đất và biển cho phái đoàn truyền giáo”. Ngài viết : “Chúng ta sẽ xem ông ta có cho chúng ta cái gì để vượt biển và đất hay không, còn quyền sở hữu những cái đó, chúng ta sẽ nhường lại cho ông ta tất cả”.
Công việc xây cất thánh đường Thánh Tâm tại Roma phải tốn phí một số tiền khổng lồ và Don Bosco lâm cảnh khó khăn. Nhiều người muốn giây mình vào, làm sự việc càng thêm phức tạp. Thánh nhân chặn đứng ngay mọi chuyện và viết ngay cho cha Dalmazzo : “Cha nghĩ tuyệt đối cần là Đức hồng y đừng dí mũi vào những chuyện vật chất và hãy để cho ông cha xứ lo chuyện đó được rồi”, “Thay vì bắt bẻ việc chúng ta tại Roma cha muốn đám người ấy nghĩ nhiều hơn tới việc trợ giúp chúng ta”.
Năm 1884, có một cuộc triển lãm quốc gia về “kỹ nghệ” tại Torino. Don Bosco cũng tham gia và ngài đã trưng bày chiếc máy in hiện đại nhất ở thị trường thời đó. Chiếc máy in được lập tức đặt tên “Nữ hoàng các máy móc”. Những người đi xem triễn lãm được chứnng kiến những mẫu giấy vụn đổi thành giấy tốt, giấy đó được đưa lên in và rồi được đóng lại thành sách. Hết thảy từ các người xem triễn lãm tới các chuyên viên đều tin là chắc chắn Don Bosco sẽ đoạt giải nhất. Nhưng ủy ban chấm thi gồm toàn những thành viên tam điểm và chống giáo sĩ đã chỉ trao cho ngài huy chương bạc. Vẫn giữ niềm kính trrọng và có phong cách, Don Bosco từ chối nhận vinh dự, và xin báo chí đừng dăng tin gì trên mặt báo. Trong lá thư kháng cáo ngài nói tới nhiều chuyện, trong đó có đoạn như sau: “Tôi sung sướng là đã có thể bằng chính lao động của mình tham dự cuộc triễn lãm vĩ đại về tài năng và nền kỹ nghệ nước Ý. Nhờ thế tôi có thể chứng tỏ mối quan tâm của tôi trong hơn 40 năm đối việc cổ võ không những thiẹân ích luân lý và vật chất cho những trẻ em nghèo và bị bỏ rơi, mà còn góp phần vào sự tiến bộ đích thực của khoa học và nghệ thuật nữa”.
Sự tinh ranh đơn sơ
Sự tinh ranh đơn sơ của Don Bosco cũng được tỏ lộ qua các cử chỉ đơn sơ, hầu như vô ý nghĩa, nhưng chúng lại có giá trị riêng của chúng. Ngài gửi hai thùng rượu hảo hạng : Bordeaux, Malaga, Gregnolino, v.v., từ Ý tới Đức Tổng Giám mục thành phố Buenos Aires để tỏ lòng biết ơn. Các chai rượu phải có vẻ chứa toàn rượu cũ. Don Bosco làm thế nào? Ngài viết thơ dặn viên thơ ký của ngài rắc đầy bụi quanh các chai rượu, ngài nói: “Để làm cho rượu thêm danh tiếng và là thứ rượu đã để lâu”. Một mánh khóe nho nhỏ làm món quà thêm quý.
Ngài thường cố gắng hết sức để xin cho được những bằng khen của Giáo hội và nhà nước cho các ân nhân của ngài hầu tỏ lòng biết ơn những người này. Ngài muốn tỏ cho biết đích thân ngài làm chuyện đó. Ngài viết cho cha Dalmazzo : “Nếu phải tốn phí gì con cứ ứng ra. Nhưng cha muốn chính cha trả tiền để có thể nói rằng : đây thực là món quà. Nó sẽ đền bù chúng ta gấp bội. Ngài muốn rằng trong phạm vi có thể, phải tổ chức lễ trao bằng khen với tất cả lễ nghi long trọng. Những chi tiết có thể làm chúng ta buồn cười trong bối cảnh mới của chúng ta hôm nay nhưng hồi đó chúng đem lại một sự mãn nguyện tâm lý rất đặc biệt.
Ngài viết cho cha Cagliero như sau : “Sau khi nhạân được Chiếu thư Giáo hoàng cho ông Benites và Bằng khen cho cha Ciccarelli, con phải nhất trí trước với cha Fagnano. Con phải đích thân lo mọi chuyện. Con hãy mời ban nhà trường và bạn hữu của cả hai phía tới dự. Hãy xin cha Tomatis soạn một vở kịch nhỏ để diễn vào dịp này, cho hai học sinh bưng hai chiếc dĩa, một chiếc để chiếu thư của ngài sĩ quan, chiếc kia để bằng khen, con và cha Fagnano đi cùng với hai em, lấy hai giải thưởng ấy và trao tận tay hai vị. Đây là những chi tiết cần hết sức để ý”. Cùng với sự tinh ranh ngài còn nói tới “xảo thuật thánh thiện” – “thánh thiện không phải theo nghĩa uyển ngữ, nó không phải là sự quanh co che đậy, không rơi vào chỗ xảo trá. Trái lại, đó là một óc thực tiễn lành thánh đưa ngài tới việc sử dụng mọi phương tiện trong tầm tay để quảng bá công cuộc của ngài hầu “làm vinh danh Chúa và mưu phần rỗi cho các linh hồn”.
Ngài muốn các học sinh của ngài phải tinh ranh một cách lành thánh. Ngài thích dùng những lời của thánh Philip Nêri để nói với học sinh: “trên thế gian này có nhiều kẻ khờ và có nhiều người khôn. Người khôn là người làm việc và chịu đau khổ chút ít để được thiên đàng, người khờ dại là những người lao mình vào cõi trầm luân đời đời”.
Sau khi nhắc tới “các mưu mẹo” của thánh Athanasio để thoát khỏi cạm bẫy của thù địch. Don Bosco kết thúc bài giảng của ngài bằng lời khích lệ đầy xác tín sau : “Cha sẽ sung sướng biết bao nếu hết thảy chúng con được trở nên giống như vị thánh này. Phải, các học sinh yêu dấu của cha, hãy cố gắng nghiêm túc để nên thánh, nhưng chúng con phải là những vị thánh mà để làm điều thiện, biết tìm ra những phương tiện cần thiết, biết khinh thường những sự bách hại, không sợ khó khăn vất vả, hãy là những vị thánh tinh ranh biết khôn ngoan tìm kiếm mọi phương thế để đạt mục đích”.
Phải tinh ranh, đương nhiên rồi, nhưng phải coi đó như phương thế để vươn tói sự thánh thiện. Đó đúng là trường hợp của Don Bosco.
CHƯƠNG 7: ÔNG THÁNH VUI TƯƠI
“Đặc điểm đầu tiên gây ấn tượng nơi sự thánh thiện của Don Bosco và đồng thời gần như che giấu sự hiện diện thường hằng và diệu kỳ của Chuía Thánh Thần chính là thái độ đơn sơ và vui tươi của ngài. Nó làm cho những gì tự bản chất là khó khăn và siêu nhiên được trở nên dễ dàng và tự nhiên” (E. Viganò).
Niềm vui được biểu lộ ra bên ngoài bằng nét vui tươi, là một thành phần của sự thánh thiện Kitô giáo. Thực vậy, như Đức Phaolô VI giải thích trong tông huấn “Vui lên trong Chúa”, niềm vui là “sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển… Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.
Nó là niềm vui mà Thánh Thần đã tuôn đổ vào lòng Đức trinh Nữ Maria rất thánh, vào lòng Bà chị Elisabeth, vào ông Simeon và vào Đức Giêsu. Thánh Phanxicô Salê thường nói : “Không có những ông thánh buồn: ông thánh mà buồn thì thật buồn cho ông thánh”. Còn Don Bosco thì nói : “Ma quỷ sợ những con người vui sướng”.
Không phải vị thánh nào cũng diễn tả niềm vui theo cùng một kiểu. Đời sống các thánh như Toma More, Philip Nêri, hay Don Bosco luôn tràn trề niềm vui khiến ta có đủ chất liẹâu để làm thành một “thần học về niềm vui”.
“Bất luận là ngài nói đùa chơi, nói thật hay cầu nguyện, Don Bosco cho thấy vẻ đẹp của cuộc đời và làm lan tỏa niềm vui. Ta có thể đọc được niềm vui nơi cặp mắt sáng ngời và sâu thẳm của ngài, nơi khuôn mặt “lúc nào cũng quyến rũ, khó quên và tươi cười của ngài” (P. Albera). Niềm vui này được thấy rõ qua các nhạân xét thú vị của ngài, đầy khôi hài và ý nhị. Sau khi ngài bị bắn hụt, ngài thốt lên : “Tội nghiẹâp chiếc áo dòng của ta, mày đã thành nạn nhân!”. Ngài thường nói : “Cứ để sự việc diễn tiến, miễn là chúng diễn tiến tốt đẹp”. Ngài thích lập đi lập lại : “Hãy vui lên và làm việc thiện, và để cho đàn chim sẻ ca hát”.
Với đứa trẻ không có giày để đi, ngài nói : “Con cứ đến Torino, cha sẽ đem sửa đôi giày cho con”. Gần chết rồi ngài vẫn còn khôi hài : “Viglietti, lấy cho cha ly cà phê đá nhưng phải thật nóng”.
Niềm vui sâu xa và lớn lao tỏa ra từ con người Don Bosco hàm chứa nhiều ý nghĩa, như cha E. Viganò đã vạch ra một cách tinh tế : “Đó là niềm vui của việc làm chứng cho đời sống thường nhật, là sự chấp nhạân những biến cố thường ngày như nẻo đường cụ thể và dũng cảm dẫn tới hy vọng, đó là sự thấu hiểu những con người với những khả năng và giới hạn của họ để làm thành gia đình, đó là ý thức sắc bén và thực tiễn về sư thiện kèm theo mối xác tín thâm sâu rằng nó mạnh hơn điều ác (nơi chúng ta và nơi lịch sử), đó là ơn biết ưu ái giới trẻ, ơn ấy mở rộng các cõi lòng và trí tưởng tượng hướng về tương lai và bộc lộ mọât sự sẵn sàng đầy sáng kiến chấp nhận một cách khôn ngoan những giá trị của thời đại mới, đó là tình yêu của một người bạn biết làm cho mình được yêu và qua việc dạy dỗ tạo nên bầu khí tín nhiệm và đối thoại dẫn đưa con người tới Chúa Kitô, đó là con đường của Hoa Hồng mà ngài bước đi đang khi miệng mỉm cười và ca hát – tuy vẫn phải mang đôi ủng chắc chắn để khỏi bị gai đâm”.
Giới trẻ cảm thấy vô cùng thiết tha với hạnh phúc. Don Bosco hiểu điều đó và ngài đã tự luyện tập thành một nhà ảo thuật và nhào lộn để mua vui cho các bạn, nhờ đó giúp chúng nên tốt hơn.
Khi còn là học sinh tại Chieri, ngài đã lập “Hội vui”. Mục đích của hội là : “Xua đuổi buồn sầu và luôn sống vui tươi, và chu toàn xác đáng các bổn phận học hành và tôn giáo”. Trong thực tế, tất cả các Nguyện xá của ngài đều trở thành những “Hội vui” và trong mọi cuộc họp mặt, ngài đều là người cầm đầu trong việc giúp vui. Ngài thường chào từ biệt bạn bè bằng câu “Vui nhé”, khiến ai nấy đều cảm thấy vui sướng.
Cha Lemoyne viết : “Chúng ta có thể nói rằng không ngày nào qua đi mà ngài không giải tỏa niềm vui bằng những điệu bộ vui cười hay những giai thoại thú vị trong những buổi họp mặt công cộng hay khi ngài nói chuyện với học sinh. Cũng thế khi ngài trò chuyện với các người Salêdiêng thường vây quanh ngài hay với đám học sinh vẫn xúm xít bên ngài, trong các cuộc đi chơi. Cũng đúng như thế trong các nhà hay những nơi đông người, nói tóm, bất kể chỗ nào ngài có mặt”.
Mặc dù chúng ta chắc chắn rằng đời ngài cả là một cuộc tử đạo âm thầm, ngài luôn bộc lộ nét mặt rạng rỡ niềm vui. Ngài tỏ ra vui tươi hơn khi ngài gặp đau khổ nhiều hơn.
Giới răn thứ mười một
Vui tươi là “Giới răn thứ mười một trong các nhà Salêdiêng” (A. Caviglia). Đó là một trong các bí quyết lớn của hệ thống dự phòng. Như thánh Philip Nêri, Don Bosco không biết mệt khi lập đi lập lại cho học sinh ngài : “Hãy luôn vui vẻ”, “Hãy phụng sự Chúa trong niềm vui”, “hãy sống thạât vui vẻ, miễn là các con tránh xa tọâi lỗi”.
Kinh nghiẹâm bản thân và trực giác sư phạm lành mạnh của ngài làm ngài hiểu rằng tuổi trẻ cần niềm vui như chúng cần cơm bánh để có thể tăng trưởng cả hồn lẫn xác.
Cha P. Braido viết : “Là người biết thông cảm và am hiểu cõi lòng hơn rất nhiều bậc cha mẹ, Don Bosco biết và hiểu rằng Trẻ con vẫn là trẻ con. Ngài để cho chúng là trẻ con và muốn chúng là trẻ con, ngài biết rằng lối sống của trẻ là vui tươi, tự do, nô đùa và theo kiểu “Hội vui”. Ngài biết rằng muốn có một ảnh hưởng giáo dục sâu xa và bình thường, trẻ em phải được yêu mến, kính trọng trong sự hồn nhiên của chúng, chống lại mọi sự gò bó”.
Trong Tông huấn về niềm vui, Đức Phaolô VI dạy rằng niềm vui Kitô giáo kêu gọi người ta biết nếm cảm những niềm vui tự nhiên : “Chúng ta cần rất nhiều kiên nhẫn để học và học đi học lại cách nếm cảm một cách đơn sơ vô số những niềm vui của con người mà Tạo hóa đã đặt trong cuộc đời chúng ta : niềm vui no thỏa của sự sống và hiện hữu… niềm vui và sự mãn nguyện của sự chu toàn phận sự, niềm vui trong sáng của đức trong sạch, của việc phục vụ, chia sẻ, và niềm vui tràn trề hy sinh. Người Kitô hữu có thể thanh luyện những niềm vui ấy, làm chúng nên hoàn thiện và thăng tiến chúng. Họ không được phép khinh thường những niềm vui ấy”.
Don Bosco đã trung thành sống tất cả những niềm vui như thế. Ngài luôn luôn quảng đại, nhờ đó học sinh của ngài không khi nào thiếu niềm vui rộn rã của những cuôc giải trí ồn ào, thể thao, đi chơi, âm nhạc, ca hát, kịch tuồng và thể dục. Khi sức khỏe ngài còn cho phép, ngài luôn là linh hồn của các cuộc chơi mỗi khi ngài có ở nhà, mãi tới năm 1868 ngài còn thách đấu một cuộc chạy đua. Lúc đó ngài đã 53 tuổi, chân ngài sưng tấy lên nhưng vẫn còn lanh lẹ lạ thường.
Vào ngày lễ hội, Nguyện xá là cả mọât bầu khí vui vẻ cuồng nhiệt. Nhật ký của cha Ruffino có ghi lại chương trình của ngày ấy : thánh lễ lúc sáng sớm, điểm tâm rồi sau đó là một tiếng rưỡi cho các trò chơi, tiệc trưa long trọng với rượu nho và trái cây, sau trưa có trò chơi đập bình do từng lớp một. Kế đến là kinh chiều với một cuộc đối thoại thú vị giữa nhà thần học Borelli và cha Cagliero, và sau đó là chầu phép lành. Ngày lễ kết thúc bằg cuọâc trìnnh diễn văn nghệ và bữa tối trọng thể. Sau kinh tối và bài huấn từ đầy tình cha con của Don Bosco, học sinh đi ngủ sau một ngày mệt mỏi rã rời, nhưng lòng tràn ngập vui sướng.
Khác với kinh sĩ Allamano là ngnười không bao giờ cho phép có vui chơi trong ngày lễ hội, Don Bosco sung sướng tỏ cho thấy rằng chúng ta có thể vui chơi một cách lành mạnh mà không xúc phạm tới Chúa.
Khi cho phép học sinh làm những điều chúng thích, Don Bosco thành công trong việc làm chúng ưa thích những gì mà tự nhiên chúng không ưa, như là học tập, lao động, làm bổn phận và việc đạo đức. Ngài xác tín rằng tương lai con người nằm trong tuổi trẻ và ngài viết trong cuốn “Bạn đường của tuổi trẻ”: “Con người lúc còn trẻ đã chọn con đường nào thì khi về già cũng tiếp tục đi con đường ấy, nếu chúng ta biết bắt đầu sống mọât cuộc sống tốt lành ngay khi còn trẻ, chúng ta sẽ sống tốt lành khi về già. Và đây là những lời của quy luật : hãy nhớ rằng chúng con đang sống mùa xuân của cuộc đời. Ai không tập quen lao động khi còn trẻ, phần đông sẽ biếng nhác cho đến tuổi già”.
Ngài muốn các học sinh của ngài luôn hoạt động khéo léo, nhanh nhẹn và xốc vác, không bao giờ ngài chịu để những đứa trẻ lười biếng ở yên. Ngài dạy cho học sinh biết vui hưởng sự hài lòng và mãn nguyện khi chu toàn bổn phận cách tốt đẹp, hiểu được chân lý của bộ ba mà ngài rất tâm đắc : niềm vui, học hành-lao động và lòng đạo đức. Ba giá trị vĩ đại này được liên kết bất khả phân với hệ thống giáo dục của ngài. Ngài không tin nơi một lòng đạo đức mà thiếu hành động đi kèm, hoặc dấn thân hoạt động mà thiếu lòng đạo đức. Ngài đặt nguồn mạch hạnh phúc nơi những lời sau : “Lòng đạo đức, việc học hành và sự vui tươi sẽ đem lại sự mãn nguyện ngọt ngào cho các con tựa mật ong”.
Trong tập tiểu sử Phanxicô Besucco, ta đọc thấy : “Nếu các con muốn sống tốt lành hãy thực hành trước tiên ba điều này, và mọi sự sẽ xuôi chèo mát máy. Ba điều ấy là : ‘Vui tươi, học hành và lòng đạo đức’. Đây là chương trình lớn của đời sống và nếu chúng con trung thành với chương trình này, các con sẽ sống hạnh phúc và đem lại nhiều lợi ích cho linh hồn các con”.
Phanxicô Orestano có lý khi viết : “Nếu thánh Phanxicô Assisi đã thánh hóa thiên nhiên và sự nghèo khó, thì thánh Gioan Bosco đã thánh hóa lao động và sự vui tươi. Ngài là vị thánh của sự vui tươi, của đời Kitô hữu năng động và hạnh phúc”.
Ngài muốn rằng ngay cả những việc đạo đức, ngay cả mối tương quan của ta với Thiên Chúa cũng phải được thấm nhuần niềm vui Kitô giáo. Do đó ngài kỵ những kinh nguyện dài dòng, đơn điệu và lải nhải chỉ tổ làm cho thanh thiếu niên nhàm chán và xa lánh. Ngay thời gian ở trong nhà thờ cũng phải là ”thời gian của niềm vui và lễ lạc”. Ngài viết : “Thời gian trong nhà thờ, mọi việc phải dễ làm, không được gây mệt mỏi hay khiếp sợ, các kinh nguyện không được quá dài dòng”. Các việc đạo đức phải trở nên “Như khí trời không bao giờ làm ta ngột ngạt hay mệt mỏi. Thế mà khí trời là cả một sức nặng đề trên hai vai chúng ta”.
Niên học được trải đầy những lễ phụng vụ, những việc đạo đức, những tuần 3 ngày, tuần 9 ngày, thế mà học sinh không cảm thấy nặng nề. Don Bosco biết cách chuẩn bị cho học sinh cử hành “ngày lễ”, ngài dạy chúng hiểu rằng ngày lễ là một cuộc hội ngộ bí tích thật hạnh phúc với Chúa Kitô. Ngài dạy chúng rằng ngày lễ là triệu báo cho hạnh phúc vĩnh cửu. Tất cả toàn là thánh nhạc du dương, toàn là lễ nghi hấp dẫn. Dần dần các cuộc tổ chức ở Valdocco trở thành nguồn mạch lôi cuốn các tín hữu trong thành phố Torino.
Niềm vui trong nhà thờ tràn ra sân chơi với sự ồn ào náo nhiệt và tràn vào nhà cơm với những bữa ăn thịnh soạn. Don Bosco không bao giờ chấp nhận sự phân rẽ giữa linh hồn và thân xác, ngài muốn rằng “thân xác cũng phải được sung sướng, sự buồn rầu ủ rũ không có chỗ trong nhà của ngài. Tiếng leng keng của chén dĩa phải trở nên âm thanh tuyệt diệu”. Chúng ta thấy rằng mọi yếu tố tích cực đã từng bị tội lỗi hủy diệt nay được ngài đưa vào trong phương pháp giáo dục của ngài với một cái nhìn đầy lạc quan.
Sự vui tươi: con đường nên thánh
Don Bosco viết: “Chỉ có tôn giáo và ân sủng có thể làm con người hạnh phúc”, hay như chúng ta đọc thấy trong ấn bản đầu tiên cuốn “Bạn đường của tuổi trẻ” (1847) : “Người sống trong ơn nghĩa Chúa luôn hạnh phúc và hài lòng cả giữa những thử thách nguy nan”, trong khi “người buông thả theo khoái lạc dễ cảm thấy chán chường… mỗi ngày một bất hạnh hơn. Khi viết những câu đó, ngài muốn dạy cho các thiếu niên biết rằng hạnh phúc trần thế và vĩnh cửu của chúng ta lệ thuộc mối tương giao của chúng ta với Thiên Chúa.
Thế nên không có con đường nào khác dẫn tới hạnh phúc và niềm vui. Đó là con đường của tôn giáo, tình yêu và cứu độ, con đường của tình bạn và tình nghĩa thiết với Chúa Kitô và Thần Khí của Người.
Do đó khoa sư phạm của Don Bosco sẽ tuyệt đối và chủ yếu là “một khoa sư phạm thiêng liêng của các linh hồn” (A. Caviglia). Nó là một khoa sư phạm của ân sủng, của sự tăng trưởng trong Chúa Kitô, tắt mọât lời, nó là một khoa sư phạm của sự thánh thiện và niềm vui, bởi vì niềm vui là một yếu tố tạo nên sự thánh thiện. Trường phái Torino tin rằng mọi người được kêu gọi nên thánh. Thánh Giuse Cafasso đề cập tới những vị thánh “bị án treo cổ” của ngài. Thánh Leonardo Murialdo khích lệ các cô gái hư hỏng tại “Nhà Chúa Chiên Lành” hãy vươn tới sự thánh thiện. Còn Don Bosco thì nêu sự thánh thiện là mục tiêu cho những “thằng quỷ con”, và những “thằng Baraba” của ngài, cũng như cho những học sinh tốt lành nhất của ngài. Đó là một sự thánh thiện “vừa tầm với khả năng tuổi trẻ”, nhưng đồng thời cũng thật gay go và anh hùng.
Khi Roma chủ trương rằng không được lập các án phong chân phước và phong thánh cho trẻ em, bởi lẽ chỉ người lớn mới có thể thực hành các nhân đức ở một mức anh hùng, tthì Don Bosco khi đề cập tới Đaminh Savio đã nói : “Tôi quả quyết với các ngài rằng có những thiếu niên của chúng tôi sẽ được tôn vinh trên bàn thờ” Giáo họâi đã nhìn nhận là ngài có lý.
Chắc chắn công lao của ngài khhông nhỏ khi ngài tin ở sự thánh thiện của tuổi trẻ. Nhưng công lao của ngài còn lớn hơn ở chỗ ngài biết trình bày sự thánh thiện cho tuổi trẻ bằng chìa khóa vui tươi đầy hấp dẫn, coi sự vui tươi không phải như một cản trở mà là một con đường dẫn tới sự thánh thiện.
“Cha vui mừng khi thấy chúng con vui chơi, nô đùa và hạnh phúc. Đây là cách để trở nên những vị thánh như Luy, miễn là chúng con không phạm tội”.
Sau bài giảng bất hủ về sự thánh thiện (1855) mà chúng ta chỉ còn giữ lại được những điểm chính : “Ý Thiên Chúa là muốn tất cả chúng ta nên thánh, nên thánh rất dễ”, Đaminh Savio đến gặp Don Bosco và nói: “Con không hề nghĩ rằng con có thể nên thánh dễ như vậy. Nhưng bây giờ con đã hiểu rằng có thể nên thánh bằng cách sống vui vẻ, nên con tuyệt đối ước ao nên thánh và tuyệt đối muốn làm thánh”.
Với tuổi trẻ giàu óc tưởng tượng, Đaminh Savio muốn bắt chước các vị ẩn tu lớn, ăn chay nhiệm nhặt và cầu nguyện lâu giờ. Cha linh hướng khen ngợi quyết tâm nên thánh của cậu nhưng kìm bớt chủ trương lý tưởng cực đoan của cậu, và vạch ra cho cậu một đường lối nên thánh thực tiễn phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của cậu. Ngài đề nghị cậu khởi sự bằng việc “luôn luôn vui tươi và chừng mực”, kế đến là việc “Chu toàn xác đáng các bổn phận học hành và đạo đức”, “Chơi đùa với chúng bạn”, “làm việc để chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa, vì không có việc gì trên đời thánh thiện bằng việc cứu rỗi các linh hồn”.
Đấy là những nguyên tắc ngài đã khai triển trong các tập tiểu sử của Savio, Magone và Besucco. Trong các tác phẩm này, ta thấy rõ được có gắng của ngài từ đầu chí cuối là một cuộc tiến bước từ từ và tiệm tiến tới mức sung mãn của sự thánh thiện.
Thế nhưng một lần nữa mọi sự lại được tổng hợp vắn gọn trong bộ ba mà ngài vô cùng tâm đắc: Vui tươi, học hành-lao động, đạo đức. Quả là một xác tín thâm sâu nơi những lời mà Đaminh Savio nói với bạn Camillo Gavio : “Ở đây chúng tôi sống sự thánh thiện bằng việc luôn luôn vui vẻ”. Đó là một cảm hứng của Chúa Thánh Thần : “Đó là mọât kho báu thần linh được che đậy bên ngoài bằng sự vui tươi và đơn sơ, như thể muốn che giấu cái diệu kỳ” (E. Viganò).
Quả thực sự thánh thiện mà Don Bosco nêu lên không có gì là phức tạp, bí nhiệm, lạ thường: nó là sự thánh thiện của đời sống thường nhật, của những hoạt động tầm thường được chu toàn một cách khác thường, như ở trường hợp của Đaminh Savio. Thánh nhân ca ngơi “nết sống gương mẫu và việc chu toàn xác đáng các bổn phận khó có thể vượt cao hơn được”.
Hiển nhiên chương trình nên thánh được vạch ra nơi bộ ba trên kia không gạt ra ngoài những nhân đức khác của đời sống Kitô hữu mà nhà giáo dục hằng khuyên dạy. Ngài nhận biết và nhấn mạnh rất nhiều về tầm quan trọng của sự vâng lời và lòng trong sạch. “Nền tảng mọi nhân đức nơi một thiếu niên là đức vâng lời”, khi chuyện trò thoải mái với học sinh, ngài thường bảo chúng để ngaài cắt đứt đầu chúng, để ngài bịt mắt chúng lại và dẫn đi, để ngài có chìa khóa để mở lòng chúng ra vì ngài vốn hiểu biết và yêu mến chúng.
Mỗi khi đề cập tới lòng trong sạch, ngài tỏ ra thơ mộng và cuốn hút các thiếu niên. Điều Kinh thánh nói về sự khôn ngoan, ngài thích đem áp dụng cho lòng trong sạch: “Mọi điều thiện hảo cùng theo nó đến với tôi, mọi điều thiện hảo từ đức trong sạch mà đến”.
Khi chúng ta nói đến sự thánh thiện lớn lao đua nở tại Valdocco như là hoa trái tươi đẹp nhất của hệ thống dự phòng, tư tưởng chúng ta lập tức quay về hoạt động của Chúa Thánh Thần, tác giả sự thánh thiện. Tuy nhiên ta không nên quên rằng trong việc linh hướng cho các tâm hồn trẻ, Chúa Thánh Thần đã sử dụng công việc đầy tế nhị và không ngoan của tôi trung Người là Don Bosco, sử dụng tài năng phi thường của ngài. Chắc chắn ngài thuộc hàng ngũ những vị thánh vĩ đại nhất của mọi thời trong lãnh vực này.
Cha A. Caviglia, trong một bài tổng hợp thật hay đáng được chúng ta trưng dẫn, có nói cho chúng ta biết Don Bosco đã được gợi hứng từ những tiêu chuẩn và hướng dẫn nào cho sứ mệnh làm hướng đạo và bạn đồng hành của tuổi trẻ trong đời sống thiêng liêng: “Tự do trong tinh thần và hành động, tôn trọng tác động tự do của ân sủng, thực hành việc thánh hóa các bổn phận chuyên chăm hướng về Thiên Chúa, sùng kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, Đức Mẹ Maria và hãm mình hy sinh; vượt trên tất cả là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, sự thanh thản niềm vui và lòng hân hoan, được thực hành không nhuốm màu sợ hãi hay cau có khiến người khác phải sợ và nhắm tới thiên đàng, làm mọi sự với lòng yêu mến, cả bên trong lẫn bên ngoài”. Đây chưa phải là Don Bosco đầy đủ, nhưng chắc chắn là Don Bosco.
Sau cùng chúng ta còn phải thêm rằng, sự thánh thiện mà Don Bosco đề nghị không bao giờ bỏ đi ý tưởng về “phần thưởng” thiên đàng. “Một phần thưởng lớn lao dành ở trên trời cho những ai sống thánh thiện”. Bên trên bầu trời Valdocco, “thiên đàng luôn rực sáng ngày và đêm dù trời có mây mờ hay quang đãng” (E. Vganò). Thánh nhân thường lập đi lập lại : “Một mảnh thiên đàng sẽ giúp ổn định mọi sự”. “Trong khi đau khổ và mệt nhọc, chúng ta đừng bao giờ quên rằng một phần thưởng to lớn đang đợi chờ ta trên trời”, “cơm bánh, việc làm và thiên đàng”. Suốt ba đêm liên tiếp, mồng 3,4 và 5 tháng 4 năm 1861, ngài mơ thấy được “đi chơi” với các học sinh trên thiên đàng. Khi mô tả giờ hấp hối trong các tập tiểu sử các học sinh của ngài, ngài vui sướng nhấn mạnh rằng những học sinh ấy sống trong niềm hy vọng thiên đàng hơn là trong nỗi lo sợ của cái chết.
Tư tưởng về thiên đàng là một trong những hoa trái phát sinh từ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Don Bosco là “mọât tâm hồn của Chúa Thánh Thần”. Ngài bước đi dưới đất, nhưng lòng ngài luôn hướng về trời.
CHƯƠNG 8: CŨNG CÓ ĐÔI NÉT KHÔNG THÁNH THIỆN
Giáo hội rất khắt khe trong các vụ án phong chân phước và hiển thánh. Một tội cố ý dù ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời cũng sẽ gây phương hại tới viẹâc đưa một ứng nhân tới cuộc tôn vinh trên bàn thờ. Nhưng Giáo hội hẳn không đòi hỏi các vị thánh của mình phải tuyệt đối trọn lành bởi lẽ một mình Thiên Chúa là trọn lành tuyệt đối, Giáo họâi không đòi hỏi nơi các vị thánh sự trọn lành của những bậc đã được hiển kiến toàn phúc rồi.
De Guibert viết : “Sự trọn lành ở dưới đất này dù là của người đã đạt tới bậc cao vời nhất vẫn là một cái gì bất toàn, một cái gì bấp bênh và luôn là một cái gì còn chưa xong”.
Điều nói trên có nghĩa là, trong việc noi gương các thánh, có một điều thực tiễn mà ta không thể làm ngơ. Học giả danh tiếng trên còn viết tiếp : “Khi Giáo hội nêu lên đời sống của các thánh và chân phước như là mẫu mực cho ta bắt chước, thì không có nghĩa là Giáo hội chuẩn nhận sự trọn lành của từng hành động riêng rẽ của các ngài, càng không cho rằng mỗi hành động riêng rẽ ấy đều đáng bắt chước, và giá trị đào luyện của những hành động ấy cũng vậy. Cái mà Giáo hội đề nghị làm mẫu mực cho chúng ta chính là cái toàn thể của đời sống các ngài, cùng với nét này hay nét khác được các văn kiện Giáo hoàng nhấn mạnh, nhân đức này hay nhân đức khác nổi bật nơi các ngài. Chúng ta biết rằng ngay những vị thánh này vẫn có yếu đuối thông thường mà không một ai tránh khỏi, các ngài tuy được những ơn đặc biệt của Thiên Chúa nhưng đã không đạt tới những đỉnh cao bằng những bước nhảy vọt, nơi nhiều vị thánh chúng ta có thể thấy những “lầm lỡ lành thánh” khiến chúng ta phải thán phục khi xét tới tinh thần đã thúc đẩy các lầm lỡ ấy, xong chúng không phải là những điều để ta bắt chước nếu không được một ơn soi sáng ngoại thường của ân sủng”.
Những khiếm khuyết nho nhỏ
Ta phải lưu ý tới những nhận định trên khi nói về Don Bosco và khi giới thiệu ngài như một gương mẫu. Một ít khuyết điểm nho nhỏ nơi một bức tranh tuyẹât tác dễ được chúng ta lướt qua bằng lòng yêu mến sâu đậm, và khuyết điểm ấy không làm hỏng bức tranh. Thánh Giêrôm phê bình thánh Phaolô là dính bén quá đáng tới việc hãm mình, thánh Bênađô bị chỉ trích là quá nghiêm khắc với các tu sĩ của ngài, thánh Vinh sơn Phaolô vạch ra những khuyết điểm nơi thánh Chantal. Không lạ gì khi chúng ta thấy nơi đời sống Don Bosco cũng có những dấu yếu đuối, tuy không bao giờ là cố ý.
Đức Hồng y Salotti là người đứng bảo vệ đức tin trong vụ án phong thánh Don Bosco có viết : “Nếu nơi một con người phi thường như thế chúng ta tìm thấy những khuyết điểm mà thường hay bị người ta thổi phồng quá mức, khiếm khuyết ấy cũng không làm lu mờ cái ánh sáng chói chang nơi rất nhiều nhân đức và hành vi lành thánh của ngài”.
Còn Đức cha Bertagna, người biện hộ đáng tin cậy cho sự thánh thiện của Don Bosco, thì đã chứng thật: “Khi tôi để mắt nhìn vào một khía cạnh nào của đời sống ngài, chẳng hạn sự quyết tâm khiến ngài tranh đấu đến cùng để thành đạt dự tính của mình, tôi thấy có cái gì là nhân loại trong đó. Thế nên thoạt nhìn thì cách mà ngài xin những sự trợ giúp xem ra không thích hợp. Đó là những câu nài nẵng, có khi thậm chí còn kèm theo lời hứa quá dễ dãi phần thưởng của Thiên Chúa cho những ân nhân hoặc một lời tiên báo một nỗi bất hạnh sẽ giáng xuống trên những ai không cho tặng. Cũng vậy, có khi ngài tỏ ra rất miễn cưỡng khi phải từ bỏ ý riêng”. Tuy nhiên người biết nhìn nhận rằng thánh nhân có ý tốt và những phương sách ngài dùng để thực hiện ý định là hoàn toàn chính đáng. Thực tình ngài có một lương tâm rất tế nhị.
Một tối tháng 2.1879, khi tâm sự với mấy người bạn thân, Don Bosco đã bộc lộ những nỗi đau khổ của ngài : chịu phỉ báng, bị chối từ, thư từ bị lục soát, nghi kỵ và chống đối từ nhiều phía, những lời nói thô tục và khiếm nhã…, nhưng đến một lúc ngài dừng lại, suy nghĩ một chút rồi nói để cho mọi người nghe rõ : “Tôi đã quá lời rồi”. Và ngài muốn được xưng tội ngay đêm hôm ấy. Có những phán đoán sai lầm và lòng tin thái quá ở con người đã là nguồn gốc gây ra xung đột kéo dài suốt mười năm trời giữa Giám mục Gastaldi và Don Bosco, hai nhân vật lỗi lạc lúc đầu đã từng là đôi bạn chí thân chí thiết. Khi đề nghị xin Đức Pio IX chuyển Đức cha Gastaldi từ Giáo phận Saluzzo sang Tổng Giáo phận Torino, Don Bosco đã đặt quá nhiều hy vọng ở Đức cha. Thế mà đó lại là khởi điểm của một “chặng đường Thánh giá” đớn đau: “Sự tin cậy quá đáng vào con người không làm đẹp lòng Chúa”, Don Bosco đã khiêm nhường nhìn nhận như thế. Ngài đã chấp nhận những hậu quả mọât cách can đảm và bằng sự vâng phục anh hùng, nhưng bản tính tự nhiên vẫn nổi dậy bên trong.
Don Rua chứng nhận là đã từng nhìn thấy ngài “khóc vì đau đớn phát sinh do việc xung đột với Bề trên của ngài”, và đã từng nghe ngài nói như sau : “Có quá nhiều việc thiện phải làm, và cha đau buồn vì không thể làm những điều đó”. Những giọt nước mắt và những câu nói cay đắng ấy ngài chỉ để riêng lòng mình biết chứ không hề tỏ ra cho Đức Tổng Giám mục là người mà ngài hết mực yêu mến và kính trọng. Ngài chỉ buột miệng thốt ra câu sau đây trong một lúc đau khổ tột đọâ : “Chỉ còn thiếu một nhát dao đâm vào tim cha thôi”, “Một cú đấm nạêng ngàn cân cũng không đến nỗi làm cha tủi nhục như thế”, “Cái bao tử bệnh hoạn của cha không còn chịu nổi những xỉ nhục chất đống ấy”.
Bất cứ ai cũng dễ nghĩ rằng những câu nói ấy là quá nhân loại, nhưng Don Bosco không bao giờ chịu để cho bản năng tự vệ hay phản kháng lấn lướt. Ngoài ra những sự bộc phát như thế chỉ một số ít bạn bè thân cạân biết mà thôi. Ngài chịu đau khổ, im lặng và tiếp tục công việc thiện của mình.
Khi có người trách ngài sao không trả miếng địch thủ, ngài bình tĩnh trả lời: “Chúa là người sắp đặt mọi sự”.
Ông Gazzolo, lãnh sự Achentina tại vùng Savona từng rêu rao là ân nhân của Dòng Salêdiêng. Thực tình ông ta chỉ thủ lợi mà thôi, Don Bosco viết cho cha Cagliero bên Châu Mỹ : “Sau một tuần lễ nghiên cứu và đối thoại, ông Gazzolo hạ món tiền ông đòi xuống còn 60.000 lire cho đồ án đang được thương lượng. Con thấy đấy, ông ta mua đồ án 19.000 và để lại cho chúng ta với cái giá 60.000 gọi là ân huệ. Trời đất, “Rogna, rogna” (tay thủ lợi). Đây là một lối nói của người Piémont thạât hợp tình hợp cảnh, đầy tính châm biếm, nhưng khá nặng nơi miệng của một vị thánh.
Nếu chúng ta vượt lên trên những lầm lẫn về lý thuyết mà mỗi thời đại đều có, không ai là thoát khỏi những lầm lẫn thực tiễn khó lường trước được, là những lầm lẫn không cố ý và không gây tội. Những lầm lẫn này thuộc bản tính nhân loại và Don Bosco không phải là ngoại lệ. Các dự tính của ngài không phải lúc nào cũng thành công : khi thì sự tin cậy mà ngài đặt nơi một số người đồng sự không mang lại kết quả, khi thì ngải bó buộc phải bỏ dở một kế hoạch đã khởi sự một cách hăng say. Cũng có khi một số kế hoạch “đã làm ngài hầu như mất trí, sau khi đã đổ biết bao cố gắng, gặp biết bao rắc rối và chịu biết bao mệt nhọc”, chẳng hạn trường hợp ngài cố gắng kiên trì nhằm giúp tái lập trật tự trong Tu hội “Các tu sĩ bệnh viện của Đức Mẹ Vô nhiễm” gọi tên là “Conceptionist”. Ngài đã đảm nhận công việc thừa lệnh Đức Pio IX. Các thầy dòng hồi đó đang gặp một số khó khăn nghiêm trọng. Don Bosco vui vẻ cáng đáng công việc khó khăn ấy, vì đó là ước muốn của Dức Thánh Cha và có lẽ vì ngài hy vọng có thể sáp nhập cách nào đó tu hội này vào công cuộc của ngài. Công việc thất bại, có người báo cáo xấu về ngài với Đức Thánh Cha, như chúng đọc thấy trong bức thư sau đây của Đức Hồng y Billio, một người ái mộ ngài cách chân thành : “Cha Bosco kính mến… Tôi đau lòng cho cha hay rằng Đức Thánh Cha không được hài lòng với cha như hồi năm ngoái. Nếu tôi không lầm thì có hai lý chính : một vụ các thầy dòng Conceptionist, hai là cha ôm đồm quá nhiều việc cùng mọât lúc. Tôi đã cố gắng hết sức để gột sạch mọi ấn tượng bất lợi của Đức Thánh Cha về cha. Tôi không rõ có thể thành công được đến đâu”.
Hiển nhiên Don Bosco là nạn nhân của những lời vu khống và khích bác, nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng việc ngài chọn cha Giuse Schippini làm đại diện cho ngài không phải là thượng sách.
Như đã nói, Don Bosco là một con người đặc sủng vĩ đại: ngài thấy được lương tâm người ta, nói tiên tri, nhưng cũng có khi mắc sai lầm. Một hôm một học sinh cho ngài biết là một lời tiên tri nào đó của ngài đã không thực hiện. Thánh nhân trở nên tư lự sau đó ngài mỉm cười nói chữa : “Cả khi nó không đúng đi nữa thì đã sao!”, rồi ngài lảng sang chuyện khác.
Sắc thư phong chân phước và phong thánh công nhận ngài có ơn chữa bệnh lạ lùng. Nhưng không phải lần nào người bệnh cũng được khỏi. Don Rua nói rằng Don Bosco thường vui vẻ kể lại những trường hợp có người đến xin ngài ban phép lành lúc ra về đã nhận được điều ngược hẳn với ơn họ muốn xin.
Cha Guanella, sau này sẽ là người sáng lập “Các Tôi bôïc Bác ái” (Servants of Charity) và các “Nữ tử Đức Mẹ quan phòng” (Daugthers of St. Mary of Providence), nay đã được phong chân phước, ngài vào dòng Salêdiêng khi đã là linh mục. Nhưng Chúa lại muốn cha về lại địa phận. Don Bosco ra sức giữ cha lại với mình, ngài viết cho cha: “Nếu mọât tu sĩ đã tuyên khấn không muốn coi nhẹ sự việc, tu sĩ phải từ bỏ mọi dự tính không phù hợp với nội dung của lời khấn và phải luôn hành động với phép của bề trên mình”. Lá thơ và những lá thơ khác tương tự thật là gai nhọn “đâm vào tâm hồn tế nhị” của cha Guanella. Dù vậy, cha đã quyết định rời bỏ Don Bosco. Hai vị thánh xung khắc: Chúa Thánh Thần dẫn dắt cả hai nhưng Người ban linh kiến cao siêu cho vị này mà không cho vị kia. Lịch sử đầy dãy những ví dụ tương tự.
Những khẩu hiệu tuyên truyền
Chúng ta sẽ vạch ra rằng các thánh không phải không có đôi điều dị thường vô hại, không có những cách ứng xử kỳ cục, sự ranh mãnh thánh thiện. Những điều này làm cho sự thánh thiện mang bản sắc con người hơn và gần gũi với bản tính chúng ta hơn.
Thánh Phanxico Assisi khi hát vẫn thích gõ nhịp bằng một miếng gỗ như trẻ con, thánh Catarina Sienna thích ôm hôn trẻ nhỏ gặp ngoài đường phố và thích tặng hoa tự tay bà kết lấy cho bạn bè, thánh Philip Nêri nuôi một con mèo nhung già và một con chó mang tên là “Trở chứng”, mỗi khi vui thì cứ nhảy cẫng lên. Cuộc đời Don Bosco cũng cho thấy những mặt không mấy thích hợp với não trạng con người ngày nay.
Thánh nhân là một con người rất thực tế, thường tỏ ra cường điệu khi đề cập tới những công cuộc và những đồ án của ngài nhằm gây ấn tượng mạnh cho tâm trí và óc tưởng tượng của người nghe nhằm thu phục họ về với mình: “Cả nước Ý và tập thể chính trị tôn giáo của Châu Âu đều nói đến Patagonia của chúng ta”.
Khi nhắc đến tài ảo thuật trong bộ Hồi sử, ngài thường mỉm cười, chẳng hạn ở lời nhạân xét sau : “Cậu lấy ra từ chiếc hộp nhỏ của cậu cả ngàn quả bóng, quả nào cũng to hơn chính cái hộp ấy. Cạâu lấy ra cả ngàn quả trứng từ một cái túi nhỏ, những chuyện ấy là của một thế giới khác”.
Do bản năng, vị thánh thời đại hiểu được tầm quan trọng ngày một lớn của việc “tuyên truyền” trong xã hội mới và sử dụng tối đa việc tuyên truyền ấy qua báo chí, sách vở tiểu phẩm và diễn thuyết. Ngài nói : “Đó là phương tiện duy nhất để quảng bá và duy trì việc thiẹân cách lâu bền. Thế giới ngày nay đã trở thành duy vật, vì vậy cần công bố cho người ta biết những gì tốt lành ta đang làm”. Ngài sử dụng ngôn ngữ và phương pháp của ngành “tuyên truyền” nhưng không hề làm gì trái lương tâm.
Ngài lúc nào cũng chồng chất những món nợ và gần như không thể trả nổi, ngài cho rằng việc vận dụng ngôn ngữ hình bóng không những là được phép mà còn là cần thiết mà kêu nài các ân nhân và dư luận quần chúng giúp đỡ. Ngài thích nói : “Lối nói bóng là một thể loại văn chương và vì thế ta được phép dùng nó”.
Những giấc mơ tiên tri và việc “ngài làm những sự cả thể” là nguồn gốc của những dự án chớp nhoáng và đồ sộ cũng như những kế hoạch có tầm cỡ thế giới, những điều đó khiến ngài tiêm nhiễm thói quen phóng đại (F. Orestano).
Don Bosco cũng có thói quen phóng đại cách vô lý hình ảnh của công cuộc và học sinh của ngài: “Quả là điều kỳ diệu”, ngài nói với cha Barberis khi ám chỉ tới “20” cơ sở của năm 1878 mà thôi. Thực ra con số 20 là những nhà được ghi trong “Niên giám” của năm 1878 chỉ nhiều hơn năm trước ba nhà mà thôi. Trong bản báo cáo cho Tòa thánh năm 1880, thánh nhân đoan chắc với Đức Leo XIII rằng 5000 học sinh của ngài đang cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Sau ít năm con số vọt nhanh lên tới 250.000 và 300.000 ta nói sao đây?
Cha Ceria nhận xét : “Don Bosco không quá tỉ mỉ trong các con số của ngài, và ngài sử dụng những phương pháp của ngành quảng cáo khá phổ biến ngày nay khiến ngài nâng các con số lên gấp ba lần thực tế để ít là cũng được chấp nhận một nửa”. Một cách tinh tế hơn, cha P. Stella vạch ra rằng : “Ngôn ngữ quảng cáo được giải thích trong bầu khí gia đình và sự phấn khích bình dân, sự tinh ranh, hóm hỉnh và tính cách giao tế, là những điều nổi bật tại Valdocco và các vùng khác mà Don Bosco đang hoạt đọâng”.
Dù sao đó vẫn luôn là Don Bosco
Nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng ngài là một con người trổi vượt hẳn chúng ta, một kiệt tác của Chúa Thánh Thần biến đổi Phúc âm ra hành động, mọât đời sống được điều hành bằng những định luật vượt trổi trên những định luật thường nghiẹâm của chúng ta, một vị thánh mà trong lời nói cũng như hành động chỉ chú tâm vào một điều duy nhất là vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn.
PHẦN 2: NHỮNG NÉT CỐT YẾU
N.B: Các khía cạnh đặc sắc nơi sự thánh thiện của Don Bosco chắc hẳn có nhiều, vì nhân cách của ngài hết sức phong phú và phi thường. Chúng ta chỉ phân tích một số ít những nét cốt yếu của sự thánh thiện ngài.
CHƯƠNG 1: KHOA BÍ NHIỆM “XIN CHO CON CÁC LINH HỒN”
Những lời vua Sodoma nói với Abraham : “Xin ông cho tôi lại những nhân mạng, còn của cải xin ông giữ lấy” (St 14,21) đã được Don Bosco chuyển dịch lại dựa theo một truyền thống lâu đời rằng : “Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác xin lấy đi”.
Từ chìa khóa trong câu văn này là “Các linh hồn”, một danh từ đã được nền văn chương Kitô giáo từ nhiều thế kỷ dùng để chỉ về yếu tố linh thiêng, được định chỗ trong tthời gian nhưng bất tử, giữa cứu rỗi và án phạt đời đời, giữa tội và ân sủng, giữa Giêrusalem và Babilon, giữa Thiên Chúa và Satan” P. Stella).
Don Bosco viết: “Nếu các con cứu được linh hồn mình, mọi sự đều tốt đẹp và các con luôn được hạnh phúc, bằng không các con sẽ mất linh hồn, thân xác, Thiên Chúa và thiên đàng và sẽ bị án phạt đời đời”. Ngày nay chúng ta có một nhãn quan bao quát hơn về định mệnh con người và những thực tại nhân loại. Dù sao, Don Bosco theo ngôn từ của thời đại, đã vạch ra cho người ta thấy đúng hướng họ phải theo. Ngài lâp đi lập lại cho mọi người rằng con người được dựng nên không phải cho thế giới này, rằng con người là một nhân chứng cho mối căng thẳng và niềm hy vọng của tương lai đang đón chờ họ, chúng ta có thểtin tưởng nghe theo lời ngài. Ngài có lý khi nói rằng khát vọng thâm sâu nhất của ngài, lời kinh tha thiết nhất của ngài là xin cho “Các linh hồn được cứu rỗi” và đảm bảo nước Trời.
Luôn luôn là linh mục, trọn vẹn là linh mục
Câu “Xin cho con các linh hồn” là niềm say mê, là nỗi ám ảnh và là khoa bí nhiệm của ngài. Khoa bí nhiệm này qui vào tâm điểm là Thiên Chúa và Chúa Kitô nhưng nó cũng là hệ quả trực tiếp của tư cách ngài là linh mục, người được gọi và tách riêng ra trên bình diện bản thể, để cộng tác với Chúa Kitô trong việc phục vụ phần rỗi. Chúng ta không thể nghĩ về Don Bosco ngoài tư cách là “Linh mục Don Bosco”.
Thời niên thiếu của ngài là gì nếu không phải là sự chuẩn bị cho chức linh mục, một sự chuẩn bị tự ý đầy quyết tâm và bền bỉ? “Tôi phải sớm trở nên linh mục – ngài tự nhủ – để sống với thanh thiếu niên và để giúp đỡ chúng”. Và cuộc đời của ngài là gì nếu không phải là thực hiện lời thề hứa của ngài khi còn niên thiếu?
Ngài muốn là hình ảnh hoàn hảo nhất, là sự trung gian bí tích sáng ngời nhất của Chúa Kitô linh mục, Đấng là trung gian duy nhất và hiện thực nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài không bao giờ nao núng khi nghĩ tới trọng trách của chức linh mục. Luôn luôn là linh mục, trọn vẹn là linh mục và không là gì khác.
Ngài thường nói: “Linh mục thì luôn luôn là linh mục và phải tỏ ra như thế trong mọi lời nói của mình”, “Ai trở thành mọât linh mục thì phải là một linh mục thánh thiện”. Từ “Linh mục” không mấy được ưa chuộng vào thời ấy, vì các bà mẹ tốt lành ở Torino thường vẫn dạy con cái họ đừng gọi là “Linh mục” mà gọi là “ông cố”. Vì tên gọi linh mục bị một số người khinh bỉ. Ấy thế mà chữ linh mục được lập đi lập lại đến bảy lần trong lời mào đầu cho cuọâc đối thoại giữa Don Bosco và Bộ trưởng Bettino Ricasoli tại Florence tháng 12.1866 : “Thưa ngài Bộ trưởng, xin ngài nhớ cho rằng Don Bosco là linh mục ở bàn thờ, linh mục ở Tòa cáo giải, linh mục giữa thiếu niên và ông ta là linh mục ở Torino thế nào thì ông ta cũng là linh mục ở Florence như thế, linh mục tại nhà của dân nghèo, linh mục nơi cung điện Vua chúa”.
Cái ý nghĩ vẫn còn đậm nét khi nói về linh mục đó là ý nghĩ về một con người cao sang đóng kín trong thế giới riêng của mình và trong nhà thờ. Don Bosco thì ngược hẳn. Ngài tỏ ra mình là một tiền hô cho linh mục hoàn toàn hiến thân cho sứ mệnh cởi mở trước hơi thở của Thần khí trong lịch sử, hòa mình vào trong xã hội và người đồng loại, sẵn sàng phục vụ hết mọi người, nhưng nhất là trẻ em và người nghèo. Nơi ngài không hề có phân rẽ giữa đời sống thiêng liêng và đời sống mục vụ.
Ngài xác tín sâu xa rằng một linh mục chỉ tự thánh hóa và tự cứu rỗi mình xuyên qua việc thi hành thừa tác vụ và sứ mệnh chuyên biệt của mình. Niềm xác tín ấy tỏa sáng nơi một ít những lời tuyên bố cô đọng và mạnh mẽ của ngài : “Tài sản của linh mục không là gì khác ngoài các linh hồn”. “Linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, nhưng bao giờ cũng kéo theo các linh hồn mà mình đã cứu được hay để mất”.
“Mỗi lời linh mục nói ra phải là muối của sự sống đời đời cho mọi người và ở mọi nơi. Bất cứ ai đến gặp một linh mục, lúc ra về phải mang theo một sứ điệp nào đó có ích cho linh hồn họ”. “Linh mục không được có mối quan tâm nào khác những mối quan tâm của Chúa Kitô”.
“Những mối quan tâm của Chúa Kitô, Đấng mặc khải và thờ lạy Chúa Cha, Đấng cứu chuộc nhân loại, ở tận cốt lõi chính là “Vinh quang Thiên Chúa” và “phần rỗi loài người”. Và đây lại chính là những gì Don Bosco quan tâm lo lắng suốt cuộc đời ngài. Lòng ngài chỉ ao ước cứu rỗi và thánh hóa các linh hồn.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ám chỉ điều đó trong bài diễn văn ngài đọc cho các thành viên Tổng Tu nghị XXII ngày 4.4.1984 : “Điều quan trọng là phải nhấn mạnh và luôn ý thức rằng Khoa sư phạm của Don Bosco chứa đựng một năng động lực và một viễn tượng có tính chất Cánh chung sâu xa : Điều cốt yếu mà Chúa Giêsu hằng lập đi lập lại trong Phúc âm là vào Nước Thiên Chúa.
Vào Nước Thiên Chúa có nghĩa là chiếm được ơn cứu rỗi vĩnh cửu. “Cứu rỗi linh hồn mình” và cộng tác vào việc “cứu rỗi các linh hồn” là những câu mà Don Bosco thường lập đi lập lại cho các học sinh, các tu sĩ Salêdiêng và mọi nguời thuộc giới bình dân cũng như thượng lưu. “Cha nhắc nhở các con hãy lo cứu rỗi linh hồn các con”.
Cảnh tượng Chúa Giêsu, Đấng mục tử nhân hậu đến trần gian để qui tụ và cứu vớt các con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi, thúc đẩy Don Bosco tiêu hao đời mình cho giới trẻ thời ngài đặc biệt giới trẻ nghèo khổ nhất, bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm trầm luân nhất.
Trong thâm tâm Don Bosco lúc nào cũng chỉ nghĩ tới việc cứu rỗi các linh hồn, nhất là những linh hồn được Chúa trao phó cho ngài. Nó là “hạt nhân cốt yếu và bó buộc, là nền tảng sâu xa nhất của đời sống nọâi tâm ngài, của việc ngài đối thoại với Thiên Chúa, của nỗ lực ngài làm trên bản thân mình, của công việc ngài làm trong tư cách một tông đồ được nhìn nhận như người được gọi và chọn để cứu rỗi giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi (P. Stella).
Câu phương châm Đaminh Savio đọc được trong phòng ngài : “Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin Chúa lấy đi” cho thấy rõ điều ngài muốn nhấn mạnh trong quyết định ngài đã làm vào dịp tĩnh tâm chuẩn bị lãnh chức linh mục : “Tôi luôn sẵn sàng chịu đau khổ, làm việc, hạ mình trong mọi sự, một khi phần rỗi các linh hồn đòi hỏi”. Thực tế, tim ngài đã luôn luôn đập theo nhịp của câu : “Xin cho con các linh hồn” (E. Viganò).
Yếu tố hợp nhất
Đây là sức mạnh hợp nhất cả đời sống ngài : ngài sống vì nó và cho nó. Những gì ngài làm trong tư cách là nhà giáo dục, mục tử, văn sĩ và Đấng sáng lập dòng đều chứng tỏ điều trên. Điều đó còn được minh chứng bởi những câu nói đầy xác tín nơi miệng ngài : “Các thiếu niên đến ở nguyện xá, cha mẹ và các ân nhân gởi chúng đến với chúng ta để chúng được hưởng một nền giáo dục, … Nhưng Thiên Chúa gởi chúng đến với chúng ta để chúng ta làm việc cho linh hồn chúng và để chúng có thể tìm được ở đây con đường dẫn tới phần rỗi đời đời. Vì thế chúng ta phải coi mọi sự khác như là phương tiện để đạt mục đích của chúng ta là làm chúng trở nên tốt lành và cứu rỗi linh hồn chúng”. “Mọi nghệ thuật đều quan trọng, nhưng nghẹâ thuật của mọi nghệ thuật là cứu rỗi các linh hồn. Chỉ có điều đó mới đáng kể”. “Mọi phí tổn, mọi mệt nhọc, mọi phiền hà, mọi hy sinh, tất cả đều không có nghĩa lý gì khi chúng ta cứu giúp các linh hồn cho Thiên Chúa”. Ngài thường cầu nguyện : “Lạy Chúa, xin cứ để chúng con chịu đựng những thánh giá, mạo gai, bách hại đủ thứ miễn là chúng con có thể cứu rỗi linh hồn người khác và linh hồn mình”. “Tình yêu của cha (đối với chúng con) – ngài nói với các thợ thủ công tại Valdocco – được đặt nền trên lòng ao ước của cha là cứu rỗi linh hồn chúng con, vì tất cả đã được mua chuộc bằng bảo huyết của Chúa Kitô Giêsu, và chúng con yêu mến cha là bởi vì cha đang cố gắng dẫn đưa chúng con trên đường đi tới phần rỗi đời đời”. Ngay trong cơn hấp hối, giữa các cơn ác mọâng của ngài, ngưới ta cũng thấy ngài lăn lộn, vỗ tay và la to : “Chạy, chạy nhanh lên và cứu những đứa trẻ ấy… Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin hãy cứu vớt chúng!”. Ngài thậm chí còn nói : “Giả như cha lo lắng cho phần rỗi của mình bằng lo cho phần rỗi kẻ khác, chắc chắn cha cứu được linh hồn mình”.
Như nhà nghệ sĩ cảm thấy đau khổ khi không tthể dùng ngôn ngữ nhân loại để diễn tả cái trực giác say mê của tâm hồn, Don Bosco cũng than phiền rằng ngài không thể diễn tả được đầy đủ ý tưởng cứu rỗi các linh hồn như ngài cảm nghiệm và sống ý tưởng ấy : “Ôi! – ngài thốt lên – Giá mà cha có thể diễn tả cho các con điều cha cảm nghiệm. Nhưng ngôn từ thì nghèo, mà đề tài lại quá cao siêu và quá quan trọng”.
Các cố gắng, các tổ chức của ngài, việc sáng lập Tu hội Salêdiêng và Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ, hội các Cộng tác viên, tất cả chỉ nhắm một mục đích tối thượng này mà thôi. “Mục đích duy nhất của nguyện xá là việc cứu rỗi các linh hồn”. “Đối với các hội viên, tu hội này không có mục đích nào khác ngoài việc kêu mời họ hiệp nhất tinh thần để hoạt động cho vinh quang cao cả Chúa và phần rỗi các linh hồn”, theo lời khích lệ của thánh Augustino: “Làm việc cho phần rỗi các linh hồn là công việc linh thiêng”. Ngài thêm : “Đây là mục đích cao qúy nhất chúng ta có thể nghĩ đến, đây phải là hơi thở triền miên của người Salêdiêng”. Don Rua đã có thể tuyên bố một cách chắc chắn tuyệt đối trong án phong thánh : “Ngài không hề tiến một bước, nói một lời, không hề khởi sự một sáng kiến nào mà không phải vì phần rỗi giới trẻ, ngài để mặc người khác thu tích của cải, tìm kiếm lạc thú, và chạy theo danh vọng, lòng ngài không có gì khác ngoài các linh hồn. Ngài nói : “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin lấy đi” – không chỉ là lời nói suông mà là hành động”.
Don Albera, người đã sống lâu năm bên cạnh Don Bosco cũng khẳng định : “Động cơ của cả cuộc đời Don Bosco là làm việc cho các linh hồn cho tới khi ngài hoàn tất nghi lễ hiến dâng chính bản thân mình… Cứu rỗi các linh hồn, … ta có thể nói, là lẽ sống duy nhất của ngài”.
Đức thánh Cha Pio XI đã đưa ra những nhận xét rất giá trị trong buổi tiếp kiến ngài dành cho Đại Gia đình Salêdiêng ngày 3.4.1934 tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa biến cố phong thánh vui mừng này với những giá trị của năm thánh cứu độ : “Don Bosco nói với chúng ta hôm nay “hãy sống đời sống Kitô hữu như cha đã sống và dạy chúng con”. Nhưng Ta nghĩ rằng Don Bosco đang nói những lời có ý nghĩa đặc biệt với chúng ta, những người con rất thân yêu của ngài, ngài dạy chúng con biết bí quyết đầu tiên của ngài đó là yêu mến Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc. Chúng ta thậm chí dám nói rằng đây là một trong những ý tưởng chiếm ưu thế trong cuộc đời ngài. Ngài cho chúng ta hiểu điều đó qua phương châm “Xin cho con các linh hồn”. Bởi đó lòng yêu các linh hồn là đề tài nguyện ngắm liên lỉ của ngài, ngài không lúc nào không nghĩ tới các linh hồn, không phải nơi tự thân các linh hồn, mà nơi ý tưởng, hành động, Máu và sự chết của Đấng Cứu chuộc chí thánh. Ở đây, Don Bosco thấy được rằng các linh hồn quả là một kho tàng vô giá và khó đạt thấu. Bởi thế phát sinh khát vọng và lời xin của ngài: xin cho con các linh hồn. đây là một biểu hiện của lòng ngài yêu mến Đấng Cứu chuộc, một biểu hiện nói lên rằng, xuyên qua nhu cầu may mắn của sự việc, tình yêu đối với tha nhân trở thành tình yêu đối với Đấng Cứu chuộc, và tình yêu đối với Đấng Cứu chuộc trở thành tình yêu đối với các linh hồn đã được cứu chuộc, những linh hồn được mua bằng Máu Người, nhưng không phải một giá quá đắt theo tư tưởng và phán đoán của Người”.
Các Tổng dòng và các Tu hội lớn đã diễn đạt những khía cạnh đặc trưng của đoàn sủng họ vào các câu cô đọng. Dòng Biển đức với câu “Cầu nguyện và lao động”; dòng Đa minh với câu “Chiêm ngắm và truyền đạt lại điều chiêm ngắm”; dòng Tên với câu “Vinh quang cao cả Chúa và phần rỗi các linh hồn”.
Cha E. Viganò, Bề trên Cả dòng Salêdiêng viết : “Tôi xác tín rằng không có lối diễn tả cô đọng nào để lột được tinh thần Salêdiêng ngoài câu phương châm mà chính Don Bosco đã chọn : “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin lấy đi”. Câu này bộc lộ sự kết hợp nồng cháy với Thiên Chúa, khiến ta đi sâu vào được mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi được mặc khải trong lịch sử qua việc sai phái Chúa Con và Thánh Thần như Tình yêu Vô hạn hầu cứu rỗi loài người”.
Những gì được bộc lộ từ câu phương châm và từ năng lực của đức ái mục tử, hiện thân nơi ơn ưu ái dành cho giới trẻ và cụ thể hóa nơi lòng “trìu mến”, tất cả những cái đó vẫn chưa cho chúng ta hình ảnh đầy đủ về sự thánh thiện của Don Bosco.
Mối quan tâm và ưu ái lớn lao dường ấy của thánh nhân đối với các linh hồn không thể dẫn chúng ta tới kết luận rằng, đối với ngài con người chỉ là linh hồn và linh hồn tách biệt với thân xác. Không phải thế. “Con người bao gồm hồn và xác”, và nếu linh hồn tự do, bất tử là “hơi thở thần linh” phản chiếu “hình ảnh và chân dung Thiên Chúa”, thì thân xác chính là một “quà tặng”. Trong cuốn “Tháng Năm” của ngài, ta đọc thấy rằng “Thiên Chúa đã tạo dựng thân xác với những đặc tính kỳ diệu khiến chúng ta phải thán phục”. Don Bosco luôn luôn đề cao những giá trị của thân xác và tạo vật, tuy ngài cũng đã vạch ra mối nguy hiểm mà thân xác có thể gây ra do tội lỗi. Ngài nhắn nhủ trong cuốn “Bạn đường tuổi trẻ”: “Với những ai cho rằng không nên hãm dẹp thân xác nhiều đến thế, hãy nói rằng : Ai không chịu khổ với Chúa Giêsu Kitô thì cũng sẽ không được vui mừng hân hoan với Chúa Giêsu Kitô”. Nhưng khi ngài đề cập tới việc cứu rỗi linh hồn, tuy ngài vẫn chấp nhận quan niệm nhị nguyên của thời ấy, song ngài luôn luôn nghĩ tới đứa trẻ như một nhân vị – sự cứu rỗi của đứa trẻ toàn diện, của từng đứa một và nhờ đó dẫn tới sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại.
“Là con người thực tế, Don Bosco nhìn “Giới trẻ” trong tình huống cụ thể của nó: một cá nhân được tiền định để huởng thiên đàng, nhưng đồng thời có một sứ mệnh phải thực hiện ở trần gian này; một công dân của thành phố Giêrusalem thiên quốc, được đặt giữa lòng đoàn dân lữ khách của Thiên Chúa tiến về nhà Cha, và một công dân của thành phố trần gian với mọi hệ lụy của sự tăng truởng, trưởng thành thể lý, tình cảm và văn hóa, và của việc dấn thân dần dần vào xã hội” (C. Colli).
Sự gắng sức của Don Bosco trong tư cách linh mục – nhà giáo dục và mục tử, nhằm ba mục tiêu thực tiễn sau : thứ nhất, đáp ứng những nhu cầu căn bản và vật chất của thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi, cho chúng có “cơm ăn, áo mạêc và nơi ở”, giúp chúng có khả năng kiếm kế sinh nhai một cách lương thiện bằng việc buôn bán hay nghề nghiệp. Ngài viết cho Bá tước Solaro đi Margherita : “Nếu tôi từ khước một mẩu bánh với đứa trẻ đang gặp nguy hiểm và trở nên nguy hiểm, tôi liều để chúng rơi vào nguy cơ trầm trọng cho linh hồn và thân xác chúng”. Thứ hai, bằng việc kiên nhẫn, giáo dục, giúp chúng lớn lên trưởng thành và phát triển về phương diện con người, xã hội để chúng trở thành những công dân lương thiện. Ngài thường nói : “Bất cứ nhà giáo dục nào quý trọng thiên chức của mình (và phải thế), họ sẵn sàng chịu mọi mệt nhọc cay đắng để đạt mục tiêu của họ, đó là sự đào luyện về lãnh vực công dân, luân lý và khoa học cho các học sinh của họ”. Thứ ba, nền giáo dục Kitô giáo dẫn đưa học sinh tới việc sống đạo Kitô một cách đầy xác tín và kiên trì “thiếu tôn giáo – ngài thường nói – thì không thể giáo dục giới trẻ được”. Trong hệ thống của ngài, việc đào luyện đời sống ân sủng và tình nghĩa thiết với Chúa Kitô được đẩy tới đỉnh cao của sự thánh thiện đích thực như đã nói Don Bosco có công lớn trong việc “đưa sự thánh thiện vào thế giới của việc giáo dục”, theo nghĩa là ngài đã “triển khai nền sư phạm Kitô giáo để biến nó thành nguồn mạch phát sinh sự thánh thiện cho giới trẻ” (E. Viganò). Cậu bé Đaminh Savio là thiếu niên đầu tiên từng được tôn phong là vị thánh hiển tu trong lịch sử Hội thánh và là hoa quả của một phương pháp sư phạm.
Như cha P. Braido đã vạch ra mọât cách thông suốt, chúng ta nói rằng ba mục tiêu nói trên, vốn đã được thể hiện một cách cụ thể và đồng thời trong công trình giáo dục của Don Bosco, thực ra chỉ là một mục tiêu duy nhất, tối thượng, luân lý tôn giáo và siêu nhiên, nơi mục tiêu ấy có bao gồm những yếu tố chi phối cá nhân và xã hội, chứ không là gì khác. Khoa bí nhiệm “Xin cho con các linh hồn” là sự pha trộn đạâm đà giữa sự phát triển nhân bản và tiến bộ thiêng liêng với sự nhấn mạnh rất đặc biệt trên khía cạnh tôn giáo. Công đồng đã tái khẳng định sự hòa hợp nội tại này: “Hội thánh có nghĩa vụ quan tâm tới đời sống toàn diện của con người, kể cả đời sống trần thế của con người, vì nó gắn liền với ơn gọi siêu nhiên của con người” (Gaudium et Spes, Nhập đề).
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHỔNG LỒ
Tầm quan trọng của lao động ngày nay có thể được khẳng định nơi một rừng sách báo đề cập tới mọi khía cạnh và giá trị của nó. Tuy có một số ý thức hệ đã làm méo mó bộ mặt lao động, nó vẫn còn là một giá trị trọng yếu trong xã họâi và nền văn hóa ngày nay. Nó làm sáng tỏ một khía cạnh của sứ mệnh con người trong vũ trụ: Làm chủ thiên nhiên hầu nhân bản hóa nó và bắt nó phục vụ con người.
Những năm gần đây người ta đã bắt đầu nói tới một “Thần học về Lao động”. Suy tư thần học đã tập trung quy hướng vào hai yếu tố của mầu nhiệm cứu độ : Tạo dựng và Cứu chuộc. Chúa Cha tạo dựng vũ trụ, Chúa Cha sai Chúa Giêsu Kitô tới cứu chuộc vũ trụ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II trong Thông điệp “Laborem Exercens” đã trình bày những hướng dẫn cho mọât linh đạo về lao động. Thế nhưng trong khi đề cao giá trị của lao động, ngài đã tước bỏ lớp vỏ huyền thoại nơi mọi sự tôn thờ bất hợp lý đối với lao động. Lao động thực ra không phải là cái gì tuyệt đối, nó không phải là một mục đích tự tại. Tuy nhiên, nó là một cách thế để diễn tả nhân vị “như là người đồng sáng tạo” và “đồng cứu chuộc” trong không gian và thời gian. Đối với chúng ta, lao động là một chứng tá trong bộ ba siêu nhiên : Tin, cậy và mến. “Theo ý nghĩa này, cái làm cho con người nên vĩ đại không phải là chất lượng của Lao động cho bằng cái động cơ và lòng mến chúng ta để vào lao động, tức là cái thước đo của lòng mến mà nó có” (E. Viganò). Đối với Don Bosco, lao động là cờ hiệu của ngài, ngài thích thánh hóa bản thân qua lao động và rất nhiều lao động.
Hoạt động không ngừng
Học giả người Ý, ông Francis Orestano, trong bài viết về Don Bosco, sau khi đề cao sự vĩ đại tinh thần và ý chí sắt đá của ngài, đã tiếp tục bằng những dòng sau : “Cho dầu cá tính và những công cuộc của Don Bosco có quan trọng đến đâu đi nữa, nét độc đáo của Don Bosco lại nằm ở chỗ khác. Chỗ đó là đây. Những yêu cầu của xã hội và việc giáo dục mà ngài thấy là hoàn toàn ăn khớp với thời đại mới, đã làm ngài khám phá ra quy luật vĩ đại của việc giáo dục qua lao động và giáo dục để biết lao động. Don Bosco hiểu rõ hiệu năng phi thường của lao động như một phương thế hữu hiệu để xây dựng nhân cách con người trong mọi khía cạnh và giai đoạn. Theo ngài, lao động là một đường lối tuyệt hảo để làm cho tinh thần nên cao quý : “Cha không khuyên các con hãm mình phạt xác, nhưng lao động, lao động và lao động”. Trên giường hấp hối, ngài cũng nhắn nhủ các người Salêdiêng của ngài cũng một điều ấy. Ngài muốn họ giống như một tập thể xã hội, không dồn sức vào quá nhiều việc tu đức, mà hãy chú tâm hoàn toàn vào các đòi hỏi của đời sống mới. Ngài không chỉ đánh giá cao lao động như là một phương tiện của giáo dục, mà còn như là chất liệu của đời sống. Ngài hiểu sự cao quý của lao động, kể cả lao động chân tay tầm thường. Ngài nỗ lực học tập và làm mọi thứ công việc nhằm nêu lên một gương sáng và cũng để chứng tỏ sự cao quý của nhữnng công việc ấy. Ngài không bao giờ quan niệm lao động như một phương tiện trục lợi, trái lại, như đã từng được mẹ ngài dạy dỗ thạât đúng đắn, ngài coi sự giàu sang như một mối bất hạnh. Theo ngài, lao động là sự sung mãn, là sức khỏe và là sự thánh thiện của đời sống”.
Lời trưng dẫn trên quả rất thích hợp, vì nó giải thích thật rõ nét đây có lẽ là khía cạnh độc đáo nhất của khoa sự phạm và sự thánh thiện của ngài. Đó là thăng tiến con người và người Kitô hữu qua lao động và bằng lao động. Điều này có thể xảy ra miễn là từ “Lao động” được chấp nhận theo nghĩa đặc biệt mà Don Bosco muốn hiểu. Theo ngài, lao động có nghĩa là công việc chân tay : các thứ công việc kỹ thuật, nghề nghiệp và tài khéo khác, công việc tông đồ: giáo lý, rao giảng Tin mừng và nhiệt tâm mục vụ, công việc linh mục : cử hành phụng vụ và phụng vụ bí tích, các công việc bác ái đủ loại và các bổn phận đấng bậc mình : “Lao động có nghĩa là chu toàn phận sự mình”.
Các bối cảnh trong đó Don Bosco đề cập tới lao động lại càng cho ta thấy rõ hơn quan niệm đích thực của ngài về lao động.
“Cái thang bí nhiệm” của lao động
Hiểu lao động như một hoạt động tông đồ, bác ái và nhân linh hóa, Don Bosco thấu triệt được sự vĩ đại tối thượng của nó, quyền lực thánh hóa thần linh của nó và không ngần ngại biến nó thành “Cái thang bí nhiệm” dẫn tới Thiên Chúa.
Ngài không tách rời lao động khỏi kinh nguyện, “nếu có vị thánh nào ở thời đại mới biết kết hợp một cách tài tình hai yếu tố của câu châm ngôn Biển đức : “Cầu nguyện và Làm việc”, và lấy làm phương châm của mình, người đó hẳn là Don Bosco” (Đức Hồng y Salotti). Nhưng kinh nguyện không phải là nét nổi bật nhất nơi ngài, không phải là nét đặc trưng của ngài. Cái đánh động thế giới chính là hoạt động không ngơi nghỉ, xả thân của ngài. Don Bosco là một vị thánh rất thực tiễn. Nói một cách vắn gọn và hơi vụng về, tuy chí lý, ngài không tin vào một lòng đạo đức tách rời đời sống, một lòng đạo đức không biến thành hành động, không dẫn tới lao động liên lỉ vì yêu mến Chúa và đồng loại” (C. Colli)
Chúng ta cũng phải nói thêm rằng kinh nguyện đã luôn là một thành phần trọng yếu của truyền thống Kitô giáo ở thế kỷ 19, cho nên ngài nghĩ không cần nhấn mạnh ở điểm này. Ngài có thể làm điều đó ở những hoàn cảnh khác. Thế nên ngài thấy việc quan trọng hơn là phải thánh hóa công việc và siêu nhiên hóa nó. Đặc sủng của ngài là ở chỗ đó.
Ngài cảm thấy được soi sáng và dẫn dắt làm chuyẹân đó. Ngài hiểu ra rằng lời nói trở nên có hiệu lực khi nó được đổi thành hành động, và ngài muốn rằng hành động phải trở thành lời nói, những ý tưởng phải chuyển thành hành động, và đúng như vậy. Do tính khí ngài là một con người mà ta có thể gọi là “một con người hoạt động”, “một con người thành công”, “một thiên tài tổ chức”. Lao động là bản tính thứ hai của ngài, ngài thường nói : “Thiên Chúa đã ban cho cha ơn này : lao động vất vả làm cha dễ chịu thay vì khiến cha mệt nhọc”.
Mối khích lẹâ lao động còn được đẩy mạnh do những nhu cầu bao la của thời đại, do tình trạng đáng thương của giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi ở thời ngài. Trên hết ngài được thúc đẩy bởi gương sáng của Chúa Giêsu, người lao động thần linh ở tổ ấm Nazareth, người bạn của trẻ nhỏ và của những kẻ thấp hèn, vị tông đồ của Chúa Cha Đấng hằng làm việc liên lỉ cho phần rỗi chúnng ta : “Cha Ta đến nay hằng làm viẹâc, thì Ta cũng làm việc” (Ga 5,17), “Chúa Giêsu đã làm và đã dạy” (Cv 1,1). Khi ngài viết Hiến luật của ngài, đây chính là điều ngài đề nghị cho con cái ngài : “Chúa Giêsu đã làm và đã dạy”, “Cũng vậy các hội viên sẽ bắt đầu hoàn thiẹân hóa chính mình bằng việc thực hành các nhân đức bên trong cũng như bên ngoài” (HL 2).
Khi Don Bosco trích dẫn Kinh thánh, và ngài được Kinh thánh nuôi dưỡng, ngài tỏ cho thấy một lòng ưu ái đặc biệt đối với những đoạn đề cao “Phạm trù hành động”, giảng dạy và truyền bá Tin mừng, ngài ít trích dẫn những đoạn về cầu nguyện hơn. Điều lạ lùng là trong các thư ngài viết, các đoạn trích Kinh thánh về cầu nguyện hoàn toàn vắng bóng (tuy ngài đề cập hầu như liên tục về cầu nguyện trong các thư ấy). Chỉ một lần sau khi gởi phái đoàn truyền giáo đầu tiên, ngài trích một câu của Chúa Giêsu : “Vậy các con hãy xin chủ mùa sai thợ gặt tới đồng lúa của Người” (Mt 9,38).
Những đoạn văn được ngài trưng dẫn nhiều nhất chẳng hạn, trong gần 3.000 lá thư ngài viết, đều là những gì xuất phát rất tự nhiên từ đáy lòng ngài bởi vì ngài đã sống điều đó và là những đoạn như sau: “Hãy thi hành công tác giảng viên” (2 Tm 4,5), “Hãy rao giảng Lời Chúa lúc thuận cũng như lúc nghịch” (2 Tm 4,2), “Cao rao những kỳ công của Thiên Chúa là điều vinh quang” (Tb 12,7). Ngài không phải con người thực dụng, ngài không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý. Ngài đặt giáo lý của đức tin và huấn quyền lên trên hết. Nhưng ngài là “người thầu khoán của Thiên Chúa”, ngài là một con người thực tế tự bản năng ưa thích thực hành hơn lý thuyết, sự kiện hơn cái trừu tượng, và chuộng việc làm hơn lời nói. Ngài không tin ở thứ đức tin không việc làm, và cũng không tin ở một thứ Phúc âm không liên quan tới đời sống. Đối với ngài, chỉ có “người làm sự thật, thì đến với sự sáng” (Ga 3,21).
“Thế giới hôm nay đã trở thành duy vật” – ngài thường nói – “Vì vậy cần làm việc và công bố cho người ta biết những gì tốt lành ta đang làm. Thế giới không còn bận tâm tới hay tin ở việc ta làm ngay cả đến phép lạ, cầu nguyện ngày đêm trong phòng. Tthế giới muốn xem và sờ mó được. Thế giới ngày hôm nay muốn thấy những việc làm. Người ta muốn thấy người giáo sĩ làm việc”.
Những giáo huấn của ngài
Những điều các thánh khác nói lên để tán dương kinh nguyện, thì Don Bosco đã nói còn say mê hơn về lao động. Cha A. Caviglia viết : “Chín mươi phần trăm những bài nói chuyện của ngài với các người Salêdiêng xoay quanh lao động, tiết độ và nghèo khó”. Và cha nhận xét rất sâu sắc : “Thế đấy, cái gương mù của một vị thánh, một vị thánh mà ta có thể dán vào cái nhãn hiệu Mỹ quốc, người thích nói “Chúng ta hãy lao động” hơn là nói “Chúng ta hãy đọc kinh”. Còn cha E. Ceria thì nói : “Hiếm thấy một vị thánh nào đã chia động từ “Lao động” và dạy người ta chia động từ ấy nhiều lần như Don Bosco đã làm”.
Ngài muốn người Salêdiêng sống hạnh phúc, giản dị và làm việc nhiều : “Lao động, lao động, lao động”. Ngài thường lặp đi lặp lại – “đó phải là mục tiêu và vinh quang của các linh mục. Hãy làm việc không ngơi nghỉ. Biết bao linh hồn ta có thể cứu được!” Ngài muốn lao động trở thành hơi thở của chúng ta. “Làm việc luôn luôn. Đây phải là mục tiêu của hết mọi người Salêdiêng và phải là hơi thở triền miên của họ”.
Ý tưởng về sự mệt nhọc không được làm ta nghĩ tới sự nghỉ ngơi, đúng hơn nó phải là động cơ kích thích ta làm việc nhiều hơn nữa. “Chúng ta không muốn có nhiều tiền của, mà muốn có nhiều việc phải làm. Chúng ta phải làm nhiều hơn sức lực cho phép, có như thế ta mới có thể làm hết những gì phải làm”.
Ngài sợ cảnh ở nhưng không làm gì. Ngài thậm chí còn nói : “Một linh mục chết hoặc vì làm việc nhiều hoặc vì tội lỗi”.
Cái đối với các dòng tu khác là sự hãm mình và ăn chay nhiệm nhặt, thì đối với Don Bosco là làm việc. Ngài thích lặp đi lặp lại : “Các con thân mến, cha không khuyên các con sự hãm mình và kỷ luật, nhưng lao động, lao động và lao động”. Ngài vô cùng sung sướng mỗi khi thấy con cái ngài làm việc nhiều. “Mỗi khi cha tới thăm các nhà và biết ở đó có nhiều việc, cha cảm thấy an tâm. Ở đâu có việc làm, ở đó ma quỷ không có chỗ dung thân”. “Đúng thế”, ngài thêm, “công việc vượt quá sức lực chúng ta nhưng không thấy ai kêu ca, và sự mệt nhọc có vẻ như là một thứ của ăn khác sau lương thực vật chất”.
Ngài xác tín rằng chưa hề có thời nào khó khăn bằng thời ngài đang sống, kể từ thánh Phêrô tới ngày ấy. Nhưng ngài muốn rằng, “thay vì làm cho bầu khí chứa đựng đầy than van khóc lóc”, chúng ta phải phản ứng lại bằng nhiều việc làm: “Lao động nhiều tới mức không thể hơn được nữa”.
Đức Pio IX nói với ngài : “Cha nghĩ rằng một nhà dòng có nhiều việc làm và ít kinh nguyện thì tốt hơn là một nhà kinh nguyện nhiều nhưng ít việc làm hay không có việc làm”. Đức Thánh Cha còn nói: “Đừng nhốt các tập sinh trong phòng thánh, vì họ sẽ trở thành biếng nhác, nhưng hãy cho họ làm việc, làm việc”.
Và đây chính là điều mà Don Bosco luôn thi hành, gây khó chịu và chán ngán cho các dòng tu khác, và cho ngay cả Giáo quyền.
Chẳng hạn, họ chê trách ngài đã bỏ qua “nền Tu đức của Tập viện” và những “phương pháp đào luyện cổ truyền”. Họ trách cứ ngài là liều lĩnh khi giao quá sớm các hoạt động tông đồ cho các hội viên trẻ khiến những người này dễ bị phân tâm. Don Bosco tự bào chữa : “Kinh nghiệm của 33 năm nay đã dạy tôi rằng những hoạt đọâng thúc bách ấy là cả một pháo đài kiên cố cho đời sống luân lý và tôi nhạân thấy rằng những hội viên bận bịu nhất và lao động nhất đều hồi tưởng về quá khứ của họ với lòng phấn khởi, họ có sức khỏe tốt và nhân đức hơn, và sau khi họ chịu chức rồi, thừa tác vụ thánh của họ mang lại rất nhiều kết quả”.
Chẳng hạn, người hướng đạo trong “giấc mơ tại Lanzo” (1876) đi bên cạnh ngài đã chỉ cho ngài cánh đồng bát ngát công việc của người Salêdiêng và nói với ngài bằng một giọng như thể là ra lẹânh: “Đó, cha phải in những dòng chữ này lên làm huy hiệu, làm dấu đặc trưng, làm khẩu hiệu và hãy nhớ kỹ: “Lao động và tiết độ sẽ làm cho Tu hội Salêdiêng phát triển. Cha phải cắt nghĩa, phải nhấn mạnh những chữ này”. Giấc mơ “Mười viên ngọc” hay mười nhân đức lấp lánh trên áo choàng của nhân vật biểu trưng người Salêdiêng kiểu mẫu đã luôn luôn có một tầm quan trọng lạ thường trong truyền thống Salêdiêng. Có hai viên ngọc mang chữ “Lao động”, “Tiết độ”. Chúng được đính trên vai phải và vai trái như để vẽ lên hình ảnh đích thực của người Salêdiêng.
Giá trị phương pháp của ngài được xác nhận trong các giấc mơ bí nhiệm. Những giấc mơ này giống như những triệu báo từ trời đến để tỏ lộ những giai đoạn quyết định của việc phát triển.
Sau cùng, ta hãy nhớ lại những câu nói có lẽ quan trọng nhất của đời ngài. Đó là những lời ngài kết thúc di chúc thiêng liêng của ngài: “Khi có người Salêdiêng nào chết đi vì làm việc cho các linh hồn, lúc đó ta có thể nói được rằng Tu hội đã đoạt được một chiến thắng vĩ đại và phúc lành từ trời sẽ đổ xuống dồi dào trên Tu hội”. Trên giường hấp hối, ngài hai lần nhắn nhủ Đức cha Cagliero : “Cha xin con nói với hết mọi người Salêdiêng là hãy lao động hăng say và nhiệt thành. Hãy lao động, hãy lao động!”.
Chứng tá đời sống
Chứng tá của đời sống ngài còn lớn hơn những lời nói. Đức Pio XI đã định nghĩa đời sống ngài là “Một cuộc tử đạo đích thực, hiện thực và cao cả : một đời sống lao động ghê gớm khiến ta chỉ nhìn thấy ngài mà thôi cũng đủ cảm thấy mệt nhọc rồi”. Khó có thể tin rằng chỉ một con người mà đã có thể làm nhiều việc đến thế và có thể cùng một lúc để ý đến nhiều việc như vậy. Cha A. Caviglia viết rằng hình như có người cùng làm việc trong Don Bosco: “Nhà giáo dục và mô phạm, người cha của trẻ mồ côi và người qui tụ các trẻ bị bỏ rơi, người sáng lập các tu hội, người truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ, người sáng lập các hiệp hội đời tràn lan trên khắp thế giới, người gây quỹ từ thiện, người mở các công cuộc truyền giáo ở nước ngoài, người viết văn bình dân của các sách luân lý và hộ giáo, người quảng bá các ấn phẩm tốt lành và công giáo, người xây dựng các xưởng thợ Kitô giáo và mở các quầy sách, con người của lòng đạo đức và bác ái tôn giáo, và con người của các công trình dân sự và công ích – tất cả các hoạt động cùng một lúc và ttiến hành như thể là có nhiều người được sinh ra và biệt riêng để chỉ làm một việc. Tất cả đều có nơi một con người linh mục độc nhất không nuôi nhiều tham vọng, không hề mất sự bình thản, không hề mất cái phong cách khiêm tốn bằng những điệu bộ kiểu cách, cũng không chất đầy ngôn từ mình bằng những câu nói hoa mỹ to tát”. Tất cả những khía cạnh đa dạng ấy được kết hợp sâu xa vào trong ý tưởng chỉ đạo của đời ngài như chúng ta đã thấy: “Cứu rỗi các linh hồn”.
Chúa Quan phòng đã huấn luyện cho Don Bosco biết lao động ngay từ những năm gian khổ thời thơ ấu. Chúng ta biết là ngài hầu như làm đủ thứ công việc. Ngài chăn cừu, trông nom nông trại, giúp bàn, làm thợ may, thợ rèn, đi học, coi phòng thánh và hớt tóc. Ngài giúp việc từ ông chủ này tới ông chủ khác, nếm được cái đắng cay của việc sinh nhai.
Kinh nghiệm ấy sẽ để lại nơi ngài một dấu ấn khó phai nhoà : ngài sẽ luôn nhạy cảm trước vấn đề của giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi cũng như của giới lao động nghèo khổ, và ngài sẽ trở thành một người lao động thành công và không biết mệt mỏi. “Mọi việc đang diễn tiến rất nhanh và không hề chựng lại”, ngài viết năm 1878 cho bà Bà tước Uguccioni, “Nhờ ơn Chúa và lòng hảo tâm của các vị ân nhân, chúng tôi đã mở được 20 nhà chỉ trong mọât năm, bà thử xem gia đình chúng tôi đã lớn mạnh như thế nào”.
Theo một điều quyết định của ngài, ngài thường không ngủ quá 5 tiếng mỗi đêm. Đức cha Bertagna đã khẳng định trong án phong thánh : “Chúng ta có thể nói ngài đã làm việc nửa số các đêm, tôi được nghe ngài nói nhiều lần rằng những dạo ngài khỏe, ngài thường thức hai đêm liền bên bàn viết. Thế mà sáng sớm ngài đã có mặt ở phòng thánh để làm lễ và giải tội. Có khi ngài ngồi giải tội tới 10, 12 hay thậm chí 18 giờ một ngày”.
Ngài tự tay viết có thể đến 250 lá thư một ngày. Ngài thường nói: “Không để cho công việc chất đống trước mặt. Cha đã đạt được một tốc đọâ viết nhanh có lẽ là kỷ lục. Có khi ngài ngồi vào bàn làm việc lúc 2 giờ trưa và rời bàn viết lúc 8 giờ để rồi lại tiếp tục sau đó. “Ròng rã nhiều tháng nay cha bắt đầu làm việc lúc 2 giờ trưa và đi ăn tối lúc 8 giờ 30”.
Sự mệt mỏi kinh khủng mà ngài phải chịu do những công việc bề bộn hàng ngày được thấy rõ qua những lá thư có những câu nói bất ngờ khiến chúng ta phải thương hại: “Công việc đang làm cha bù đầu”, “Cha mệt tưởng chừng không còn tiếp tục nổi”. “Cha mệt mỏi quá sức”.
Và thực như vậy, chúng ta có thể nói ngài chỉ nghỉ ngơi khi đã xuống mồ. Đức cha Cagliero khẳng đinh trong án kiện: “Tôi không nhớ trong cả đời ngài có được một ngày để thư giãn hay nghỉ ngơi, mà thường khi ngài thấy chúng tôi mệt lả vì công việc ngài thường nói: “Ráng lên! Ráng lên! Chúng ta hãy làm việc, làm việc mãi, bởi vì chúng ta sẽ được nghỉ ngơi vĩnh viễn trên thiên đàng”.
Ngài chết vì kiệt sức do công việc, một thánh tử đạo do sự lao nhọc không ngơi nghỉ. Chúng ta đọc thấy trong tập tiểu sử vắn tắt và kỳ lạ do ông bác sĩ của ngài viết : “Những đêm thức trắng và sự mệt mỏi thể lý đã cướp mất đời ngài: từ năm 1880, chúng ta có thể nói rằng cơ thể ngài chỉ là một bộ khung ốm o đang di chuyển. Nhưng một trí óc rất hoạt động,. luôn minh mẫn để đạt tới đích vinh quang, vẫn còn đang lóe sáng trong cơ thể ấy”. Còn giáo sư Fissore của Đại học Torino thì nói : “Ngài kiệt lực vì làm việc quá sức. Ngài không chết vì một chứng bệnh nào cả. Ngài như chiếc đèn tắt ngúm vì hết dầu”.
Sự tinh anh của “ông linh mục già”, của “nhà hoạt động từ thiện của thế kỷ 19”, của “người công giáo ngoan cường nhất”, đối với con người thời đại ngài là chuyện khó tin và có tính chất huyền thoại. Báo chí thời ngài mô tả công việc và lao nhọc của Don Bosco như là “kỳ diệu” (Báo Quan điểm người dân), “khổng lồ” (Báo Quê cha), “đồ sộ và tột bậc” (Báo Kiên quyết), “một hiện tượng” (Báo Fanfulla). Cũng trong tờ báo này chúng ta đọc thấy : “Nếu như Don Bosco là Bộ trưởng Tài chánh, nước Ý chắc đã là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới”. Vị bảo vệ đức tin trong án phong thánh đã không ngần gại mô tả ngài như là một trong số các vị tông đồ vĩ đại nhất của Giáo hội thế kỷ XIX: “Các công cuộc muôn màu muôn vẻ của ngài đậm nét diệu kỳ. Lòng yêu mến của ngài đối với các phần rỗi linh hồn và sự bành trướng nước Chúa Kitô ở trần gian, lúc nào cũng thật vững vàng và lớn lao, khiến lịch sử tuyên xưng ngài một cách chí lý là vị tông đồ vĩ đại nhất (“maximum”) của thế kỷ 19”.
CHƯƠNG 3: ĐỜI CẦU NGUYỆN
Thánh Bộ các Tu hội Dòng và Đời đã viết trong văn kiện về chiều kích chiêm niệm của đời tu (tháng 8.1980) : “Kinh nguyện là hơi thở không thể thiếu của mọi chiều kích chiêm niệm” (số 5). Công đồng Vaticano định nghĩa chiêm niệm như là năng lực “nhờ đó các tu sĩ gắn bó lòng trí với Thiên Chúa” (PC 5).
Chiều kích chiêm niệm được diễn tả trong toàn bộ Phụng vụ, trong việc lắng nghe lời Chúa, trong kinh nguyện, và cũng theo văn kiện trên, trong việc “liên lỉ khát khao và tìm kiếm Thiên Chúa và thánh ý Người nơi các biến cố và con người, trong việc hiến mình cho tha nhân để làm cho Nước Chúa trị đến” (số 1).
Giờ đây chúng ta hãy bàn về kinh nguyện chiêm niệm của Don Bosco, nghĩa là “kinh nguyện mô thức” hay “các việc đạo đức” của ngài trong đó có sự gián đoạn với tất cả các hoạt động khác – và “thứ cầu nguyện – làm việc” hay “thái độ cầu nguyện của ngài”. Tuy nhiên chúng ta không thể bỏ qua mọât câu hỏi mở đầu : Don Bosco có thể cầu nguyện thực sự không?.
Câu hỏi không phải là vô nghĩa. Nó chỉ là hệ quả của những gì chúng ta vừa nói trên kia về các hoạt động khổng lồ và đa dạng, là những hoạt động dường như lôi kéo ngài bỏ kinh nguyện mô thức vốn có trong đời sống của tất cả các thánh. Quả là một gương mù ở thời ấy, là thời mà nhiều người coi lao động như là cướp mất thời gian cầu nguyện.
Quả thực án kiện phong chân phước gặp phải rắc rối chính ở chỗ trong đời sống của ngài không có nhiều thời giờ để cầu nguyện. Kinh nguyện “mô thức” là một chiều kích cốt yếu của đời sống Kitô hữu và là một chiều kích đòi hỏi rất gắt gao. Chúng ta có thể hiểu kinh nguyện trên bình diện chủ quan và tâm lý, như là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, hay như là “một cuộc đối thoại hay trò chuyện” với Người. Chúng ta cũng có thể hiểu cầu nguyện trên bình diện khách quan như là sự “gắn bó” thiêng liêng với chương trình cứu độ và với Nước Chúa đã hiện diện ở trần gian này. Trong cả hai trường hợp “kinh nguyện – việc cầu nguyện” đều bao hàm sự gác bỏ hoạt động bên ngoài, tâp trung chú ý, hồi tâm, có giờ vào nơi thích hợp. Tất cả những điều này xem ra không thể có trong một cuộc đời say sưa với hoạt động như cuộc đời Don Bosco.
Chắc hẳn Don Bosco có cầu nguyện, nhưng không đủ – vấn nạn là như thế. Phải nhìn nhận rằng khó mà đánh giá Don Bosco theo tiêu chuẩn cổ truyền. Phong cách của ngài không giống các vị thánh khác. Chúng ta đọc thấy một lời chứng trong án kiện phong thánh: “Thật rõ ràng là thánh nhân luôn tìm mọi phương tiện khắp nơi để phát triển các công cuộc ngài. Về điểm này, ngài không giống các vị thánh khác, các vị này không bao giờ làm các phép lạ nhằm được những món tiền dâng cúng, như thánh Philip Neri chẳng hạn. Ngược lại, Don Bosco kiếm tiền và nhận tiền cho những nhu cầu nguyện xá của ngài”.
Chúng ta cũng nên nhớ là vào những năm ấy, cha Chautard viết cuốn “Hồn tông đồ”. Trong cuốn sách này, cha đã cực lực lên án hoạt động như một lạc giáo. Lời dạy của cha rằng “Kinh nguyện là linh hồn của việc tông đồ” hiển nhiên hạ giá tầm quan trọng của hoạt động. Ngài nhìn vào hoạt động với cái nhìn đầy ngờ vực. Ngài hình như không chấp nhận rằng hoạt động tông đồ trong những điều kiện đúng đắn cũng là linh hồn của mối kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Lumen Gentium dạy : “Bí tích Thánh Thể thông ban và nuôi dưỡng đức ái đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, nhân đức này là linh hồn của mọi hoạt động tông đồ” (LG 33).
Quả tình những lời cáo buộc Don Bosco đại loại như sau : Công tố viên vạch ra rằng ”Don Bosco ỷ vào tài cán riêng, sáng kiến và lao động của chính mình, và sử dụng rộng rãi bất luận phương tiện nào để đạt mục đích của mình. Ngài dựa vào sự nâng đỡ của loài người hơn là sự trợ lực của Thiên Chúa. Đêm ngày ngài hành động như thế với một hứng thú không thể diễn tả nổi, với hết sức lực ngài, khiến ngài không thể nào trung thành với các việc đạo đức được”.
Theo một công tố viên khác, việc cầu nguyện hầu như không quan trọng bao nhiêu trong đời sống Don Bosco: “Tôi không thấy có gì, hay hầu như không có gì nơi ngài mang dáng dấp của kinh nguyện đúng nghĩa. Điều mà các Đấng sáng lập các tu hội mới đánh giá rất cao”. Và vị công tố kết luận : “Làm sao có thể tưởng tượng nổi một con người anh hùng mà lại chểnh mảng đối với việc đọc kinh cầu nguyện như thế?”.
Tình huống đã trở nên nghiêm trọng đối với việc Don Bosco được miễn đọc sách nguyện, lúc đầu do phép miệng của Đức Pio IX vào năm 1843 và sau này qua một văn thư của Thánh Bộ Xá giải (19.11.1864). Phép chuẩn này được ban cho ngài là vì mắt ngài bị đau và cũng vì công việc quá bề bộn. Đây quả là một điều hoàn toàn mới mẻ trong vụ án Tông tòa.
Chúng ta phải nhìn nhận rằng sự thánh thiện cần có nơi một lương tâm Kitô hữu thì thật trong trắng và cao vời đến nỗi một gợn lỗi lầm nhỏ bé cũng đủ làm lu mờ ánh hào quang. Khái niệm về người linh mục sau Công đồng Trentô và dưới ảnh hưởng của trường phái Pháp là khái niệm về một con người của phượng tự và cầu nguyện. Một cách hơi thiếu thận trọng, Don Bosco cách ly khỏi khuôn mẫu cổ truyền của các vị thánh khác, cho dù ta chỉ xét đến những vị ở Torino như cha Cafasso, vị thầy của ngài, và như cha Murialdo, vị thánh từng bỏ ra 4 giờ để chuẩn bị, cử hành và tạ ơn thánh lễ. Trong thực tế chúng ta không tìm thấy nơi Don Bosco những biểu hiện bề ngoài của việc cầu nguyện như chúng ta vẫn thấy nơi các thánh của thời ngài như cha sở họ Ars, thánh Antôn Maria Claret, một vị đại tông đồ. Don Bosco, theo như cha Ceria viết : “Không nguyện ngắm lâu giờ như các thánh khác vẫn làm”.
Nhưng cầu nguyện theo một lối đặc biệt không đồng nghĩa với không cầu nguyện hay cầu nguyện quá ít. Thực ra không mấy khó khăn để phi bác những vấn nạn đã nêu, dù là giải thích đúng đắn các đoạn văn trưng dẫn, hay là bằng cách xét đến đời sống cầu nguyện của ngài một cách toàn diện. Cha Philip Rinaldi đã có công đưa ra một lời chứng có giá trị quyết định cho vụ án của Don Bosco qua một văn thư đề ngày 29.9.1926. Ngoài những điều khác, cha nói với Đức Hồng y Bộ trưởng bộ nghi lễ như sau : “Kính thưa Đức Hồng y, xin cho phép con được nói thêm ở đây rằng, con xác tín vững vàng là Vị đáng kính quả là một con người của Thiên Chúa luôn liên lỉ kết hợp với Người trong Kinh nguyện. Vào những năm cuối đời ngài, sau mỗi buổi sáng tiếp đón đủ mọi hạng người từ khắp nơi tuốn đến với ngài để xin ngài hướng dẫn và nhận phép lành của ngài, ngài thường lui vào phòng riêng lúc 2 hoặc 3 giờ trưa, và các bề trên không cho phép ai quấy rầy ngài lúc đó. Nhưng con phụ trách các ứng sinh linh mục từ năm 1883 cho tới năm vị Đầy tớ Chúa qua đời. Ngài cho phép con được tới gặp ngài bất cứ khi nào con có chuyện cần. Có lẽ ngài quá dễ dãi khi ban phép như vậy, nhưng có ý để con có thể tự do đến gặp ngài hơn. Vì thế con đã sử dụng phép rộng đó và đến gặp ngài không những ở nguyện xá mà ở cả Lanzo, ở San Benigno là nơi mà ngài hay lui tới, và ở Mathi cũng như ở trường thánh Gioan thánh sử tại Torino. Con rất thường đến gặp ngài vào chính giờ đó, con đều thấy ngài đang suy niệm, hồi tâm và đôi tay chắp lại”.
Don Bosco, con người cầu nguyện
Các sự kiện minh chứng rằng, tuy về phẩm và lượng có khác biệt, song kinh nguyện của Don Bosco không kém hiện thực và sâu xa. Các lời chứng cho vụ án đã dần dần sáng tỏ tới một mức độ hiếm có và cao vời trong kinh nguyện của Don Bosco. Không có các điệu bộ và các biểu hiện to tát bên ngoài, nhưng ngài cầu nguyện mọi nơi.
Cha Barberis có nói : “Chúng ta có thể nói là ngài luôn luôn cầu nguyện. Tôi đã từng trông thấy ngài hàng trăm lần lúc nào cũng cầu nguyện khi lên xuống cầu thang. Ngài cầu nguyện lúc đi bộ. Trong khi chuyển đi xa, ngài thường cầu nguyện khi không bận sửa chữa các bản thảo, ngài thường bảo các con cái ngài : “Các con đừng ở nhưng trên xe lửa, hãy đọc sách nguyẹân, lần chuỗi hay đọc một cuốn sách tốt”.
Mỗi khi được ai xin lời khuyên cho linh hồn, ngài luôn có sẵn những lời khuyên “như thể ngài vừa mới nói chuyện với Chúa xong”.
Tuy được miễn đọc kinh Thần vụ, ngài hầu như luôn luôn cầu nguyện theo sách kinh Phụng vụ một cách thật sốt sắng. Khi vì một lý do nghiêm trọng nào đó không đọc sách nguyện được, ngài có cách bù lại, như chúng ta có thể biết được từ quyết định đanh thép của ngài : “Không nói một lời hay không làm một hành vi nào mà không vì vinh quang Thiên Chúa”. Các nhân chứng đáng tin nói rằng khi ngài cầu nguyện, ngài “trông giống một thiên thần”. “Ngài quỳ gối cầu nguyện, đầu hơi cúi, thái độ tươi tắn”. Những người sống cạnh ngài cũng dễ cầu nguyện sốt sắng. Thầy sư huynh P. Enria quả quyết trong vụ án : “Tôi đã sống 35 năm với ngài, và lúc nào tôi cũng thấy ngài cầu nguyện như thế”.
Ngài coi kinh nguyện như là việc Thiên Chúa san sẻ quyền năng vô hạn Người với sự yếu đuối của con người và ngài dành ưu tiên tuyệt đối cho việc cầu nguyện. Ngài thích nói: “Kinh nguyện luôn luôn là điều đầu tiên, ta chỉ khởi sự tốt đẹp nếu biết nhờ Trời”.
Kinh nguyện đối với ngài là “công việc của mọi công việc”, vì kinh nguyện “cho ta mọi sự và chiếân thắng mọi sự”. Kinh nguyện “là nước đối với cá, khí đối với chim, suối đối với nai, hơi ấm đối với thân thể và súng đối với lính. Kinh nguyện ép buộc được Thiên Chúa”.
Cha E. Ceria có thể viết một cách tuyệt đối chín chắn : “Tinh thần cầu nguyện nơi Don Bosco giống như tinh thần chiến đấu nơi một vị tướng giỏi, óc quan sát nơi một họa sĩ tài ba, nó là môt tthái độ thường xuyên của linh hồn ngài bộc lộ ra bên ngoài một cách rất tự nhiên, bền bỉ và tràn trề vui sướng”.
Ngay cả giấc ngủ ban đêm cũng là dịp để cầu nguyện. Ngài thường nói : “Khi tới giờ đi ngủ các con hãy lên giường và chắp hai tay trước ngực. Hãy cầu nguyện cho tới khi ngủ, và mỗi khi thức giấc ban đêm, các con hãy cầu nguyện tiếp, hãy đọc lời nguyện tắt, hôn áo hay Thánh giá hay mẫu ảnh các con đeo nơi cổ. Hãy giữ nước thánh trong phòng ngủ, làm dấu thánh giá với đức tin”. Chúng ta có thể nghĩ rằng đó là những việc đạo đức xa xưa rồi, thế nhưng đó là những hành vi đơn sơ ăn rễ sâu trong lòng đạo đức Kitô giáo, mà cả những tâm hồn đơn sơ thời nay vẫn còn làm trong đời sống họ. Hãy để cho Thánh Thần tự do thúc đẩy theo như Người muốn và ở nơi Người muốn.
Ngài đặt nền cho các cơ sở của ngài trên Kinh nguyện : Ngài “rửa tội” cho nhà của ngài với cái tên Nguyện xá để dạy cho chúng ta một cách rõ ràng rằng : Kinh nguyện là sức mạnh duy nhất chúng ta có thể cậy dựa vào.
Có thể hít thở tinh thần cầu nguyện và chính việc cầu nguyện trong bầu khí của Valdocco. Bầu khí cầu nguyện lộ rõ nơi khuôn mặt những ai sống tại đó, trong số ấy nhiều người đã làm thành thế hệ những người Salêdiêng đầu tiên. Cha Ceria viết : “Chúng tôi từng biết đến những vị ấy : những con người thật khác nhau về văn hóa và trí tuệ, khác nhau về dáng vẻ bề ngoài, nhưng tất cả đều có chung một nét tiêu biểu nào đó dễ nhận thấy. Có thể nói, những nét giống nhau ấy đã làm nên những đặc tính của buổi khởi nguồn : Họ vui tươi thanh thản trong lời nói và hành động, đầy tình cha con trong điệu bộ và ngôn từ. Họ có một lòng đạo đức sốt sắng khiến chúng ta dễ nhận ra đó là mối quan tâm hàng đầu của họ, là trục xoay đời sống Salêdiêng. Họ cầu nguyện nhiều, và cầu nguyện rất sốt sắng, họ lo đôn đốc chúng tôi cầu nguyện và cầu nguyện tử tế. Hầu như họ không thể nói quá bốn câu ở nơi công cộng hay chốn riêng tư mà không đi vào đề tài cầu nguyện bằng cách này hay cách khác. Thế nhưng… những con người này không tỏ ra rằng : họ được những ơn đặc biệt để biết cầu nguyện. Thực ra, chúng tôi không hề thấy họ làm gì khác hơn là những điều mà các luật lệ của nhà đòi hỏi, họ làm những điều ấy một cách hết sức đơn sơ.
Kinh nguyện của Don Bosco là kinh nguyện của một người tông đồ và nhà giáo dục, kinh nguyện ấy có một số nét đặc biệt và độc đáo. Kinh nguyện của ngài chân thực và đầy chất lượng, có phong cách đơn sơ và trực tiếp, có bối cảnh bình dị và lối diễn tả đầy vui sướng và trang trọng. Quả là một kinh nguyện thích hợp cho mọi người, cho trẻ em và giới bình dân cách riêng. Trước hết, đó là kinh nguyện của người giáo dân bình thường dấn mình hoạt động và làm việc tông đồ. Kinh nguyện ấy được liên kết nội tại với hoạt động và nhắm tới hoạt động. Do đó là một thứ kinh nguyện không bao giờ tách rời khỏi trần thế. Nó không phải một sự trốn tránh thế gian, một thế gian cần được biến đổi theo kế hoạch của Thiên Chúa, cần được chinh phục về cho Chúa Kitô. Câu nói của Don Bosco : “Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin cứ lấy đi” là lời kinh liên lỉ và nồng cháy nhất của ngài ngay cả trước khi nó trở thành phương châm của ngài. Nó là một lời kinh mang bản chất tông đồ bởi vì mọi hình thức kinh nguyện đều được đánh dấu bằng ơn gọi và sứ mệnh chuyên biệt của ngài.
Giống như trong cuộc đời của mọi người tông đồ chân chính, Don Bosco cầu nguyện trước khi hành động, trong khi hành động bằng những cách thích hợp và sau khi hành động. Đó là một sự kiện thiết yếu.
Don Bosco cầu nguyện trước khi cầu nguyện, bởi vì trong khi cầu nguyện, Don Bosco suy xét hành động của mình nơi Thiên Chúa và tùy theo Thiên Chúa, và qui hướng hành động của mình về mục đích là ý Chúa và vinh quang của Người. Ngài cầu nguyện trong lúc hành động, và những lúc tạm ngưng vắn tắt để hồi tâm, để xin ơn hay sự trợ giúp khi gặp khó khăn và mệt nhọc. “Chúng ta chớ ngã lòng khi gặp khó khăn và nguy hiểm”, Don Bosco thường nói “Chúng ta hãy tin tưởng cầu xin và Chúa sẽ trợ giúp chúng ta”. Ngài cầu nguyện sau khi hành động để tạ ơn Chúa : “Thiên Chúa tốt lành biết bao!”, “Các công trình của Chúa thật là kỳ diệu”.
Kinh nguyện không giới hạn trong phạm vi các ý hướng tốt lành bên trong. Kinh nguyện của ngài được cụ thể hóa trong cái mà nngài gọi là “các việc đạo đức”. Cha A.Caviglia viết : “Don Bosco đã không soạn một việc đạo đức hay kinh nguyện hay việc sùng kính đặc biệt nào giống như kinh Lạy Nữ vương, chuỗi Mân Côi, linh thao, đàng Thánh giá… Ngài dửng dưng đối với các hình thức cà phần nào cũng dửng dưng đối với các mẫu kinh đọc. Là con người thực tế, ngài làm cho kinh nguyện thành giản dị và quan tâm tới chất lượng”.
Với tư cách sáng lập dòng, ngài không cảm thấy có nhu cầu đề ra cho môn đệ ngài những việc đạo đức nào khác ngoài những việc mà một “Giáo dân tốt” hay một “Linh mục tốt” phải làm.
Ngài đòi các linh mục của ngài làm những việc cốt yếu như ngài đã từng làm tại học viện Giáo sĩ : sốt sắng cử hành Thánh lễ, các giờ kinh Phụng vụ, nguyện ngắm, sách thiêng cùng với các “việc thực hành” và các “việc sùng kính” của người Kitô hữu tốt. Đây không chỉ là những kinh nguyện hay việc đạo đức, mà còn là đọc những công thức không phải là kinh như “Thương linh hồn và thương xác 7 mối”, “Mười điều răn, v.v. có trong sách giáo lý địa phận và còn y nguyên không thay đổi vào thời Don Bosco, hoặc những công thức do các tác giả thiêng liêng đề nghị trong sách “Qui luật đời sống”. Thêm vào đó là những viẹâc thực hành hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, phổ biến trong truyền thống Kitô giáo, như các việc năng xưng tội và rước lễ, viếng Thánh Thể, dọn mình chết lành hàng tháng và cấm phòng năm, những việc này rất thịnh hành ở Torino vào đầu thế kỷ. Don Bosco rất rõ lý tưởng của đời cầu nguyện trong các việc sùng kính này song song với và ngay cả bên trong nền Phụng vụ của thế kỷ 19. Chẳng hạn ta cứ nghĩ tới cách mà giáo dân tham dự thánh lễ. Trên thực tế, các việc thực hành đó là chính đời cầu nguyện mà Giáo hội dạy, và Giáo hội không bao giờ đề nghị những phương pháp không thích hợp cho việc nên thánh.
Don Bosco nhắm rất cao khi ngài hướng sự chú ý tới những “Bổn phận chung của một Kitô hữu tốt”. Xét về lượng, ngài cống hiến cho sáng kiến riêng của mỗi cá nhân một loạt các việc “thực hành”, hay “sùng kính”, ta chỉ cần nhìn vào sách “Bạn đường tuổi trẻ”, sách kinh mà ngài đề nghị cho trẻ em. Xét về phẩm, Don Bosco có khả năng tiêm nhiễm vào lòng của em sự “Nếm cảm” kinh nguyện và “tinh thần xác đáng cao quý” mà Đức Pio XI nói tới.
Ngài nhấn mạnh : “Hãy bái gối và làm dấu Thánh giá tử tế để có thể sẵn sàng cầu nguyện sốt sắng”. Ngoài ra, dựa theo tinh thần của thời ngài, Don Bosco nhấn mạnh trên những việc sùng kính thực tiễn. Dầu sao, ngài không cổ võ sự thái quá và xuất thần. Nguyên tắc hướng dẫn của ngài mang tính thực tiễn và siêu nhiên chân chính. Chúng ta đừng quên rằng lối cầu nguyện của ngài đã sản sinh những thiếu niên anh hùng và thánh thiện. Chúng ta không nên trách cứ ngài là đã trình bày việc cầu nguyện môt cách đặc biệt theo chiều hướng của đời sống tu đức thời ngài. Việc “Ca ngợi Thiên Chúa” và “khía cạnh huyền nhiẹâm của Phụng vụ” là những cột trụ của đời sống Kitô hữu, nhưng những việc sùng mọâ đem lại chiến thắng và thực sự làm phát sinh những kết quả tốt lành. Don Bosco thường nói : “Các việc sùng kính là lương thực, là sự trợ giúp và là dầu thơm của nhân đức”.
Dầu sao, chúng ta có thể nói cách tuyệt đối chắc chắn rằng con người đã từng trung thành như thế đối với những quy định của Giáo hội và Đức Thánh Cha con người ấy ngày hôm nay hẳn phải phấn khởi đón nhận những lối mới và thể thức canh tân Phụng vụ mà Công đồng Vaticano 2 đã đề ra. Thực vậy, chúng ta có thể thấy rằng, theo cách riêng của ngài, ngài đã là một người cải tổ của thời ngài, cách riêng nền Phụng vụ trong đó giới trẻ phải trở nên tích cực, một nền phụng vụ khơi dậy được sự tự phát và sáng kiến, nghiêm trang và thay đổi, liên quan tới đời sống nhưng hướng về vĩnh cửu.
Kinh nguyện vắn tắt
Chúng ta đọc thấy trong dự thảo Hiến luật (1858-1859) : “Đời sống hoạt động mà Tu hội đặc biệt nhắm tới khiến cho các hội viên không thể làm chung với nhau nhiều việc đạo đức được”. Câu này mặc nhiên chấp nhận rằng có thể và nên có nhiều hình thức cầu nguyện khác. Dựa theo những gì đã được chỉ dạy tại Học viện Giáo sĩ, Don Bosco đã dành cho “Những lời nguyện tắt” một tầm quan trọng lớn, trong số các hình thức cầu nguyện khác nhau ấy.
“Kinh nguyện vắn tắt” là kinh nguyện “tinh túy” và ”vắn tắt” mà trong truyền thống đan tu, nó trải dài kinh nguyện của Kinh hội trong suốt cả ngày. Người xưa vẫn coi các lời nguyện tắt là hoa quả tốt lành nhất của việc đọc “sách thiêng” và “nguyện ngắm”. Thánh Augustino gọi lời nguyện tắt là những “Bức điện tốc hành gởi tới Chúa”.
Don Bosco cũng nghĩ như vậy, ngài coi những kinh nguyện tắt như là sự cô đọng tâm nguyện và khẩu nguyện của buổi sáng : “Các lời nguyện tắt tóm tắt lời kinh khẩu nguyện và tâm nguyện… chúng đi từ con tim tới Thiên Chúa. Chúng là những mũi tên lửa đem theo những tâm tình của con tim lên tới Thiên Chúa, và tiêu diệt những địch thù của linh hồn, những cám dỗ và tính hư nết xấu”.
Theo thánh nhân thì những lời nguyẹân tắt có thể thay thế cho việc nguyện ngắm khi vì một lý do chính đáng nào đó mà không thể nguyện ngắm được. “Mỗi ngày ngoài các kinh khẩu nguyện khác, mỗi người sẽ dành ít là nửa giờ cho tâm nguyện, trừ khi bị ngăn trở do việc thi hành thừa tác vụ. Trong trường hợp này sẽ bù lại bằng cách năng đọc lời nguyện tắt và với hết lòng yêu mến dâng lên Thiên Chúa những công việc đang làm mà họ không làm được các việc đạo đức theo luâït dạy”. Ngài coi việc thay thế này là lối nguyện ngắm của con buôn. “Cha khuyên nhủ các con hãy nguyện ngắm. Ai không thể nguyện ngắm cách nghiêm chỉnh vì hành trình hay vì những phận sự hoặc những công tác không trì hoãn được, thì ít nhất hãy làm theo kiểu mà cha gọi là việc nguyện ngắm của con buôn. Họ nghĩ tới những món hàng sẽ mua rồi bán sao cho có lợi, những thua lỗ có thể gặp, làm sao bù lại chỗ lỗ lãi, nghĩ tới những món lời đã kiếm được và những món lời lớn hơn có thể kiếm được …”
Các lời kinh nguyện tắt là những lời kinh dễ đọc, cốt yếu, âm thầm và luôn có sẵn trong lòng, chúng đã trợ giúp ngài một cách lạ lùng để có tư tưởng sống động về Thiên Chúa. Những kinh này bộc phát từ con tim của ngài trong những năm cuối đời với tất cả sự nồng nàn cho thấy thứ kinh nguyện này đã ăn rễ sâu thế nào trong cuộc đời ngài.
Lao động và cầu nguyện
Các “việc đạo đức” và các “lời nguyện tắt” không phải là tất cả đời cầu nguyện của Don Bosco. Còn có môt thứ khác, được ngài dùng hầu như là liên miên. Thứ kinh nguyện ấy đã được cắt nghĩa dưới nhiều khía cạnh như là : Kinh nguyện “chung chung”, “mặc nhiên”, “kín ẩn”, và “không cơ cấu”. Ngày nay người ta thích coi nó là ”kinh nguyện đời sống”, “kinh nguyện trong cảnh huống”, “kinh nguyện – lao động”. Đó là sự hiện diẹân trước mặt Thiên Chúa và cố ý chú tâm tới Thiên Chúa trong cuộc sống thường nhật.
Đây là mọât kinh nguyện đích thực bao gồm việc ngợi khen, tôn thờ và dâng hiến bản thân, bởi vì đó chính là cùng bước đi với Chúa Kitô giữa lòng thực tại nhân loại và sống với Người, trong Người và vì Người. Leonzio de Grandmaison cho rằng đây là thứ kinh nguyện đích thực theo một nghĩa tổng quát bởi vì “Nó kết hợp ta với Thiên Chúa, làm ta mềm dẻo và dễ dạy đối với những sự soi dẫn của Người. Nó là kinh nguyện đích thực, vì, tuy chỉ có môt ít hành vi tích cực, nhưng nó tồn tại một thời gian dài và ảnh hưởng tốt đến đời sống ta, vượt quá những giây phút được dành cho những hành vi ấy”. Nó là lối sống Kitô giáo, là phụng vụ đời sống trong đó tín hữu “hiến mình phụng sự Thiên Chúa và tha nhân trong tình yêu mến, bằng cách liên kết với hành động của Chúa Kitô” (Laudis Canticum). Đó là phương cách duy nhất để thực hành những lời Phúc âm: “Hãy cầu nguyện không ngừng”.
Truyền thống Kitô giáo kể từ Origênê trở đi đã áp dụng những lời Phúc âm trên vào kinh nguyện minh nhiên hay vào các “việc lành” hoặc “đời sống lành thánh”. Ai cầu nguyện hằng ngày và làm các việc lành theo thánh ý Thiên Chúa đang lúc làm việc là người cầu nguyện không ngừng.
Thánh Augustinô dạy : “Hãy hát mừng Thiên Chúa không chỉ bằng miệng lưỡi nhưng cả bằng ca khúc của các việc lành nữa”. Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Don Bosco đã tiến bước một cách hoàn hảo theo hướng này.
Bởi thế điều làm ta chú ý là khi soạn Hiến luật Salêdiêng, Don Bosco đã đưa vào hai điều luật sau đây nói tới các “việc lành” nhiều hơn là “kinh nguyện” đúng nghĩa, trong chương nói về các “việc đạo đức” : “Đời sống hoạt động mà Tu hội đặc biệt hướng tới khiến cho các hội viên không thể làm chung với nhau nhiều việc đạo đức được: Họ sẽ cố gắng bù lại bằng việc nêu gương sáng cho nhau và chu toàn hoàn hảo những việc bổn phận chung của người Kitô hữu”. “Phong cách đẹp, đọc các lời của thần vụ sốt sắng, rõ ràng và rành mạch, đoan trang trong lời nói, khóe nhìn và cách đi đứng ở trong cũng như ngoài nhà, đó là những đặc điểm phân biệt những hội viên chúng ta”.
Điều này phù hợp với lời dạy của thánh Phaolô : “Bất luận anh em làm gì, trong lời nói hay hành động, anh em hãy làm mọi sự nhân danh Chúa Giêsu, và nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17). Thánh tông đồ còn xác địnnh rõ rệtt hơn : “Vậy dù anh em ăn hay uống hay bất luận anh em làm gì, hãy làm mọi sự vì vinh danh Chúa” (1 Cr 10,31).
Khía cạnh này của việc cầu nguyện thường được dùng để chỉ về lối sống Kitô giáo. Dù là chúng ta cầu nguyện hay lao động, chúng ta đều giữ liên lạc với Thiên Chúa và kết hợp liên lỉ với Người. Don Bosco nghĩ tới điều đó khi ngài khuyến dụ các con cái ngài – “và ngài làm như thế cả ngàn vạn lần” (Đức Hồng y Cagliero) – là hãy làm việc vì “vinh danh Chúa”, bằng cách gắn bó sâu xa với thánh ý Người.
Ngài thường xin các con cái Mẹ Phù hộ hãy làm cho “đời sống hoạt động và chiêm niệm đi sánh vai”, hãy kết hợp nơi mình “Matta và Maria”, “đời sống của các tông đồ và đời sống các thiên thần”. Nhưng theo thánh nhân, chiêm niệm và hoạt động không phải hai động tác đối chọi nhau, mà là hai cách thế diễn tả cùng một thái độ của nhân vị, được Chúa Thánh Thần khơi dậy nơi tâm hồn ta nhờ động năng của đức tin, đức cạây và đức mến, là cốt tủy của đời sống Kittô hữu.
Tình yêu hay bác ái, tổng hợp của đời sống thuộc thần, chính là cái đem lại sự bền chặt và duy nhất cho đời sống. Hoạt động và chiêm niệm, kinh nguyện và lao động chỉ là hai lối diễn tả của cùng một tình yêu. Bởi thế, giữa kinh nguyện và lao động có một mối liên hệ đồng nhất hoàn hảo.
Theo nghĩa này và chỉ theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng lao động là cầu nguyện. Theo cha Ceria, đây là bí quyết lớn của Don Bosco, là đặc điểm nổi bật của ngài : “Nét đặc trưng của lòng đạo đức Salêdiêng là ở chỗ, biến lao động thành kinh nguyện”. Đức Pio XI đã long trọng thừa nhận điều đó : “Quả thực đây là một trong các nét đặc trưng mỹ miều nhất của ngài, đó là chú tâm vào hết mọi sự, bận rộn hiến mình liên lỉ cho tha nhân, lo lắng đến quá nhiều vấn đề, giữa cả một dòng người đến xin ân huệ hay bàn hỏi, thế mà tâm trí ngài lúc nào cũng để ở một nơi khác, lúc nào cũng hướng về trời cao, nơi đó sự thanh thản của ngài không hề bị xáo trộn, và nơi đó sự bình tĩnh của ngài thống trị và không thể bị thách thức, đến nỗi nơi ngài lao động thực sự là cầu nguyện – và nguyên tắc lớn của đời Kitô hữu, “làm việc là cầu nguyện”, được xác minh hoàn toàn”.
Không vị thánh nào mà không phải là con người cầu nguyện phi thường và Don Bosco không ở ngoài tiền lệ ấy. Nhưng với Don Bosco, đó là một sự cầu nguyện thân thiết, được cảm nghiệm cách thực thâm sâu, không một tỳ tích, được che giấu dưới một nét mặt thản nhiên và hoạt động bộc phát. Không dễ gì nhận ra được, ta phải ra công khám phá điều ấy.
Ngài là mọât người lao động không biết mệt nhưng ngài cũng cầu nguyện nhiều. Ngài cầu nguyện nhiều trong thầm lặng một mình, và hầu như kín đáo vì ngài không muốn ai để ý. Ngài “luôn luôn” cầu nguyện trước khi giảng, trước khi thi hành thừa tác vụ, trước khi gặp những nhân vật quan trọng, và trước khi đối phó với những vấn đề khó khăn tế nhị. Ngài cầu nguyện nồng nàn hơn trong những cơn thử thách cay đắng của đời ngài. Là nhà giáo dục, ngài không biết mệt trong việc khắc ghi vào lòng các học sinh ngài lòng yêu mến cầu nguyện. Ngài biết làm cho việc cầu nguyện trở nên dễ chịu và thích hợp với khả năng của chúng.
Cha P. Albera là người hiểu biết tường tận tinh thần của Don Bosco, cha nói : “Ngài muốn các việc đạo đức tự phát hơn là gò ép”. Mỗi khi ngài thấy cả đoàn lũ học sinh của ngài hằng ngày tuốn vào nhà thờ một cách tự phát để cầu nguyện, ngài ngập tràn vui sướng và thốt lên : “Thật là nguồn an ủi lớn lao nhất cho cha”.
Lương tâm ngài vô cùng tế nhị, bởi thế ngài đã viết trong di chúc thiêng liêng : “Cha phải xin lỗi nếu có ai thấy rằng cha đã chuẩn bị dâng lễ và cám ơn quá ít giờ. Cha gần như buộc phải làm thế vì có quá đông người đứng chờ quanh cha trong phòng thánh, làm cha không thể nào cầu nguyện trước hoặc sau thánh lễ”.
Lời tự thú khiêm tốn này đủ minh chứng ngài coi việc cầu nguyện quan trọng chừng nào. Bởi thế, thật chí lý khi Giáo hội để cao ngài như một gương cầu nguyện cho quá khứ và hôm nay, cho hết mọi tín hữu, những con người trong đời cầu nguyện của mình đang bị cám dỗ bởi chủ nghĩa duy vật trần tục và bởi sự im lặng bề mặt của Thiên Chúa trong lịch sử.
CHƯƠNG 4: LỐI TU ĐỨC TIẾT ĐỘ VÀ KHỔ CHẾ
Sự khinh thường nếp sống khổ hạnh Kitô giáo trong xã hội theo chủ nghĩa khoái lạc và buông thả ngày nay nhân danh sự tự so tuyệt đối muốn gạt bỏ mọi bó buộc, nhân danh sự tự phát của bản tính và nhân danh những ý thức hệ muốn coi lối sống khổ hạnh ấy như một chứng bệnh thần kinh, rõ ràng là một hệ quả của việc chối bỏ Thiên Chúa. Nếu nếp sống khổ hạnh có thực sự một ý nghĩa, một sự lý giải, một hiệu năng phong phú, nó không thể được tìm thấy ở đâu khác ngoài màu nhiệm sự chết và Phục sinh của Chúa Kitô, trong cương giới của tội lỗi và việc Thiên Chúa xét xử tội lỗi, tóm lại, trong việc dự phần vào việc khổ hạnh của Chúa Giêsu và vào mầu nhiệm Thập giá của Người. Khổ hạnh là một nhân tố cốt yếu trong kế hoạch cứu độ và theo sát người Kitô hữu như bóng với hình.
Cách biểu hiện bề ngoài của lối sống khổ hạnh tùy thuộc vào những bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau và do đó chúng không thuần nhất: chúng biến đổi từ thời đại này sang thời đại khác như lịch sử cho thấy. Bởi vậy thật sai lầm khi chê trách những hình thức sám hối được thực hành trong những thế kỷ trước hoặc nếp sống khắc khổ và nghiệt ngã mà Don Bosco đã sống vào giữa thế kỷ 19.
Guardini viết : “Điều biện minh cho một giai đoạn lịch sử khi so sánh với một giai đoạn khác không phải ở chỗ giai đoạn ấy tốt hơn mà ở chỗ nó đến đúng lúc của nó”.
Tuy tự bản chất là bất di bất dịch, khoa tu đức ngày nay cũng như trong quá khứ phải tự thích nghi với bối cảnh văn hóa mới.
Điều này có nghĩa là “Chúng ta phải lưu ý tới khái niệm sâu xa nhất về con người, những khám phá của cả khoa học nhân học – nhất là tâm lý học – những đặc tính của thực tại thân xác chúng ta, giá trị sâu xa của giới tính, quá trình nhân vị hóa, hiện tuợng đa nguyên, tầm quan trọng của chiều kích cộng đồng, những yêu cầu của việc xã hội hóa” (E. Viganò).
Bởi thế, cần có một khoa tu đức biết lưu ý đến sự kết hợp hài hòa giữa linh hồn và thể xác, một sự kết hợp không phải tự nhiên đã có; một khoa tu đức biết dẫn đưa con người tới một tình yêu trao hiến và cởi mở đối với tha nhân; một khoa tu đức đối diện theo cách thức Kitô giáo với những sự lệch lạc mà đời sống tận hiến gây ra như: rối loạn thần kinh, nhàm chán trong cùng một công việc, sự căng thẳng của đời sống hiện đại, sự hời hợt trong những tương giao liên vị và đời sống chung; một khoa tu đức của sự thầm lặng giữa lòng “nền văn minh của tiếng động” sao để mình khỏi bị mất hút, đễ hiểu biết hơn và dể không nói gì ngoài cái mà sự vật ngụ ý; một khoa tu đức biết kiểm soát những phương tiện truyền thông, điều khiển sự ngủ nghỉ, sự giải trí cần thiết, việc ăn uống, các giác quan, v.v.
Hội thánh thấu hiểu sự tiến bộ to lớn của nền văn hóa nên đã giảm nhẹ một số việc sám hối của quá khứ như “ăn chay”, nhưng đã không bỏ đi những đòi hỏi của nền tu đức truyền thống. Trên thực tế, những đòi hỏi ấy hôm nay còn thúc bách nhiều hơn do những yêu cầu luôn gia tăng của đức ái. Như P. Plé giải thích : “Hoa quả của việc khổ chế không phải được đo lường bằng sự đau đớn của việc từ bỏ hay bề sâu của sức lực, nhưng là bằng tính hiệu năng của nó, nghĩa là, trong viễn tượng Tin mừng, bằng sự tiến bộ mà nó đem lại, nhờ viẹâc “noi gương Chúa Kitô”, cũng như xa lánh những gì ngăn trở việc tăng trưởng trong đức ái”.
Sự suy tư về khoa tu đức của Don Bosco chắc chắn cho thấy những khía cạnh đã xưa rồi, những hình thức và lối diễn tả nay đã lỗi thời. Nhưng nếu biết vượt lên trên những cái bất tất của lịch sử để đi tới gốc rễ của sự vật, đi tới cái tinh thần của Tin mừng đã khơi động khoa tu đức ấy, đi tới những trực giác sắc nét của ngài, chúng ta phải nhìn nhận rằng khoa tu đức mà thánh nhân đã sống và giảng dạy có nhiều điều để nói với đời sống Kitô giáo chúng ta hôm nay nữa. Chúng ta sẽ vắn tắt học hỏi khoa tu đức ấy.
Sự tiết độ
Khoa tu đức của Don Bosco luôn được diễn tả bằng hai từ không thể tách rời : lao động và tiết độ. Đây chính là di sản ngài để lại cho con cái ngài. “Lao động và tiết độ sẽ làm cho Tu hội Salêdiêng phát triển”. “Đây cũng là khí giới để chúng ta chinh phục mọi sự và mọi người”. Đây là hai viên ngọc làm rạng rỡ khuôn mặt luôn vui tươi và lôi cuốn của ngài.
Lao động, như chúng ta đã thấy, là tu đức liên lỉ của Don Bosco; nhưng ngài luôn luôn chủ tâm thêm vào với tu đức lao động này một tu đức bao quát và chuyên biệt nữa, đó là tu đức của tiết độ, khổ chế và chiều kích khắc khổ của đời sống.
Tiết độ trong đời sống Kitô giáo hẳn là sự kiềm chế bản thân, điều hòa các đam mê và các xu hướng, quan tâm tới những gì hợp lý, xa lánh thế gian ở một mức độ nào đó. Nhưng sâu xa hơn, nó là một “thái độ thâm sâu”, bao gồm sự có mặt đồng thời của nhiều nhân đức khác. Cha Bề trên Cả Egidio Viganò đã liệt kê những nhân đức ấy trong một danh sách mà chúng ta cần lưu ý tới, khi bàn về đức tiết độ của Don Bosco. “Tiết độ là nhân đức đầu tiên và chính yếu giữa các nhân đức: nó điều hòa và làm tăng vẻ đẹp cho các nhân đức kia: sự tiết chế chống lại ham muốn tiện nghi, khiêm nhường chống lại khuynh hướng kiêu ngạo, lòng hiền lành chống lại cơn giận dữ, tha thứ chống lại khuynh hướng báo thù, tính đoan trang chống lại thói hợm hĩnh phù phiếm, sự thanh đạm điều độ chống lại tính say sưa vô độ, sự chăm chú và đơn sơ chống lại tính phóng đáng và xa hoa, sự khắc khổ trong nếp sống chống lại lòng khao khát tiện nghi”.
Đức tiết độ hay triều thiên của các nhân đức này đã được Don Bosco quan niệm và sống trước hết là nhắm tới đức ái mục tử và sư phạm, nhắm tới sự tăng trưởng trong tình yêu, một tình yêu không chỉ là biết yêu mà cái khó hơn là ở chỗ biết “làm cho mình được yêu”. Những người có kinh nghiệm trong việc giáo dục giới trẻ đều hiểu rất rõ sự tiết chế cầ thiết biết bao trong mọi giai đoạn, vì nhờ tự chế mà các thái độ và phong cách tỏ lộ được lòng nhân hậu, sự công bằng và hợp lý, nhờ đó ta đạt được thắng lợi.
Nhưng gương sáng của Don Bosco quả là một khuôn vàng thước ngọc. Ngài là một nhà giáo dục biết yêu tha thiết và biết cách “làm cho mình được yêu” bằng những việc thực hành tiết độ tới mức anh hùng. Là người giữ vững các nguyên tắc, ngài biết áp dụng chúng một cách hợp lý và theo lẽ thường, ngài kết hợp theo một tỷ lệ đúng đắn những đòi hỏi của quyền bính với sự tự do và tự phát của học sinh; ngài biết tự thích ứng với những yêu sách của “tuổi trẻ bồng bột” nhưng không trở thành nhu nhược; ngài để ý đến mọi chuyện, nhưng dùng sự khôn ngoan và tinh anh lành thánh để nhắm mắt làm ngơ cho một vài chuyện; ngài kiểm soát sự bộc phát của các đam mê nơi mình để canh chừng con tim trong mọi sự, con tim mà ngài luôn uốn nắn theo đức ái mục tử của Đức Kitô. Thái độ hoán cải liên tục của ngài, sự tự chủ, lòng nhân hậu và trìu mến từng giúp ngài chinh phục các con tim, cũng chính là hoa quả của sự tiết độ bên trong của ngài.
Tiết độ Kitô giáo là sức mạnh bảo vệ các giá trị thuộc thần lớn là đức tin, đức cậy, đức mến và đặt nền trên các giá trị này. Don Bosco nhắc nhở các con cái ngài về điều ấy: “Ma quỷ thích cám dỗ những ai không biết tiết độ”. Ngài mong muốn có sự tiết độ và chừng mực trong mọi sự, kể cả trong tác vụ tông đồ mà ngài luôn say mê. Ngài thích nói: “Hãy lao động, lao động thạât nhiều, nhưng lao động sao để các con có thể lao động dài nữa”.
Ngài khuyên bảo các hội viên đi truuyền giáo : “Hãy chăm lo sức khỏe các con. Hãy làm việc, nhưng chỉ làm tới mức sức lực các con cho phép”. Trong tư tưởng của Don Bosco và truyền thống Salêdiêng, tiết độ trước hết không phải là tổng số các việc từ bỏ (hãm mình) mà là sự “tăng trưởng trong việc thực hành đức ái mục tử và sư phạm”. Đó là điều mà người kế vị thứ bảy của Don Bosco, cha E. Viganò giảng dạy với đầy thẩm quyền.
“Trước hết và trên sự khổ chế, tiết độ là một ngành của phương pháp luận trong việc giáo dục sự tự hiến trong tình yêu. Nó dạy chúng ta tập luyện để biết yêu và làm cho mình được yêu, chứ không phải tiên quyết để chúng ta tự hành hạ mình. Nó không phải chỉ là sự từ bo û, dù rằng cũng có chỗ cho sự từ bỏ. Nó là một cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu: nếu tôi hiến mình cho Thiên Chúa, tôi phải cố gắng tăng cường khả năng tự hiến, sẵn sàng kiềm chế bất cứ điều gì có thể là một sự bù trừ thầm kín cho việc trao hiến này”.
Nói cách khác, tiết độ đối với Don Bosco trước tiên luôn là nhắm tới tu đức bí nhiệm của ngài: “Xin cho con các linh hồn”: Lạy Chúa, xin giúp con cứu rỗi các linh hồn nhờ ơn tiết độ. Bởi thế, ngài lập đii lập lại không biếtt mệt: “Tu hội sẽ tồn tại bao lâu các hội viên còn yêu lao động và tiết độ”.
Thanh đạm và điều độ
Đức tiết độ là một thái độ hiện thực và nền tảng, nó được tô diểm bằng hai nhân đức thanh đạm và điều dộ. Hai nhân đức này chói sáng nơi Don Bosco. Sự điều độ của ngài trong việc ăn uống đã trở thành điển hình. Như bao linh mục khác xuất thân từ Học viện Giáo sĩ, ngài trung thành một cách nghiêm khắc sự tiết chế mà Giáo hội qui định. Ngài ăn chay mỗi tuần một lần, lúc đầu vào các ngày Chúa nhật sau vào các ngày thứ sáu, nhưng không có gì là khác thường nơi ngài.
Tất cả các nhân chứng trong vụ án phong thánh đều đồng thanh nói rằng ngài không hề có những việc ăn chay đền tội phi thường nào : tuy nhiên mọi người đều nhấn mạnh rằng ngài luôn có một sự tthanh đạm và tiết độ phi thường. Các bữa ăn rất đạm bạc vào những năm đầu của Nguyện xá, rất giống các bữa ăn của nông dân và giới lao động nghèo. Bánh mì, súp, một đĩa rau, nhưng khi có khi không, một chút rượu nho luôn pha nước, chỉ có thế. Đức cha Bertagna quả quyết : “Ngài là một mẫu mực phi thường về đức tiết độ: ngài không bao giờ tìm tiện nghi trong các nhà của ngài; dường như ngài vẫn có khả năng cho phép mình và người khác có được cái gì khá hơn, nhưng ngài đã không làm điều đó”.
Sau này ngài phải cải tiến các bữa ănn bởi vì không phải hết những người định “ở lại” với ngài đều có thể chịu đựng mãi mức sống ấy. Lương tri tự nhiên của ngài làm ngài hiểu rằng cần phải giảm bớt sự khắc khổ ban đầu, nhưng tận thâm tâm ngài vẫn có một sự nuối tiếc thầm kín về nếp sống ban đầu. Nhiều lần ngài đã nói : “Cha cứ nghĩ là mọi người trong nhà phải lấy làm hài lòng về những bữa ăn chỉ có bánh mì và súp, hay cùng lắm là thêm dĩa rau, nhưng cha nhận ra mình đã lầm… Có cả ngàn lý do buộc cha phải dần dần theo gương các dòng tu khác. Thế nhưng cho đến nay cha vẫn cảm thấy rằng chúng ta có thể sống như cha đã sống những năm đầu ở nguyện xá”.
Tuy cải tiến các bữa ăn theo những sự thay đổi cần thiết, song ngài luôn trung thành với lý tưởng ban đầu của ngài. Bao lâu sức khỏe còn cho phép, ngài luôn dùng những món ăn chung; ngài không ăn ngoài bữa, dửng dưng với mọi món ăn; không ai biết được ngài thích hoặc chê món ăn nào bao giờ.
Ngài vui vẻ nhận lời mời dự tiệc do các ân nhân khoản đãi ngài, để có thể nhận những món quà cho việc từ thiện; ngài đến dự môt cách hết sức tự nhiên. Chúng ta có thể nói là ngài ít để ý xem chủ nhà dọn cho ngài những món gì. Điều quan trọng đối với ngài là thu hút sự chú ý của các khách đồng bàn bằng những nhận xét dí dỏm và những câu nói xây dựng.
Sau lần ngã bệnh tại Varazze (1871-1872) suýt đưa ngài xuống mồ, ngài buộc phải uống chút rượu theo lệnh bác sĩ. Bà Công tước Montmorency vẫn gởi đến cho ngài mỗi tháng. Ngài uống ít đến nỗi một chai rượu có thể uống cả tuần. Chỗ rượu ngài dùng không hết đã được tồn kho và sau khi ngài qua đời, số rượu ấy còn uống được một thời gian dài. Ngài rất thích mời rượu các bạn bè và ân nhân tới dùng bữa với ngài. Ngài thường nói: “Chúng ta nâng ly mừng nhau nào – để uống thứ rượu của vua chúa này”.
Ngài muốn các con cái ngài cũng giống như ngài, trở thành những mẫu mực về sự thanh đạm và tiết độ : “Các con hãy tránh xa sự nhàn rỗi và cãi vã, và hãy tỏ ra rất điều độ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ”. “Cha không xin các con ăn chay, nhưng cha khuyên các con một điều : tiết độ”. Ngài cảnh cáo : ”Khi sự an nhàn và tiện nghi xâm nhập chúng ta, Tu hội chúng ta đã hết thời rồi”.
Cùng với các nhà tu đức của mọi thời, ngài cũng nhấn mạnh mối liên hệ thiết yếu giữa khổ chế và việc cầu nguyện : “Ai không hãm dẹp thân xác thì không thể cầu nguyện tử tế được”.
Sự kìm chế và tiết độ giữ một vị trí quan trọng trong khoa sư phạm của ngài. Ngài thường nói : “Hãy cho tôi một thiếu niên biết điều độ trong việc ăn uống ngủ nghỉ, bạn sẽ thấy thiếu niên ấy ngoan đạo, bền bỉ trong bổn phận, luôn sẵn sàng làm việc thiện và thực hành mọi nhân đức. Ngược lại, nếu đứa trẻ tham ăn, mê rượu, ngủ nhiều, dần dà nó sẽ sa vào đủ mọi tât xấu”.
Đức trong sạch và việc tiết chế các xu huớng xác thịt chiếu sáng thật rạng ngời nơi đời sống Don Bosco. Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu than phiền là bà không bị những cám dỗ nghịch đức khiết tịnh, như thể là tình yêu của bà thiếu một cái gì. Các ân huệ của Thiên Chúa không cản trở nhân đức, nhưng thánh nữ đã không nghĩ đến điều ấy. Don Bosco không được hưởng những đặc ân như thế; những đặc ân ấy là chuyện hiếm xảy ra nơi các thánh; ngài cũng bị những cám dỗ và kích thích của xác thịt và bản năng : ngài thổ lộ điều đó cho các bạn bè thân thiết một cách hết sức đơn sơ.
Don Rua làm chứng: “Tôi nghĩ Don Bosco quả có những cám dỗ nghịch nhân đức này (đức thanh khiết), như chúng ta thấy rõ qua những lời thổ lộ của ngài khi ngài khuyên bảo chúng ta điều độ trong việc ăn uống”. Lời chứng này đồng nhất với lời chứng của cha Lemoyne : “Ngài bộc lộ cho các thành viên trong Ban Cố vấn là ngài đã có những cám dỗ nghịch đức trong sạch. Ngài giải thích đó là lý do khiến ngài thích ăn rau hơn ăn thịt”.
Do đó, Don Bosco cũng là một con người y hệt chúng ta, cũng phải chịu cám dỗ. Thế nhưng, điều trỗi vượt là ngài đã chiến thắng trong chiến trận này, đã tỏ ra hoàn toàn ngoan ngoãn vâng nghe những soi dẫn của Chúa Thánh Thần, đã thực hành nhân đức khiết tịnh tới mức anh hùng.
Thoạt nhìn thì dường như sự anh hùng này chỉ là một điều giả định chứ không chứng minh đuợc, bởi vì đức khiết tịnh là một cái gì rất cá nhân và thầm kín. Nhưng nếu nhân đức này được sống và thực hành một cách phi thường, thì nó tự bộc lộ ra cả bên ngoài bằng những dấu hiệu và những sứ điệp mà lương tri ngưòi Kitô hữu dễ dàng nhận ra. Quả thực, những văn kiện được học hỏi trong vụ án phong thánh dạy rằng Don Bosco đã sống moột đời trong sạch từ thuở thơ ấu và mãi về sau nữa.
Các văn kiện nói rằng thánh nhân đã dựng nên một pháo đài kiên cố chống lại tính cảm xúc bén nhạy và bản năng “làm cho mình được yêu”, đó quả là sự phòng vệ cho một đức trinh khiết vững chắc; các bản văn ấy coi sự lôi cuốn không cưỡng lại được của ngài trên các học sinh một phần lớn là nhờ sự rạng rỡ của nhân đức này. Khi có mặt ngài, những tư tưởng và những tưởng tượng lôi thôi biến mất, giống như mây mù tan biến trong ánh mặt trời. Don Cerruti nói : “Tôi nghĩ có thể nói rằng bí mật của sự cao cả Kitô giáo của ngài là ở nơi sự trong sạch lớn lao trong trí khôn, thân xác và linh hồn mà ngài đã gìn giữ được với mộât sự tế nhị có một không hai. Gương mặt, khóe nhìn, ngay đến dáng đi, lời nói và hành động của ngài không mảy may tỏ ra một bóng mờ nào có thể được coi như là nghịch với nhân đức mà ngài gọi là mỹ miều”.
Ngài đối xử với các học sinh một cách tế nhị, luôn kính trọng nhân vị chúng. Ngài sẵn lòng để cho học sinh hôn tay ngài, có khi ngài đặt tay trên đầu chúng trong giây lát và lợi dụng cơ họâi đó để thì thầm vào tai chúng “đôi lời” thần diẹâu đi thẳng vào lòng chúng. Có đứa ngài cũng tát khẽ vào má bằng hai ngón tay hoặc vuốt ve nhè nhẹ, nhưng những cử chỉ ấy sao mà siêu nhiên đến thế. Don Reviglio nói : “Tôi không biết có bao nhiêu là trong sạch, thanh khiết và tình phụ tử trong những cái vuốt ve như thế, bởi vì chúng truyền vào người chúng tôi cái tinh thần của nhân đức thanh khiết của ngài”. Chúng ta không hề thấy nơi ngài có mối ác cảm thay thiện cảm riêng tư nào. Những lời đả kích đầy ác ý của giới báo chí cũng không bao giờ dám tấn công ngài về điểm này.
Thật quá rõ là Don Bosco đã sống trong một bầu khí cao siêu, và những cử chỉ thân mật ngài tỏ ra với các học sinh chỉ là do ước muốn mưu cầu lợi ích cho chúng mà thôi.
Cha E. Viganò nói : “Có một sứ điệp về đức trong sạch đầy sức thuyết phục nơi tinh thần của Don Bosco; truyền thống Salêdiêng và những nhân chứng thời kỳ đầu làm chứng thật hùng hồn về điều này. Đó là một sứ điệp đặc biệt mà chúng ta có thể gọi là “sự lôi cuốn về đức trong sạch”. Sự lôi cuốn này hiện diện thường hằng trong đời sống ngài. Ngài nhiều lần khẳng định : “Cái đặc trưng của Tu hội chúng ta phải là đức thanh khiết, cũng như đức nghèo khó là nét đặc trưng của các con cái thánh Phanxicô Assisi và đức vâng lời của các con cái thánh Inhaxiô”.
Sự khổ chế
Sự khổ chế Kitô giáo, bề trong cũng như bề ngoài, bao quát một phạm vi rộng lớn. Theo Kinh Thánh, khổ chế có nghĩa “thoát ly” mọi của cải trần thế (Lc 5,11); “từ bỏ chính mình” (Lc 9,23); “cởi bỏ” con người cũ với những thói quen của nó (Cl 3,9); “đóng đinh” xác thịt (Cl 5,23); “cuộc chiến đấu” (2Tm 4,7); một thứ “chết đi” và “mai táng với Chúa Kitô” (Cl 3,3).
Những câu trên và những câu khác nữa dạy rằng, đối với người Kitô hữu, con đã sa ngã và bị thương tích, thì không có sự cứu rỗi ngoài việc dự phần vào mầu nhiệm thập giá và sự chết của Chúa Kitô. Nhưng không phải là nhắm đến buồn sầu hay đau khổ như là mục đích, mà là một đòi hỏi không thể thiếu để yêu mến và trung thành với Chúa Kitô, ơn cứu độ của chúng ta. Don Bosco tỏ ra là một gương mẫu và một người hướng đạo tuyệt vời cả trong điểm này.
Chúng ta đã nói rằng ngài là một vị thánh dễ thương và vui tươi, biết yêu và “làm cho mình được yêu”, luôn hoạt động, luôn sống giữa giới trẻ, mùa xuân và niềm vui của thế giới mọât vị thánh dường như là dạo bước thanh thản giữa bầu trời xanh, một vị thánh có cuọâc đời đáng cho ta thèm khát, thế nhưng những gai nhọn hy sinh cũng tràn ngập đời ngài. Cuộc đời Don Bosco và của các môn đẹâ ngài rõ ràng được ám chỉ trong giấc mơ “đường phủ hoa hồng”.
Chúng ta hãy nhắc lại nội dung cốt yếu của giấc mơ. Theo như ngài kể, chính Đức Mẹ mời ngài bước đi qua một con đường dài phủ đầy những đóa hồng hương sắc, từ trên cao rủ xuống hai bên chạm tới đất: “Đây là con đường con phải đi”. Trước mắt ngài là một con đường xinh đẹp và như mời mọc, nhưng ẩn bên dưới là những chùm gai nhọn. “Có rất nhiều nngười thấy cha đi trên con đường ấy, và ai nấy đều kêu lên : “ Ồ Don Bosco lúc nào cũng đi trên hoa : ngài bước đi an lành quá! Tất cả là mọât màu hồng đối với ngài”. Họ không thấy được những chiếc gai đang đâm buốt hai bàn chân khốn khổ của cha. Nhiều thầy Tư giáo, linh mục và Sư huynh được cha mời cũng đến đi theo cha và sung sướng hân hoan trước vẻ kiều diễm cùa những bông hồng, nhưng khi vừa nhận ra rằng họ phải bước đi trên gai nhọn mọc khắp tứ phía, họ liền la lên : “Chúng ta bị mắc lừa rồi”. Cha nói : “Ai muốn đi êm ả trên hoa, hãy quay về đi, còn những người khác hãy theo cha”.
Cuối cùng Đức Mẹ giải thích giấc mơ cho Don Bosco. Lúc ấy Đức Mẹ là người hướng đạo hỏi ngài : “Con có hiểu ý nghĩa những gì con thấy lúc đầu và những gì con thấy bây giờ không?”, “Thưa không, ngài đáp, xin giải thích cho con”. Bấy giờ Đức Mẹ nói với ngài : “Đường con đi giữa hoa hồng và gai là ám chỉ những công việc con đang làm cho thanh thiếu niên. Con phải mang giày khổ chế và đi trên đó. Gai nằm dưới đất là tình cảm giác quan, là các mối thiện cảm và ác cảm làm cho nhà giáo dục xa rời mục tiêu chân chính của mình. Những cái đó làm họ suy yếu, cản trở công việc của họ, ngăn chặn họ tiến tới và đoạt triều thiên đời sống vĩnh cửu. Những chiếc gai khác ám chỉ đức ái nồng cháy mà con phải có làm dấu hiệu riêng của con và của các người cộng sự với con. Nhưng con đừng ngã lòng: bằng đức ái và khổ chế, con sẽ lướt thắng tất cả và tới được những đóa hồng không gai”.
Như đức tiết độ, Don Bosco cũng nhìn sự khổ chế chủ yếu trong viễn tượng mục vụ và sư phạm; ngài định nghĩa khổ chế như là bảng ABC của sự trọn lành. Thập giá có một chỗ không nhỏ trong “khoa sư phạm niềm vui” của ngài, ở chính tâm điểm tinh thần lôi cuốn của đời sống Salêdiêng. Những người không sống gần ngài, những người chỉ biết sửng sốt trước sự bành trướng kỳ diệu của công cuộc ngài, trước những thắng lợi của ngài, nhữnng người ấy thậm chí còn cảm thấy ngài sống một cuộc sống dễ dãi. Ngược lại, như cha E. Ceria viết trong danh phẩm “Don Bosco với Thiên Chúa”, đời sống của ngài đầy gai góc và hy sinh. Nào là gai trong gia đình: sự nghèo túng và đố kỵ lúc đầu bít lối và sau thì làm cho bước đường tiến tới chức linh mục gặp nhiều khó khăn, xô đẩy ngài vào những thử thách đầy tủi hổ nhục nhằn. Rồi gai trong viêc lập Nguyện xá: chống đối và sách nhiễu từ mọi phía – tư nhân, các cha xứ, các giới chức của thị xã, trường học và chính quyền. Gai và những điều còn tồi tệ hơn là gai trong việc xuất bản “Các Tuyển Tập Công Giáo” của ngài. Rồi gai do thiếu hụt tiền: học sinh và các công cuộc thì nhiều nhưng không đủ phương tiện cần thiết để duy trì. Rồi gai từ phía những người đồng sự của ngài: biết bao hy sinh để đào tạo họ, bao đau đớn khi họ rời bỏ ngài. Những thử thách và đau đớn từ phía giáo quyền địa phận: hiểu lầm, đố kỵ, những vụ lời qua tiếng lại triền miên. Việc sáng lập Tu hội Salêdiêng thật là một nỗi đau của đồi Calvê.
Những nỗi khổ do bệnh tật và sức yếu là một loại gai khác nhưng cũng không kém bén nhọn. Don Bosco có một cơ thể tráng kiện và thể lực tốt. Ngài xuất thân từ một nòi nông dân vạm vỡ và tổ tiên ngài có tuổi thọ rất cao. Không có lý do nào khác cắt nghĩa được tại sao ngài đã có sức làm việc nhiều như thế và tại sao ngài đã ba lần qua khỏi căn bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng. Con số những chứng bệnh ngài phải chịu đựng trong cả đời ngài quả là nhiều không thể tưởng : thổ huyết, đau mắt triền miên cho tới lúc cuối cùng ngài mù hẳn con mắt phải, phù hai chân – chứng bệnh này ngài gọi là “thánh giá hằng ngày” của ngài, khó tiêu, sốt cấp tính với những nốt sẩn ngoài da, xương sống suy yếu, kèm theo khó thở vào cuối đời và nhiều chứng bệnh khác nữa. Đức Pio XI đã mô tả đời ngài : “Một cuộc tử đạo đích thực, hiện thực và to lớn… Một cuộc tử đạo đích thực và triền miên qua những thử thách của một đời sống yếu đau, hãm mình, dường như là kết quả của việc ăn chay trường kỳ”.
Ngài chấp nhận sự tử đạo này vì yêu mến Chúa Kitô chịu đóng đinh và các linh hồn. Có người nghe thấy ngài nói : “Giá như cha biết rằng chỉ cần một lời nguyện tắt là đủ để cha khỏi bệnh, chắc cha đã không đọc lời nguyện tắt ấy”. Sự tử đạo này được che giấu bằng sự an bình và niềm vui không lay chuyển mà ngài để lộ ra. Theo các nguồn đáng tin cậy, niềm vui này càng rạng rỡ khi các thánh giá ngài mang càng nặng. Chỉ có linh hồn nào đâm rễ sâu trong Thiên Chúa mới có thể đạt tới mức độ ấy.
Cuộc đời Don Bosco thực sự nổi bật với những việc thực hành khổ chế liên lỷ và to lớn. Nhưng sự khổ hạnh của ngài không phải thứ khổ hạnh cổ điển chói ngời của các vị thánh khác. Nơi Don Bosco, đó là sự khổ hạnh của đời sống thường nhật, của những việc làm bé nhỏ, những sự hãm mình to lớn và liên lỷ, phát sinh do việc chu toàn bổn phận mình, công việc mình, các hoàn cảnh cụ thể và đời sống chung. Ngài thường nói : “Chúng ta không thiếu gì cách họa lại nơi mình những đau khổ của Chúa Giêsu: nóng lạnh, ốm đau, người, vật, các biến cố… đây là những phương thế để sống một cuộc sống hy sinh”.
Chúng ta đọc thấy trong Di chúc của ngài : “Cha không khuyên các con làm những việc hãm mình đền tội đặc biệt nào, chỉ cần các con vui lòng chịu đựng những đau khổ và phiền toái của cuộc sống với lòng nhẫn nại Kitô giáo,là các con có công phúc nhiều rồi”.
Ngài thường khuyên bảo các Giám đốc như sau : “Các cha hãy chuyên chăm chu toàn các việc bổn phạân mình và chịu đựng những điều phiền toái mà người khác gây nên: hãy coi đó là việc hãm mình của các cha”.
Ngài không coi nhẹ tầm quan trọng của các việc hãm mình tự nguyện, nhưng ngài thích những việc hãm mình do đức vâng lời đặt ra hơn. “Thay vì làm những việc hãm mình, các con hãy làm những gì mà đức vâng lời đòi hỏi”.
“Này nhé, đánh một bữa điểm tâm ngon lành vì đức vâng lời thì có công phúc hơn là làm một việc hãm mình theo sở thích riêng”.
Động cơ nền tảng của việc khổ chế, đối với Don Bosco cũng vậy, chính là việc theo Chúa Kitô, lễ vật hy sinh vì tội lỗi chúng ta, và là việc tham dự vào mầøu nhiệm sự chết và thập giá với lòng tin đầy ý thức. “Chúa mời gọi chúng ta từ bỏ mình và vác thập giá trên vai”. “Ai không chịu khổ với Chúa Kitô dưới đất sẽ không được hưởng niềm vui với Người trên trời”.
Ngài thường lập đi lập lại: “Đâu đâu cũng có đau khổ, đó là việc hãm dẹp các giác quan: chúng ta sẽ chiến thắng nếu biết nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh”.
Ngài thiết tha với lòng sùng kính Chúa Giêsu chịu nạn. Khi mẹ Margarita chán nản không muốn ở lại giúp ngài và đã quyết định trở về quê Becchi, Don Bosco không nói một lời, ngài chỉ lấy tay chỉ lên tượng Chúa chịu nạn treo trên tường.
Khi một cuốn trong loại “Tuyển tập Công giáo” của ngài bị Giáo hội liệt vào số Sách cấm, ngài đau đớn tưởng chừng chết được. Ngài chỉ nhìn lên tượng chịu nạn và than thở : “Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết con soạn cuốn sách ấy hoàn toàn vì ý tốt… Xin cho ý Chúa nên trọn …” Ngài hiểu quá rõ rằng đức ái cứu rỗi các linh hồn là thứ đức ái chịu đóng đinh, nghĩa là thứ đức ái phá sinh từ thập giá, gai nhọn và bách hại nào cũng được, miễn là chúng con cứu được linh hồn chúng con và linh hồn đồng loại”.
CHƯƠNG 5: CẢ HAI CÙNG LÀM
Don Bosco, một vị thánh trọn vẹn của Thiên Chúa, đồng thời cũng là vị thánh trọn vẹn của Đức Mẹ. Thực vậy, cả cuộc đời ngài xoay quanh con người Đức Maria và lệ thuộc vào Thiên Chúa. Ngay cả trước giấc mơ hồi chín tuổi, Đức Mẹ đã hiện diện cách tích cực trong đời sống ngài nhờ bà mẹ trần thế của ngài : “Gioan yêu dấu của mẹ, … khi con mới chào đời, mẹ đã phó dâng con cho Đức Nữ Trinh Maria”. Và Chúa Giêsu cũng sẽ nói với cậu bé Gioan : “Ta là con của người mà mẹ con đã dạy phải chào kính ba lần mỗi ngày”.
Nhưng Đức Mẹ không chỉ bằng lòng với sự trung gian của mẹ Margarita. Chính Đức Mẹ đi vào cuộc đời cậu bé chăn cừu làng Becchi như mọât luồng sáng từ trời cao, trước tiên trong “giấc mơ lúc chín tuổi” và sau này trong các giấc mơ khác về Đức Mẹ .
Don Bosco được nhìn thấy khuôn mặt của Đức Mẹ. Ngài sẽ kể cho các học sinh trong giấc mơ kỳ diệu “đường phủ hoa hồng” xảy ra năm 1847, nhưng mãi đến năm 1864 ngài mới kể lại : “Để chúng con xác tín rằng Đức Mẹ muốn có Tu họâi chúng ta, cha sẽ nói cho các con không phải lời giải thích về một giấc mơ, mà là điều chính Đức Mẹ đã có nhã ý chỉ dạy cho cha. Người muốn chúng ta đặt hết tin tưởng vào Người”. Trong giấc mơ ấy chúng ta đọc thấy những câu như : “Đức Mẹ nói với cha”; “Rồi Đức Mẹ bảo cha”; “Mẹ Thiên Chúa vừa dứt lời…”.
Các nguồn đáng tin cậy cho biết : “Lòng sùng kính Đức Mẹ chỉ huy các tư tưởng của ngài. Dường như ngài chỉ sống vì Đức Mẹ. Ngài thường nói : “Đức Mẹ tốt lành biết bao”… “Đức Mẹ yêu chúng ta dường nào!”.
Dần dà ngài càng hiểu rõ hơn sáng kiến của Thiên Chúa là muốn ngài trở thành một vị sáng lập dòng; ngài cũng xác tín rằng ngài được Đức Mẹ dẫn dắt và chỉ đạo trong mọi sự: “Đức Maria rất thánh là Đấng sáng lập và sẽ là người nâng đỡ công cuộc chúng ta”. Ngài còn nói: “Đức Maria là Mẹ và là Đấng phù trợ của Tu hội”.
Trong kỳ tĩnh tâm tại Trofarello năm 1868, ngài đã nói rằng có thể nói Đức Mẹ Maria là Đấng sáng lập và là mẹ của tất cả các dòng tu, kể từ bữa Tiệc ly cho tới ngày hôm nay. Nhưng ngài lại thêm : “Trong tất cả các tu hội và dòng tu, Tu hội chúng ta có lẽ được hưởng nhiều sự can thiệp từ trời hơn cả”.
Không có gì được làm ở Nguyện xá mà không nhân danh Đức Maria, Đấng thánh thiện nhất, đáng mến nhất trong mọi thụ tạo, Đấng là Mẹ cao cả của Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và vô nhiễm nguyên tội. Đức Maria trở nên “toàn năng nhờ lời cầu nguyện”, luôn hiện diện trong cuộc đời ngài. Trong các giấc mơ của ngài, Mẹ là bà giáo, người hướng đạo, mục tử, bà uy nghi, nữ hoàng; Mẹ là đấng cầu bầu, đấng làm phép lạ của ngài; nhưng đối với ngài, Mẹ mãi mãi và trên hết là Mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ Giáo họâi; Đấng Vô nhiễm, hoàn toàn trinh trong và đầy ân sủng, là Đấng phù hộ quyền thế cho các tín hữu.
Mẹ, Đấng Vô nhiễm, Phù hộ các giáo hữu, đó là Đức Mẹ mà Don Bosco đặt vào chỗ cao nhất trong khoa sư phạm, hoạt động linh mục, tông đồ và truyền giáo của ngài.
Lòng sùng kính của Don Bosco đối với Mẹ Thiên Chúa có thể được học hỏi từ nhiều góc cạnh khác nhau: ở đây chúng ta nhấn mạnh đến ảnh hưởng của Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu trong đời sống ngài. Don Bosco là vị tông đồ vĩ đại nhất của Đức Mẹ Phù hộ, đó là điều không thể chối cãi. Chúng ta biết rằng lòng sùng kính Đức Mẹ của ngài đã trải qua nhiều biến đổi: ngài đã tôn sùng Đức Mẹ Lâu Đài (Castelnuovo), Đức Mẹ Sầu Bi (trang trại Moglia), Đức Mẹ An Uûi (Torino). Giờ đây ngài tập trung lòng sùng kính cách riêng Đức Mẹ Vô nhiễm vì hai lý do: thứ nhất, những bước đầu của công cuộc Nguyện xá (8.12.1841) và thứ hai là phong trào Thánh mẫu tôn vinh Đức Mẹ Vô nhiễm, dẫn tới việc công bố tín điều năm 1854. Lễ 8 tháng 12 mãi mãi là trung tâm của công việc mục vụ và sư phạm của ngài. Ngài nói với các học sinh: “Chúng ta mắc nợ Đức Mẹ mọi sự : tất cả các công cuộc lớn lao của chúng ta đều khởi sự vào ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm”.
Mãi tới năm 1862, khi ngài đã xấp xỉ 50, ngài mới quay sang lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu. Chúng ta sẽ không phân tích mọi lý do của việc sùng kính này ở đây. Chúng ta chỉ đề cập tới những lý do thực tiễn theo như chúng ta gom góp đươc qua một tâm sự của ngài giãi bày với thầy P. Albera : “Cha đã nghe rất nhiều người xưng tội, nhưng thực tình cha không biết mình đã nói gì hay làm gì. Có một ý tưởng làm cha rất bối rối. Nó làm cha phân vân và kéo cha ra khỏi chính mình lúc nào không hay. Cha nghĩ bụng: nhà thờ của chúng ta quá nhỏ, không tài nào chứa hết học sinh; chúng ta sẽ xây một ngôi thánh đường lớn hơn, nguy nga tráng lệ hơn. Nó phải là một viên ngọc thực sự. Chúng ta sẽ gọi nó là Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu”. Và đây là lời chứng của Gioan Cagliero, có tính chất mục vụ và họâ giáo : “Đức Mẹ muốn chúng ta tôn kính Người dưới tước hiệu Phù hộ các Giáo hữu. Thời buổi nhiễu nhương khiến chúng ta cần được Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta gìn giữ và bảo vẹâ đức tin Kitô giáo”. Thế nên những lần hiện ra của Đức Mẹ Phù hộ tại Spoleto (1862) và những biến cố lịch sử hay những cuộc hiển hiện khác không làm chúng ta ngạc nhiên.
Đức Mẹ Phù hộ hiện diện cách linh hoạt
Những yếu tố chứng minh sự hiện diện của Đức Mẹ Phù hộ đã thấy có ngay từ thời kỳ đầu của Don Bosco rồi, thế nhưng yếu tố quyết định cho sự lựa chọn lòng sùng kính Mẹ có một điểm qui chiếu đặc biệt: 1861-1863. Cha E. Viganò viết : “Và đây sẽ là sự chọn lựa dứt khoát lòng sùng kính Đức Mẹ : một nơi để các ơn goi ngày một sinh sôi nảy nở và là trung tâm bành trướng ơn đoàn sủng của một Đấng sáng lập. Cuối cùng thì Don Bosco đã nhận ra nơi Đức Mẹ Phù hộ khuôn mặt của người Đàn Bà đã từng dẫn dắt ngài vào ơn gọi, người Đàn Bà đã và sẽ mãi mãi là Bà giáo và Đấng soi sáng cho ngài”.
Những đích điểm này hãy còn là một khởi điểm. Chúng ta đang ở vào 25 năm cuối của cuộc đời Don Bosco. Đây là những năm chín muồi hoàn toàn về nhân bản và đời sống thiêng liêng của ngài, là thời gian chính thức khởi đầu và củng cố tu hội, với các người đi truyền giáo và sự bành trướng khắp thế giới. Trên hết, đây là những năm mà vị thánh trong tư cách một linh mục – giáo dục tông đồ, ngày càng cảm thấy bị lôi cuốn vào và là mọât thành phần của vấn đề đầy kịch tính của Giáo họâi và nhà nước Italia mới. Thời kỳ quan trọng này của cuôc đời Don Bosco lại càng thấy rõ nét hơn sự hiên diện chủ động và trực tiếp của Đức Mẹ. Ngài không hề mỏi mệt đọc lên câu : “Lạy Mẹ yêu mến”, và câu “Lạy Mẹ Vô nhiễm uy quyền”, nhưng giờ đây Mẹ được nhìn ngắm và tôn kính một cách đầy đủ trong vai trò Phù hộ các giáo hữu, Phù hộ từng cá nhân và toàn thể đoàn dân Kitô giáo : “Đức Maria Phù hộ các giáo hữu”. Không kể những lý do ngấm ngầm và minh nhiên khiến ngài chọn tước hiệu này, còn phải kể đến hai động cơ căn bản:
Thứ nhất : sư hiểu biết thần học và lịch sử của ngài về thực trạng của lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu trong Hội thánh thời ngài;
Thứ hai: viêc xây cất thánh điện Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu tại Valdocco phải có một vai trò quan trọng khôn lường trong đời sống của Tu hội Salêdiêng.
Thực tại của lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ
Chúng ta có tư liệu liên quan đến điểm thứ nhất trong bài nhập đề Don Bosco viết cho tác phẩm của ngài : Những điều lạ lùng của Mẹ Thiên Chúa được kêu cầu dưới tước hiệu Phù họâ các giáo hữu. Tư liệu này ngài mượn của A. Nicolas. Chúng ta đọc thấy : “Tước hiệu Phù họâ các giáo hữu dành cho Mẹ uy nghiêm của Đấng Cứu thế không phải cái gì mới lạ trong Hội thánh Chúa Giêsu Kitô. Ngay trong những sách Cựu ước, Đức Maria đã được xưng là Hoàng hậu đứng bên phải Đức Vua Con Mẹ, mình khoác áo choàng bằng vàng lộng lẫy. Trong ý nghĩa này, Đức Mẹ đã được kính chào là Đấng Phù hộ các giáo hữu ngay từ buổi sơ khai Kitô giáo”. Giáo hội đang trải qua những cơn nguy khốn và vì thế phải chạy đến kêu cầu Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu. Một lý do đặc biệt khác khiến Giáo hội trong những năm gần đây mong muốn tôn kính tước hiệu “Phù hộ các giáo hữu”, đó là điều được Đức cha Parisis nói tới : “Mỗi khi lâm vào một cơn khủng hoảng lớn, nhân loại hầu như bao giờ cũng được giải thoát nhờ sự nhìn nhận và ca ngợi một sự thiện hảo mới nơi thụ tạo kỳ diệu này, Đức Maria rất thánh, phản ánh tuyẹât mỹ những sự thiện hảo của Đấng Tạo hóa ở dưới đất này. Ngày nay việc kêu cầu Đức Maria là một nhu cầu phổ quát không chỉ giới hạn vào một số người, mà đối với mọi người; không còn chỉ là việc làm cho người nguội lạnh nên sốt sắng, kẻ tội lỗi ăn năn trở lai, người ngay lành được chở che. Điều ấy lúc nào cũng cần thiết và hữu ích cho hết thảy mọi người. Nhưng giờ phút này chính Hội thánh Công giáo bị tấn công, Hội thánh bị tấn công nơi hoạt động của mình, nơi các phẩm trật của mình, nơi vị Thủ lãnh của mình, nơi Giáo lý, kỷ luật của mình; Hội thánh bị tấn công vì là Hội thánh Công giáo, là trung tâm sự thật, là thầy dạy tín hữu. Bởi thế, chính vì muốn hưởng sự che chở đặc biệt từ trời mà chúng ta chạy đến kêu cầu Đức Mẹ, là Mẹ chung của chúng ta, là người phù trợ đặc biệt cho vua chúa, cho toàn dân Công giáo trên khắp thế giới”.
Ở đoạn sau trong cuốn sách, Don Bosco không ngần ngại thêm : “Kinh nghiệm của 18 thế kỷ cho chúng ta thấy tỏ tường rằng trên thiên đàng, Đức Maria hằng tiếp tục một cách có hiệu quả sứ mệnh làm Mẹ Giáo hội và Đấng Phù hộ các giáo hữu, công việc mà Mẹ đã khởi sự khi Người còn ở trần gian”. Do đó : “Don Bosco cảm thấy đau lòng trước những khó khăn đặc biệt ngày một gia tăng trong Hội thánh: vấn đề nghiêm trọng về mối tương quan giữa đức tin và chính trị, sự sụp đổ của các nước thuọâc Giáo hoàng (sai hơn một ngàn năm), hoàn cảnh tế nhị của Đức Thánh Cha và các ngôi tòa Giám mục, nhu cầu thúc bách phải có một lối hoạt động mục vụ mới, và những tương quan mới giữa phẩm trật và giáo dân, những ý thức hệ mới về quần chúng. v.v.” (E. Viganò).
Tình hình nghiêm trọng ấy kêu gào nhiệt huyết của ngài vì chính nghĩa đức tin và Hội thánh, và ngài chạy đến Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu.
Chúng ta đọc thấy trong bộ Hồi sử : “Ngài kể lại những việc lạ lùng Đức Mẹ đã làm, không chỉ để bộc lộ lòng yêu mến vô bờ của ngài đối với Mẹ Thiên Chúa, mà còn nhằm giúp đỡ đồng loại. Ngài muốn làm sống dậy trên toàn thế giới lòng cậy trông son sắt và Đấng đã từng là và mãi mãi vẫn là Đấng Phù hộ các giáo hữu rất đáng mến yêu, sẵn sàng và quyền thế trong các cơn gian nan khốn khó, lầm lạc và hiểm nguy”.
Với lòng tin ưởng mạnh mẽ vào Đức Mẹ Phù hộ , Don Bosco sẽ không ngần ngại nhân danh trời cao viết cho Đức Thánh Cha Pio IX, sau giấc mơ kỳ diệu đêm 2.02.1872 về tương lai Giáo hội và Châu Âu : “Nữ hoàng cao cả sẽ phù họâ Đức Thánh Cha, và như trong quá khứ thế nào, thì trong tương lai Người cũng sẽ mãi mãi là Đấng phù trợ vĩ đại và phi thường của Hội thánh”.
Đức Maria đã tự xây nhà cho mình
Tất cả những điều ấy đã không thể biến ngài thành người tông đồ vĩ đại của Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu nếu như ngài đã không nhờ đến kinh nghiệm ngài đã nhận được, một kinh nghiệm thấm đượm cái siêu nhiên, để mà xây cất Thánh Đường Đức Mẹ Phù hộ tại Valdocco, và nếu như thánh đường đó đã không trở nên “trái tim” và “trung tâm của Tu hội”, “Thánh đường Mẹ”.
Hầu như không cắt nghĩa nổi là Thánh điện Đức Mẹ tại Valdocco có ý nghĩa gì thâm sâu trong đời sống của Don Bosco; Thánh điện ấy đã từng có ý nghĩa gì đối với Tu hội và, qua các thành viên của Gia đình Salêdiêng, nó có ý nghĩa gì trong lòng sùng kính Đức Mẹ của Hội thánh toàn cầu.
Hoàn toàn khác hẳn những điều ta đọc trong lịch sử về các thánh điện nổi tiếng khác phần lớn đã mọc lên sau những lần hiện ra ngoạn mục của Đức Mẹ Maria rất thánh – như Lộ Đức, Fatima, La Salette, v.v. Thánh điện ở Valdocco xuất hiện qua một sự tính toán khôn ngoan của khoa sư phạm mục vụ, qua những nhu cầu thực tiễn, cho dù không thiếu những can thiệp từ trời.
Thế nhưng, điều gây ngạc nhiên cho Don Bosco trước tiên và cho thế giới sau đó là sự kiện chính Đức Maria trong thực tế đã xây “nhà” cho mình, ngược với mọi tính toán phàm nhân: Đức Maria đã xây nhà cho mình.
Đây đúng là phép lạ mà nhà thần học Margotti đã không thể chối cãi : “Người ta nói Don Bosco làm những phép lạ, tôi không tin; nhưng ở đây có một phép lạ nhãn tiền mà tôi vô phương chối cãi, đó là ngôi thánh đường đồ sộ nguy nga tốn phí cả triệu bạc và ngài đã hoàn tất trong ba năm nhờ sự hảo tâm của dân chúng”.
Don Bosco được trời cao dẫn dắt, nhưng chắc chắn ngài biết đặt vững đôi chân trên đất. Là con người thực tế, ngài đã tính toán trước khi khởi sự công trình. Ngài được bảo đảm về sự trợ giúp tài chánh từ những người có thế lực và tiền của; nhưng rốt cuộc ngài đã bị bỏ rơi. Sự thật là như thế này : “Khi những cuộc thương lượng đang được xúc tiến để khởi công, cha không có lấy một xu cho đồ án này”. Và sau đây là một lời khẳng định mà chỉ có bậc thánh mới nói được : “Điều chắc chắn là, một đàng công trình xây cất này là vì vinh danh Thiên Chúa, và đàng khác là sự thiếu thốn phương tiện hoàn toàn”.
Chúng ta có thể nói đây là một hoàn cảnh éo le không lối thoát. Nhưng Don Bosco đã đắn đo sự việc bằng những tiêu chuẩn siêu nhiên. Kết luận của ngài ra sao? Ngài nói như sau : “Lúc ấy cha hiểu rõ rằng Nữ hoàng Thiên quốc muốn có những người sùng mộ đích thực hơn là sự trợ giúp của phía chính quyền. Và chính Người đã giang tay ra và cho cha hiểu rằng đây là công viẹâc của Người, nên chính Người muốn xây dựng nó : Đức Maria đã tự xây nhà cho mình”.
Công việc khởi sự với hai bàn tay trắng. Don Bosco hăng say làm việc, nhưng có người nào đó đang làm việc cho ngài và cùng với ngài một cách âm thầm kín đáo. Người đó chính là Đức Maria Phù hộ các giáo hữu. Thế là bắt đầu cái gọi là “cả hai cùng làm”, Don Bosco và Đức Mẹ Phù hộ “cùng làm việc chuung”, “cùng hơp tác môt cách bí nhiệm”. Chuyện “cả hai cùng làm” này đã khởi sự ngay ttừ giấc mơ hồi chín tuổi nhưng giờ đây nó đã trở thành mãnh liêt hơn, liên tục hơn và hầu như không thể cưỡng lại được. Công việc xây cất ngôi thánh đường ngày ngày thấy xuất hiện những sự việc kỳ lạ mà chính Don Bosco cũng phải ngạc nhiên sửng sốt. Những sự việc xảy ra lạ lùng tới mức ngài phải đến hỏi ý kiến Đức cha Bertagna. Chính Đức cha đã kể lại cho ta lời chứng quí báu sau : “Tôi tin rằng quả thực Don Bosco được ơn lạ chữa bệnh. Tôi nghe được điều này từ chính miệng ngài nói ra khi chúng tôi đang cấm phòng chung với nhau ở đền thánh Inhaxiô bên trên Lanzo. Ngài kể điều này cho tôi để xin tôi ý kiến là ngài có nên tiếp tục ban phép lành cho bệnh nhân bằng ảnh Đức Mẹ Phù hộ và Chúa Cứu Thế hay không. Ngài hơi áy náy trước những lời đồn là đã có nhiều trường hợp khỏi bệnh một cách lạ lùng, tiếp ttheo sau việc ngài ban phép lành. Và tôi cảm hấy Don Bosco đã nói sự thật. Tôi đã nghĩ nên khuyên Don Bosco cứ tiếp tục với các phép lành của ngài”.
Don Bosco tiếp tục công trình một cách hết sức thanh thản. Ngài vẫn ban phép lành Đức Mẹ Phù hộ, khích lệ những người sùng mộ tôn vinh Đức Mẹ bằng đời sống thánh thiện, dâng cúng vào việc xây cất đền thờ và Đức Mẹ đã nhân lời ngài : nhiều bệnh nhân được chữa khỏi, nhiều chuyện rắc rối được giải quyết, và con số những người ăn năn trở lại gia tăng. Rõ ràng là Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu đã trợ giúp tôi tớ trung kiên của Người. “Giả như tôi phải công bố vô vàn những sự kiện kỳ diệu lạ lùng trên”, thánh nhân viết, “hẳn tôi phải cần đến nhiều cuốn sách dày cọâm, chứ không phải một cuốn sách nhỏ mà đủ”.
Don Bosco thành thật khi ngài kết luận : “Chúng ta đã xây cất cho chúnng ta ngôi nhà nguy nga tráng lệ này bằng những kinh phí kếch xù, thế mà không một ai phải đóng góp. Ai tin cho được? Một phần sáu phí tổn là do những người sùng kính Đức Mẹ dâng cúng; số còn lại là tiền tạ ơn vì những ơn lạ đã nhận được”.
Người ta đã sớm nhận ra mối tri kỷ lạ lùng giữa Don Bosco và Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu, sợi dây nối kết không thể cắt đứt giữa hai người. Don Bosco thực là “Vị thánh của Đức Mẹ Phù hộ ” và Đức Mẹ Phù hộ thực là “Đức Mẹ của Don Bosco” – trực giác đức tin của các tín hữu nghĩ ra danh hiệu ấy, và đã ghi chúng vào lịch sử.
Don Bosco luôn luôn khiêm tốn nói rằng ngài không có mặt trong bức tranh : Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu đã làm tất cả. “Không phải cha đã làm những việc to tát vĩ đại mà các con xem thấy : chính là Thiên Chúa, là Đức Maria rất thánh. Các Đấng đã muốn dùng đến một linh mục nghèo hèn để làm những việc ấy. Trời ơi! Cha đã không nhúng tay vào việc gì cả. Đức Mẹ đã xây nhà cho chính Người. Từng viên đá, từng bức họa đều là kết quả của một ân huệ”, “Mẹ Maria xuất hiện với những điều kỳ diệu và những phép lạ”.
Bức họa Don Bosco muốn có
Bức họa “Đức Mẹ của Don Bosco” do họa sĩ Lorenzoni vẽ, được đặt ở bàn thờ chính và mang những nét biểu trưng cổ điển. Bức họa về Đức Mẹ này diễn tả đúng cái tâm tình thâm sâu của Don Bosco và tâm trạng của dân Công giáo đang chiến đấu và cần sự che chở, diễn tả đúng phong cách của “Đùức Maria Nữ vương và Mẹ Hội thánh”.
Don Bosco mang trong đầu một cái gì còn đẹp và vĩ đại hơn nhiều. Khi ngài nói với nhà họa sĩ, dường như ngài đang nói về một điều mà ngài đã nghiền ngẫm từ lâu. Ngài làm mọi người phải sửng sốt vì dự án táo bạo của ngài.
Ngài diễn tả ý tưởng như sau: “Đức Maria rất thánh đứng trên cao giữa ca đoàn thiên thần; quanh Người là các tông đồ đứng sát bên và có các tiên tri, các thánh trinh nữ và các thánh hiển tu vây quanh.Phía dưới là huy hiệu kể lại các chiến thắng của Đức Mẹ và các dân tộc thuộc mọi quốc gia đang giơ tay hướng lên Mẹ cầu xin sự phù giúp”.
Ý tưởng của ngài về lịch sử cứu độ làm cho ngài đạêt Hội thánh vào giữa lòng thế giới và Đức Mẹ Phù hộ vào giữa lòng Hội thánh – nụ hoa của Hội thánh trước khi có Hội thánh – Đức Maria toàn năng, Đấng chiến thắng sự dữ. Tuy bức họa phải thu nhỏ kích thước tới mức tối thiểu, song ý tưởng trên không bị bỏ mất.
Ồ! Mẹ, Mẹ ơi!
Ngài muốn truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ bằng mọi cách; ngài viết bảy tác phẩm bình dân tôn vinh Mẹ, ngài dâng hiến cho Mẹ Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ, lập Liên hiệp các người sùng kính Mẹ, truyền bá phép lành Đức Mẹ Phù hộ, tuần chín ngày, ảnh tượng Đức Mẹ; ngài lập đi lập lại không chán : “Hãy phó thác mọi sự cho Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và cho Đức Mẹ Phù hộ, rồi các con sẽ thấy phép lạ là gì”.
Don Bosco dạy chúng ta phải làm sao để Đức Mẹ có một chỗ trong con tim chúng ta; bằng không, có nghĩa là có gì thực sự không ổn đối với chúng ta; ngài dạy chúng ta rằng lòng sùng kính Đức Mẹ phải phát xuất từ bên trong, từ cái gì thâm sâu và cốt yếu hơn: môt sự tiếp xúc thân thiết với Đức Maria sống động, được cảm, được yêu và phụng sự như Đấng là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội thánh, Mẹ và Đấng phù trợ cho mọi người.
Trong đời sống thiêng liêng riêng tư, Don Bosco đã tôn kính và tán dương mọi đặc ân và tước hiệu mà Hội thánh dùng để tôn kính Mẹ Thiên Chúa : chúng ta đều biết ngài ưa chuộng nhất hai tước hiệu “Vô nhiễm” và “Phù hộ các giáo hữu”. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là phương tiện để ngài nuôi dưỡng mối liên lạc cá vị, hiện sinh và thân thiết đối với Đức Maria. Cốt tủy thâm sâu nhất của lòng sùng kính Đức Mẹ nơi ngài luôn luôn bắt đầu từ chỗ ấy. Cả cuộc đời ngài chứng minh điều ấy, và nó được xác nhận bằng lời kêu cầu cảm động phát ra từ đôi môi mấp máy của ngài trước giờ chết : “Giêsu… Giêsu… Maria… Ồ, Mẹ, Mẹ ơi, xin mở cửa thiên đàng cho con”.
Việc đẩy mạnh phong trào tôn sùng Đức Maria mà Đức Thánh Cha đã khởi xướng phải tập trung vào những điểm cốt yếu, không bao giờ được tách rời Mẹ với Con và Thánh Thần là Đấng dẫn chúng ta tới Đức Kitô trưởng thành, tức là dẫn tới đời sống mạât thiết với Chúa Cha.
CHƯƠNG 6: LÀM VIỆC VỚI LÒNG TIN CẬY MẾN
Phép Thanh tẩy làm thay đổi tận căn lối sống và hiện hữu của chúng : nó cho ta được tham dự vào bản tính Thiên Chúa, sát nhập ta vào với Chúa Kitô và Hội thánh, làm ta nên con cái Thiên Chúa, biến ta thành những tạo vật mới. Và để cho “sự sống mới” này có thể thực hiện được, Chúa Thánh Thần phú vào lòng chúng ta, cùng với các ân huệ khác, ba nhân đức mạnh mẽ là Tin Cậy Mến. Ba nhân đức này gói ghém toàn thể thực tại Thiên Chúa.
Chúng ta biết các nhân đức thuộc thần tạo thành sự thánh thiện theo nghĩa thực sự và v8ang động, và tạo thành chính bản chất của đời sống nội tâm. Gọi chúng là những “nhân đức” hay “tập quán” với một năng lực đặc biệt thì kể là còn quá ít, đang khi đúng ra chúng là những cơ cấu và chiều kích toàn diện của đời sống Kitô hữu. Cả con người toàn diện sống trong Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Đối với tổ phụ Abraham và Đức Maria, tin có nghĩa là tự trao hiến, với tất cả lòng cậy trông, cho một con người mà mình hết lòng yêu mến.
Chúng ta nói thêm rằng trong Kinh thánh, đức tin, cậy và mến được trình bày trong một sự “duy nhất sinh động” như là những “khía cạnh khác nhau của một thái độ thiêng liêng phức tạp nhưng duy nhất” (J. Duplacy). Đức mến không hiện hữu nếu không có đức tin và đức cậy; còn đức tin và đức cậy chỉ sống đọâng nhờ thấm nhuần đức mến mà thôi.
Làm những hành vi riêng biệt của từng nhân đức thuộc thần là điều quan trọng; nhưng quan trong hơn còn phải là sống cả ba nhân đức “chung nhau”, trong tương quan với nhau, trong sự tổng hợp, trong đức mến. Don Bosco đã không luận bàn lý thuyết về kinh nghiệm tin, cậy, mến của ngài; nhưng ngài đã sống các nhân đức ấy một cách sâu xa giữa lòng những hoạt đọâng muôn mầu muôn vẻ của ngài.
Bài giảng của ngài ở Trofarello vào ngày 18.12.1869 và phần đầu của giấc mơ “Mười viên ngọc” đưa chúng ta đi theo triền đó. Chúng ta có bản nháp tóm lược bài giảng ở Trofarello mà ngài đã giảng vào cuối kỳ phòng. Don Bosco khai triển đề tài: “Làm việc với lòng Tin Cậy Mến.”.
Giấc mơ “Mười viên ngọc” hay các nhân đức thật phù hợp với chủ đề này, những viên ngọc hay những nhân đức chiếu sáng trên tấm áo choàng của nhân vật mà chúng ta có thể nhận ra là hiện thân của Don Bosco. Có năm viên ngọc đính ở ngực áo, chúng vẽ lên hình ảnh người Salêdiêng phải có trước mặt thế gian; năm viên ngọc đính sau lưng có ý nghĩa như muốn giấu ẩn. Những viên ngọc lấp lánh trước ngực là “Tin, Cậy và Mến”. Viên ngọc đức mến đính ngay ở trái tim. Các viên ngọc “Lao động” và “Tiết độ” nổi bật ở hai vai phải và trái, tạo thành huy hiệu Salêdiêng: chúng liên kết hữu cơ với ba viên ngọc trước.
Cha Rinaldi viết : “Đời sống Salêdiêng xét về mặt hoạt động thì là làm việc và tiết độ. Chúng được kiểm chứng bằng đức mến nơi trái tim trong ánh sáng luôn chói ngời của đức tin và đức cậy”.
Để định nghĩa diện mạo người Salêdiêng trong giấc mơ này, Don Bosco không tìm thấy điều gì tốt hơn là qui về ba nhân đức thuộc thần, vì ba nhân đức này chính là tổng hợp và thực chất của đời Kitô hữu. Giống như các vị thánh khác, Don Bosco cũng yêu chuộng các nhân đức thuộc thần hơn mọi nhân đức khác. Điều này được thấy rõ chẳng hạn trong các tiểu sử ngài viết về các cậu bé anh hùng của ngài. Ví dụ, ngài khen ngợi “đức tin sống động, đức cậy vững vàng và đức ái nồng nàn” của Đaminh Savio. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ tư tuởng của thánh nhân.
Chúng ta hãy làm việc với Đức tin
Don Bosco giảng giải : “Không vì những động cơ trần tục, không phải để nghe những tiếng “hoan hô” hay “khá lắm”, nhưng là “làm những gì đẹp lòng Thiên Chúa”, “làm vì phần thưởng đang chờ chúng ta”. Theo thánh nhân, đức tin là giấy chứng nhận từ trời, là cái nhìn bao quát từ trên trời về cuộc sống ngài, các dự định của ngài, các hoạt động luôn tràn ngập đời ngài. Đức tin làm ngài ý thức sâu xa về căn cước Kitô hữu của ngài: nó giúp ngài thấy, phán đoán, hành động theo nhãn quan của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, của Thánh Thần Người; đức tin là lý do cắt nghĩa mọi công việc ngài làm. Ngài thường nói : “Chính đức tin đã làm nên tất cả”; không có “sức mạnh đức tin, công việc của con người chỉ là hư không”.
Đúc tin giúp ngài đánh giá các biến cố hàng ngày với con mắt phê phán và với sự tinh tường siêu nhiên, đương đầu với các biến cố ấy với lòng dũng cảm và niềm tin lớn lao. Ngài nói: “Chúng ta cần đặt lòng tin vô bờ bến vào Thiên Chúa khi gặp thử thách nghiêm trọng”. Ngài thường khích lệ như thánh Phaolô là hãy vũ trang bằng lòng can đảm trong giờ thử thách với “khiên mộc đức tin” trong tay (Ep 6,16).
Tuy có nhiều lý do để vui mừng trước những thành quả rực rỡ, ngài vẫn thích để tâm tới những gì còn phải làm và than phiền là ngài chưa làm được gì vì ngài chưa đủ lòng tin. “Nếu cha có lòng tin lớn gấp trăm, cha đã có thể làm tốt hơn gấp trăm lần”. Tuy thế, ngài là một con người có đức tin sâu xa: ngài sống, lao động và cầu nguyện “như thể thấy Đấng vô hình” (Dt 11,27). Mỗi khi có ai đến xin ngài lời khuyên, ngài không trả lời ngay, ngài thường ngước mắt lên cao như để tìm ánh sáng cần thiết của Chúa và rồi mới cho lời khuyên với đầy lòng tin.
Cha Ceria viết : “Cả đời ngài là một cuộc thao luyện đức tin sống động: những tư tưởng, tình cảm, dự tính, đau khổ, hy sinh, các việc đạo đức, tinh thần cầu nguyện, tất cả là những ngọn lửa phát sinh từ đức in”. Tuy có lòng tin tưởng vô hạn vào Thiên Chúa, ngài vẫn thường lẩm nhẩm: “Lạy Chúa, nếu đây là việc của Chúa, Chúa sẽ chở che; còn nếu là việc của con, con mong rằng nó không thành công”. Công đồng Vaticano 2 đã đưa ra lời khẳng định quan trọng sau : “Chỉ có ánh sáng của đức tin và việc suy niệm Lời Chúa có thể giúp chúng ta tìm thấy ở mọi nơi và mọi lúc vị Thiên Chúa mà trong Người chúng ta sống và tồn tại”. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể tìm thấy thánh ý Người trong mọi sự, nhìn thấy Đức Kitô nơi mọi người, quen thân hay xa lạ, có những phán đoán đúng về ý nghĩa đích thực và những giá trị của những thực tại trần thế tự thân và trong tương quan với cùng đích của con người. Hiển nhiên Don Bosco không biết đến giáo huấn này, nhưng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tinh thần Kitô giáo đã đưa ngài thực hành giáo huấn ấy một cách hoàn hảo.
Ngài bận bịu với trăm công nghìn việc, nhưng đức tin vẫn là linh hồn của mọi sự : ngài biết rút cái vô hình ra từ cái hữu hình; như nhiều người khác, ngài biết cộng tác với Chúa Phục sinh để mở mang Nước Chúa và lo cứu rỗi các linh hồn.
Cha E. Viganò viết : “Don Bosco nắm bắt được hầu như tự phát cái nọâi dung lịch sử của đức tin. Là một người nghiên cứu và viết văn, ngài say mê những khía cạnh cụ thể của lịch sử cứu độ. Hơn là mọât nhà tư tưởng, ngài là một nhà giảng thuyết về Thiên Chúa : một nhà giải thích thánh sử, đời sống các thánh, lịch sử Giáo hội”.
Ngài luôn lo làm sao cho con cái ngài có môt đức tin “sống động” và “đi đôi với việc làm”, như lời thánh Giacôbê đã dạy (Gc 2,17), một đức tin “linh hoạt”, có thể “chuyển núi dời non”. Ngài là một người bảo vệ đức tin bén nhạy khiến nhiều lần suýt vong mạng; ngài là một “nhà giáo dục đức tin” vô địch cho nhiều thế hệ trẻ.
Làm việc với đức cậy
Don Bosco nhắn nhủ : “Khi mệt mỏi hay gặp thử thách, ta hãy hướng mắt về trời : mọât phần thưởng to lớn đang chờ đón ta trong sự sống, trong sự chết, trong cõi vĩnh hằng. Ta hãy bắt chước nhà ẩn sĩ tìm sự nâng đỡ từ trời cao”. Đó là lối suy nghĩ và lý luận tiêu biểu của ngài. Tư tưởng ngài không cố định trong quá khứ, cũng không bị chôn chân trong hiện tại, nhưng tập chung vào những thực tại cánh chung, như thể do tự bản năng vậy. Người mà ta thấy như thể bị vùi lấp giữa biết bao hoạt động trần thế, thực ra lại là người đang đi về cái vĩnh cửu. Ngài thường nói: “Hãy bước đi với đôi chân cắm chặt đất” – đó là cái nhìn thực tế của ngài, “nhưng hãy để con tim ở trên trời” – đây là đức cậy trông của ngài.
Sự thông suốt của đức tin khiến ngài nhìn thấy rõ những sự dữ của thế gian để lướt thắng chúng và khả năng vô hạn để làm việc thiện, đức tin ấy khích lệ một cách cốt yếu sự cậy trông của ngài và thúc đẩy ngài hành động. Ngài thường nói đi nói lại : “Ráng lên, chúng ta hãy làm việc, hãy làm việc, rồi chúng ta sẽ nghỉ ngơi vĩnh viễn trên thiên đàng”. “Làm viêc luôn” theo nghĩa trừu tượng có thể là lắm thứ; theo nghĩa cụ thể, đó là tham gia vào kế hoạch cứu độ và dẫn mình nhập cuộc vì chính nghĩa của Thiên Chúa.
Như đức tin và đức mến, đức cậy là một thái độ có sức mạnh lớn lao trong cuộc đời Don Bosco. Đức cậy là sự mong đợi vinh quang mai sau, là niềm tin chắc rằng “Thiên Chúa ở trước mặt chúng ta”, là sự tin cậy vô hạn vào quyền năng che chở của Chúa Cha, Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Đó là tiếng nói khích lệ của Chúa Thánh Thần để ta lao mình vào những kế hoạch đầy gian nan trắc trở, bao gồm cả sự liều lĩnh. Kinh Thánh dạy rằng đức cậy, cho dù được nuôi dưỡng, cũng không thoát khỏi sự tối tăm và thử thách, không phải lúc nào cũng thành công; nó đòi hỏi sự cố gắng, phấn đấu, thử luyện. Ngài viết cho bà Hầu tước M. Assunta Frassati : “Đã nhiều tuần lễ ròng rã tôi sống trong niềm cậy trông và thử thách”. Don Bosco tỏ ra là một con người có đức cậy lớn lao ngay cả trong phương diện này, bởi vì ngài biết “hy vọng khi không còn gì để hy vọng”, biết đặt trọn niềm tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa, một điều hoàn toàn không thể có theo cái nhìn nhân loại.
Ngài thường lặp đi lặp lại : “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13). “Trên thiên đàng sẽ không có những chuyện như thế nữa”. “Can đảm lên! Hãy để cho đức cậy nâng đỡ khi ta đã hết kiên nhẫn”. “Niềm cậy trông phần thưởng phải nâng đỡ lòng nhẫn nại của chúng ta”. Ngài còn nói : “Đôi khi chúng ta có thể mệt mỏi, lo lắng vì một vài chuyện khó chịu nào đó : hãy can đảm lên, chúng ta sẽ nghỉ ngơi trên thiên đàng”. Và ngài vẫn có thói quen giơ tay phải lên trời, một cử chỉ diễn tả lòng tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa.
Đoạn thư sau đây của thánh Phaolô không ngừng là động cơ thúc đẩy ngài : “Tôi nghĩ rằng những đau khổ đời này không thấm vào đâu với vinh quang sẽ được tỏ hiện nơi chúng ta”. Chúng ta có thể nói thêm rằng sở dĩ đức cậy của ngài vững vàng không lay chuyển là vì nó được cắm chặt vào sự Phục sinh của Chúa Giêsu, vào việc Chúa Thánh Thần hiện xuống, vào thực tại của Hội thánh, của các bí tích, của các hoa trái mà Chúa Thánh Thần ban xuống cho chúng ta như của đầu mùa. Nhưng ngài biết nối kết khía cạnh vinh quang của “cái đã có” với “cái chưa có” của sự thiếu thốn, giới hạn, sự phủ định, là khía cạnh bất khả phân ly với ý thức tích cực rằng sự thiện và sự sống thần linh trong thời gian cần phải tăng trưởng và lan rộng bởi vì nó đã được gieo vào lòng lịch sử.
Khía cạnh “chưa có” của đức cậy không tách rời khỏi khía cạnh “đã có” của nó, bởi vì nó có đó như sự sống đã có rồi trong hạt giống. Nếu chúng ta nghiền ngẫm đời sống của Don Bosco, chúng ta hiểu rằng ngài sống niềm cậy trông như là sự dấn mình thực tiễn và hằng ngày vào công việc thánh hóa bản thân, một công việc đòi hỏi nhiều lao nhọc. “Chào con, hãy cứu con bằng cách cứu kẻ khác”, là lời chào của ngài. Đó là một đức cậy được nuôi dưỡng bằng khía cạnh “đã” và “chưa”.
Giữa những hoa quả tươi đẹp nhất của đức cậy trong đời Don Bosco, ta có thể kể đến “niềm vui ngập tràn” và tin chắc vào khía cạnh “đã có” của đức tin; sự nhẫn nại không lay chuyển trong thử thách, vì gắn liền với những đòi hỏi của khía cạnh “chưa có”; “sự mẫn cảm sư phạm” của ngài cùng với sức cố gắng lớn lao, lòng độ lượng, óc nhìn xa và sự tinh anh lành thánh, là những nhân đức đặc trưng của những con người tin và trông cậy vững vàng rằng tương lai họ sẽ “không làm họ thất vọng”.
Khi khích lệ học sinh “làm việc với đức cậy”, Don Bosco mời gọi họ ngó thẳng lên trời như là cùng đích của họ; tin cậy vào sự toàn năng của Cha trên trời và của Đức Maria; tận lực dấn mình chiến đấu chống mầm mống sự dữ đang hủy hoại thế giới và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho Hội thánh và thế giới. Đó là điều ngài muốn nói qua câu : “Làm việc với đức cậy”.
Làm việc với đức mến
Đây là điều ngài nhấn mạnh hơn cả. Đức mến là một thái độ yêu mến đối với Thiên Chúa và đồng loại, hình ảnh của Người; nó là sự sung mãn của đời sống Kitô hữu, là mô thể của mọi nhân đức. Giới lệnh của Tin mừng đòi chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Thiên Chúa luôn chiếm chỗ nhất: thực vậy, tình yêu đối với Thiên Chúa luôn luôn là lý do và nguồn mạch của tình yêu đối với tha nhân.
Nếu ta không yêu mến Thiên Chúa, ta không thể yêu mến tha nhân bằng mọât tình yêu siêu nhiên được. “Trước hết Thiên Chúa cho chúng ta khả năng yêu mến Người; và tình yêu đối với tha nhân bắt nguồn từ tình yêu đối với Thiên Chúa” (Giáo lý người lớn). Trong những ghi chép vắn tắt cho bài giảng : “Làm việc với lòng tin, cậy và mến”, dừng lại lâu ở viẹâc thi hành bác ái đối với tha nhân. Nhưng ngài cũng dành ưu tiên tuyệt đối cho tình yêu mến Thiên Chúa. Thực vậy, bản ghi chép của ngài chính xác và sâu xa, bắt đầu bằng những lời này : “Làm việc với lòng yêu mến Chúa. Chỉ mình Người xứng đáng được yêu mến, phụng sự, Người là Đấng thực sự ân thưởng cho chúng ta vì những điều nhỏ mọn nhất chúng ta làm cho Người. Người yêu chúng ta như người cha yêu thương tột đọâ”. “Ta đã yêu ngươi bằng một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31,3).
Don Bosco luôn nhìn ngắm Thiên Chúa với sự xác tín rằng Người yêu ta bằng một sự dịu dàng khôn tả, – như cha yêu con – và với ý nghĩ về phần thưởng Người dành cho những kẻ được chọn. Ngài thường nói: “Thiên Chúa giàu sang vô cùng và rộng lượng vô biên. Bởi có mọi sự, Người có thể ân thưởng dư dật cho chúng ta vì bất cứ điều gì ta làm vì yêu mến Người. Là người cha rộng lượng vô cùng, Người sẽ trả công bội hậu cho ta vì bất cứ việc nhỏ bé nào ta làm vì yêu mến”. “Thi hành vì yêu”. “Làm việc vì yêu” – đó là cả cuộc sống ngài và là lời nhắn nhủ lớn của ngài. Mọi cái nơi chúng ta phải rung động vì Thiên Chúa : “Mắt phải nhìn vì Thiên Chúa, tim phải đập vì Thiên Chúa và cả thân thể phải làm việc vì Thiên Chúa”.
Những lời nhắn nhủ này phản ánh riêng đời sống của ngài, nơi đó tình yêu đối với Thiên Chúa là tối thượng. Điều này được chứng minh bằng lời chứng xác thực sau đây của Hồng y Cagliero, trong số nhiều lời chứng khác : “Tình yêu Thiên Chúa rạng rỡ nơi khuôn mặt ngài, nơi toàn thân ngài, nơi từng lời nói phát ra từ cửa miệng ngài mỗi khi ngài nói về Thiên Chúa trên bục giảng, trong tòa cáo giải, trong các bài huấn đức riêng và chung, và trong những cuộc trò chuyện rất thân mật. Tình yêu này là ước muốn duy nhất của ngài, hơi thở độc nhất của ngài, niềm khát khao nồng cháy nhất của cả đời ngài”.
Chắc hẳn Don Bosco là một người yêu mến Thiên Chúa vĩ đại, cho dù ngài có khéo léo che giấu điều đó; nhưng tình yêu của ngài đối với tha nhân cũng không thua kém, vì ngài biết nhìn thấy nơi tha nhân sự tỏ lộ thường hằng của Thiên Chúa.
Lửa yêu mến của ngài đối với tha nhân, nhất là giới trẻ nghèo, thúc đẩy ngài tỏ những biểu hiện của sự dịu dàng mẫu tử, những cử chỉ đầy tình anh em, tử tế, thông cảm, hy sinh, không có lời nào khen cho xứng, Thế nhưng, đức ái của ngài có mọât đặc điểm này: đó là đức ái “mục tử” và “sư phạm”. Đức ái mục tử của ngài là sự tham gia vào kế hoạch cứu độ của Chúa Kitô, mục tử nhân hậu, tông đồ của Chúa Cha. Cha E. Viganò viết : “Đó là tình yêu của một vị tư tế, được đức tin soi sáng để chống lại sự dữ, giúp đỡ tha nhân, đặc biệt giới trẻ, trong công trình cứu độ.
Đức ái mục tử là lời giải thích về khoa bí nhiệm ”Xin cho con các linh hồn”, và về những công việc lớn lao mà ngài đã làm để Nước Chúa bành trướng. Ngài thường nói : “Chúa đã đặt chúng ta ở thế gian này vì đồng loại”. “Mỗi người hãy học cho có đức ái sẵn sàng hiến mạng sống mình vì phần rỗi các linh hồn”.
Làm việc với đức ái mục tử và sư phạm : hai chữ khá giống nhau, nhưng đức ái sư phạm dẫn tới hệ thống dự phòng, tới phương pháp giáo dục dựa trên lý trí, tôn giáo và lòng trìu mến, và đức ái siêu nhiên là biểu hiện đẹp nhất của nó. Don Bosco viết trong tiểu luận vắn về hệ thống dự phòng : “Việc thực hành hệ thống này hoàn toàn dựa trên lời thánh Phaolô : “Lòng mến thì khoan dung, nhân hậu … Lòng mến hết lòng bao dung, hết lòng trông cậy, hết lòng kiên nhẫn…” (1 Cr 13,4-7). Đức ái của hệ thống dự phòng khá độc đáo, nó có cái gì của tình yêu dịu dàng và mãnh liệt mà Chúa Giêsu tỏ ra cho trẻ nhỏ và người nghèo hèn. Ở chỗ khác, thánh nhân viết tiếp : “Hệ thống dự phòng là lòng yêu mến thanh thiếu niên”, và sự kính sợ Chúa được gieo vào lòng, giáo dục giớ trẻ là “chuyện của con tim” và “đức ái là sợi dây nối kết các tâm hồn”. “Ai muốn làm việc cho giới trẻ một cách hiệu quả thì phải có đức ái trong lòng, và thực hành sự kiên nhẫn trong công việc”. Và vì công việc Salêdiêng được thực hiện chủ yếu trong mối tương giao giáo dục liên tục, ngài muốn các nhân đức khác như khiêm nhường và thanh khiết phải được liên kết với đức ái. “Đức ái, đức thanh khiết và đức khiêm nhường là ba nữ hoàng luôn đi chung với nhau : nhân đức này không thể có nếu thiếu hai nhân đức kia”. Ngài không thể tìm được một mẫu mực cụ thể đẹp đẽ hơn cho con cái ngài ngoài sự ngot ngào và dịu hiền của thánh Phanxicô Salê, và nét tinh túy cao quý của đức ái dịu dàng và kiên nhẫn của thánh nhân. Thánh Phanxicô Salê cũng là đồng hương với ngài – Savoa Piêmont – nhưng thuộc dòng quí tộc, đang khi ngài là con một nông dân chân lấm tay bùn, điều đó chẳng hệ gì đối với ngài. Ngài say mê sự dịu hiền và ngọt ngào của vị thánh, vì những đức tính này làm cho thánh nhân trở nên một hình ảnh sống động của Chúa Cứu thế. Ngài viết cho cha quản lý của ngài : “Cha Dalmazzo thân mến, cha hãy làm việc, nhưng luôn luôn với sự dịu ngọt của thánh Phanxicô Salê và sự nhẫn nại của thánh Gióp”.
Nền văn hóa của chúng ta đề cao lao động đến độ biến nó gần như thành mọât huyền thoại – nhưng đó là thứ lao động hơn kém nhắm vào việc đào tạo tiện nghi cho xã hội, lao động trong một nhãn quan duy hoạt và theo chiều ngang, lao động như là một mục đích tự tại. Don Bosco cũng đề cao chân giá trị của lao động, nhưng ngài không coi nó là tuyệt đối, cũng không coi nó cao hơn nhân phẩm của con người. Ngài coi lao động như là một biểu hiện sống đọâng của đức ái và việc phục vụ nhân loại.
Ngài thấu triệt và sống lao động trong nhãn quan Kitô giáo, như là việc thao luyện thục tiễn ba nhân đức tin, cậy và mến: dứt khoát phải là thứ lao động được thánh hóa và nhằm thánh hóa trên bình diện siêu nhiên. Niềm say mê của ngài trong lao động được cắm rễ sâu trong các nhân đức thuộc thần và trong sự kết hợp với Thiên Chúa.
CHƯƠNG 7: HOẠT ĐỘNG – KHUNG CẢNH ĐỂ LINH HỒN GẶP GỠ THIÊN CHÚA
Cuộc đời Don Bosco – như ta đã thấy – thấm nhuần kinh nguyện, như lòng sông ngập nước. Nhưng kinh nguyện không phải là phương thế duy nhất để ngài kết hợp với Thiên Chúa. Cùng với kinh nguyện, ngài biết và thực hành một cách dũng cảm điều mà cùng với Libermann chúng ta có thể gọi là “sự kết hợp thực tiễn” hay “sinh động” với Chúa. Điều này được thực hiện trong và qua hành động. Chúng ta có một lời mô tả về sự kết hợp thực tiễn này như sau : “Đó là sự kết hợp mật thiết với Thánh Thần trong lòng ta, ngay giữa các hoạt động và là thái độ thường xuyên sẵn sàng và chú tâm tới Thiên Chúa, khiến chúng ta chỉ có thể nghĩ, yêu, muốn và hành động dưới ảnh hưởng của Đấng đã trở nên như linh hồn của linh hồn chúng ta”.
“Kết hợp thực tiễn” chủ yếu là tham dự ở nhiều mức độ khác nhau vào công cuộc tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta có thể phân biệt ba lãnh vực trên để đạt tới Thiên Chúa và biến các hoạt động đa dạng của ngài thành khung cảnh thường hằng để gặp gỡ Thiên Chúa. Chúng ta sẽ đề cập vắn tắt về điều này.
Sự kết hợp với Chúa qua các hoạt động tông đồ
Hoạt động tông đồ của Don Bosco, hiểu theo nghĩa hẹp, khác với mọi hoạt động bác ái khác, bởi vì nó là sự tiếp nối và kéo dài chính công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, nó loan truyền sứ điệp cứu độ của Người và thông ban sự sống thần linh. Don Bosco hành động “thay mặt Đức Kitô” (in the person of Christ). Ngài là dụng cụ của Chúa Kitô, do chức linh mục của ngài. Điều này có nghĩa là không chỉ những ý hướng của ngài mới có tính thiêng liêng, bởi vì ngài trực tiếp tiếp nối công trình cứu độ thực hiện của Chúa Kitô cứu thế.
Thế nên, hoạt động tông đồ là một trợ lực rất lớn cho việc kết hợp với Thiên Chúa. “Chỉ cần người tông đồ, có thể nói, hăng hái chú tâm vào các hoạt động tông đồ của mình, thì họ có thể đi vào lãnh vực siêu nhiên rồi và dự phần vào việc thông ban ân sủng” (Charles Bernard).
Chỉ cần người ta ra khỏi chính mình, có thể nói như vậy, và tự kết hợp sâu xa vào công cuộc của Chúa Kitô Phục sinh, bằng cách tiếp tục công trình cứu chuộc thế giới, là người ta đã bước vào mối tình nghĩa thiết với Người và dần dần trở nên giống Người.
Công đồng khuyên nhủ các linh mục : “Các linh mục sẽ đạt tới sự thánh thiện “theo cách riêng biẹât của họ” bằng việc thi hành các chức vụ của họ một cách chân thành và miẹât mài theo tinh thần của Chúa Kitô” (PO 13).
Việc tông đồ truyền giáo hăng say, các bí tích và kinh nguyện, đó là những phương thế lớn Don Bosco dùng để kết hợp sâu xa với Thiên Chúa : điều này không ai chối cãi. Chúng ta đã vạch ra rằng chức linh mục của ngài là nguyên tắc thống nhất cả đời sống ngài. Thực vậy, khó mà tìm ra được một tông đồ nào khác tự đồng hóa mình với sứ mệnh hơn là ngài, và đồng thời kết hợp với Chúa trong việc thi hành chức vụ linh mục hơn là ngài.
“Người bạn của tuổi trẻ và giới lao động” và “người tiên phong của thời đại”, trước hết vẫn là người tôi bộc của Thiên Chúa, một dụng cụ có ý thức luôn hợp nhất với Thiên Chúa, và là ngôn sứ của Thiên Chúa, hành động và làm việc nhân danh Người. Người ta kinh ngạc trước các công cuọâc, coi mình là dụng cụ hèn mọn trong tay ông chủ chí thánh. Ngài thường nói : “Cung cấp phương tiện để thi hành công việc và đưa công việc tới thành quả mỹ mãn, đó là nhiệm vụ của ông chủ chứ không phải của công cụ; công việc của tôi là tỏ ra ngoan ngoãn và dễ uốn nắn trong tay Người”.
Don Bosco sống một cuộc sống đắm chìm sâu xa trong Chúa và trong việc trung thành thi hành các nhiệm vụ linh mục của ngài. Ai cũng có thể thấy được điều đó, chẳng hạn qua cách mà ngài cử hành Thánh lễ và bí tích Hòa giải hay qua cách ngài cầu nguyện.
Các hoạt động bác ái
Chúng ta vừa nhắc tới sự kiện là Don Bosco, một người tuy rất mê hoạt động, song luôn sống kết hợp với Thiên Chúa qua việc tông đồ. Một đường lối khác ngài ưa thích để có thể sống kết hợp với Chúa là làm việc bác ái. Các hoạt động bác ái của ngài được ghi lại trong bộ Hồi sử hai mươi cuốn. Chúng ta không cần kể ra những hoạt động ấy ở đây bây giờ. Chúng ta cũng sẽ không lập lại những gì đã nói về cái năng động của đức ái đã từng tạo ý nghĩa và định hướng cho các lao nhọc của ngài. Chúng ta chỉ có ý đề cập thoáng qua làm sao việc thực hành bác ái lại là phương thế ngài đặc biệt ưa chuộng để đạt được mối kết hợp liên lỷ với Chúa.
Trong việc thực hành đức ái mục tử và sư phạm, Don Bosco thực ra không tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa Kitô một cách trực tiếp như trong hoạt động tông đồ, sự kiện ấy không mảy may làm suy yếu mối kết hợp của ngài với Thiên Chúa. Sở dĩ như vậy trước tiên là vì hai lý do chủ yếu sau :
Lý do thứ nhất là ở sự kiện mọi hành vi tích cực ta làm cho tha nhân, mọi mối tương giao huynh đệ chân chính đều góp phần thánh hóa, vì nó là tham dự vào chính hành động của Thiên Chúa, Đấng là tình mến vô biên.
Lý do thứ hai là ở chỗ mỗi hành hành vi đức ái đều là chu toàn giới răn mới của Thiên Chúa : “Hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Bản chất của sự trọn lành là ở đức ái không tách lìa đồng loại khỏi Thiên Chúa, nguồn mạch tột đỉnh của mọi tình yêu.
Truyền thống Kitô giáo kể từ thánh Augustinô đến thánh Grêgoriô, thánh Bênađô và các thánh thời đại mới, đã không khi nào tách lìa đời sống Kitô giáo khỏi các công việc bác ái. Khi phải chọn lựa giữa việc cầu nguyện và các bổn phạân bác ái, tất cả các thánh đều dạy rằng phải dành ưu tiên cho các bổn phận bác ái bởi vì nó phù hợp với ý muốn tỏ tường của Chúa (Mt 25,31-46). Don Bosco luôn luôn đi theo hướng giáo huấn này. Ngài thường nói : “Ai muốn có kết quả trong công việc, phải có đức ái trong tâm hồn”. “Sợi dây bác ái giữa chúng ta kết hợp với Thiên Chúa ở khắp mọi nơi”. Ngài xác tín rằng giới trẻ là “nguồn hoan lạc và là con ngươi mắt Chúa” và ngài có một lòng ưu ái vô hạn đối với các thanh thiếu niên : “Đời cha chính là để sống với các con”. Vì chúng, ngài tiêu hao cả con người mình. Nhưng điều khơi dậy tình yêu của ngài đối với chúng không phải chỉ là khuynh hướng tự nhiên ấy – măc dù có nhiều – nhưng là tình yêu mục tử của Chúa Giêsu khiến ngài khám phá ra rằng chúng có một chỗ ưu biệt nơi tình yêu của Chúa. Thanh thiếu niên càng gần gũi Chúa Cứu Thế trong sự nghèo khó và bị bỏ rơi bao nhiêu, thì ngài lại càng được thôi thúc tiến tới trong lòng bác ái sáng tạo bấy nhiêu. Có thể nói là người ta có ấn tượng gần như là thể lý được xem và sờ vào khuôn mặt của Chúa nơi chúng.
Don Bosco đã hiến mình thực sự cho tha nhân; tuy nhiên chúng ta cũng có thể nói rằng tha nhân của ngài, đặc biẹât thanh thiếu niên, đối với ngài chính là mọât bí tích của cuộc gặp gỡ hằng ngày với Chúa; một sự cho và nhận luôn đổ đầy niềm an ủi vào lòng ngài. Ngài thường nói : “Ồ! Cha cảm thấy hạnh phúc biết bao sau mỗi ngày, tuy mệt đừ người, nhưng đã được sống vì vinh quang Chúa và phần rỗi các linh hồn”.
Kết hợp với Chúa qua các hoạt động phàm tục
Đời sống của Don Bosco cũng tràn ngập những hoạt động nặng tính chất phàm tục: các công việc bình thường, doanh nghiệp, dạy học, in ấn, và các hoạt động văn hóa. Ngài cũng sử dụng cả những hoạt động ấy để gặp gỡ Thiên Chúa và đến với Người.
Trước hết, mọi hoạt động của con người, miễn là nó lương thiện, đều luôn luôn là một sự tham dự vào công trình của Thiên Chúa, vào ý muốn nhân hậu của Người, ý muốn này được viết nơi sự vật và điều khiển dòng biến cố. Truyền thống Kitô giáo luôn luôn nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong vũ trụ và xuyên qua sự mặc khải nguyên thủy. Các hoạt động nghề nghiẹâp, xã hội và kỹ thuật cũng là tham dự vào hành động sáng tạo của Thiên Chúa. Do đó, những hoạt động ấy tự chúng là tốt và chúng có thể được biến đổi và thâu tóm trong mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc.
Don Bosco thánh hóa những hoạt đọâng phàm tục bằng cách qui hướng chúng về Thiên Chúa. Ý hướng ngay lành có tầm quan trọng lớn trong linh đạo về lao động của ngài. Ngài thường nói : “Chỉ cần thánh hóa công việc bằng ý ngay lành, bằng những hành vi kết hợp với Chúa và Đức Mẹ và làm công viẹâc một cách hoàn hảo bao có thể”.
Chúng ta đã thấy rằng mọi sự trong đời ngài đều được thúc đẩy bởi vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, và hướng tới mục đích đó. Điều này được sáng tỏ như cha P. Braido trình bày qua việc cha phân tích và đánh giá thời đại mình và các nhu cầu của thời đại ấy. Đây không phải cách đánh giá của một giáo sư, một nhà xã hội học hay chính trị, mà là của một linh mục nhìn mọi sự “trong ánh sáng của vĩnh hằng”, vì vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, Don Bosco không tự lừa dối mình: cả khi công việc của ngài mang dấu phàm tục. các ý hướng của ngài vẫn là siêu nhiên. Ngài đặt mọi sự lệ thuộc Nước Chúa và các linh hồn”. Ngài phàn nàn rằng ở Paris, Petersburg, Luân Đôn và Florence, các cuọâc tranh luận chỉ xoay quanh “vũ khí, chiến tranh, thành tựu và tài chánh”. Các ý hướng ngay lành của ngài đem đến cho sự vật một ý nghĩa mới.
Teillard de Chardin nói rằng viẹâc thần hóa công việc bằng ý ngay lành “gieo vào mọi hành động của chúng ta một tinh thần vô giá. Ý ngay lành, ước muốn phụng sự một mình Thiên Chúa. thực sự là chiếc chìa khóa vàng mở cửa thế giới nội tâm của chúng ta cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Nó nhất thiết diễn tả giá trị cốt yếu của thánh ý Thiên Chúa”.
Ý hướng có một giá trị rất tích cực trong đời sống thiêng liêng chúng ta; chúng ta được phán xét tùy theo các ý hướng của chúng ta đặt vào các hoạt động của mình. Thế nên không thể biện minh cho sự chỉ trích chống lại ý ngay lành, trừ phi sự chỉ trích đó nhắm vào một thứ ước muốn mơ hồ và yếu ớt về Thiên Chúa được diễn tả trên mây trên gió. Là con người thực tiễn, Don Bosco không tách rời ý ngay lành khỏi các việc lành. Những công việc, cho dù không mấy hoàn hảo, ngài vẫn thích hơn là chỉ có những ý ngay lành xuông, bởi vì hỏa ngục được lát toàn bằng ý ngay lành. Ngài đòi hỏi “Công việc phải được thực hiện tốt bao có thể”; nhưng ngài cũng hài lòng với cái vừa phải. Dầu sao, ý ngay lành không phải là phương thế độc nhất ngài dùng để thánh hóa những công việc phàm tục. Ngài sống và làm các việc phàm tục này mọât cách có hệ thống như là “bổn phận đấng bậc”, một đòi hỏi không thể tránh né của thánh ý tỏ tường Thiên Chúa. Ngày nay, người ta có khuynh hướng phản kháng mọi sự gò ép bó buộc. “linh đạo về bổn phận đấng bậc” chiếm một vi trí quan trọng vào thời của Don Bosco. Đạo đức học của Kant có những hệ lụy riêng trong lãnh vực phàm tục. Nếu chúng ta biết gạt ra bên ngoài một số lối cắt nghĩa sai lạc, chúng ta có thể nói rằng giá trị này chưa hề mất sức kích thích hay tính thích hợp đối với thời đại chúng ta.
Trong thực tế, người ta nhìn nhận cách chí lý rằng những thực tại hôm nay, kể cả những thực tại phàm tục, đều hàm chứa ý Chúa. D. Caussade viết : “Ý Chúa là sự sung mãn của mọi hoạt động của chúng ta. Ý Chúa được biểu hiện qua hàng ngàn cách thế khác nhau, và những cách thế này nhất thiết trở thành bổn phận hiên tại của chúng ta. Chúng hình thành và phát triển nơi chúng ta con người mới ở mức sung mãn mà sư khôn ngoan của Thiên Chúa đã đề ra cho chúng ta.
Con mắt đức tin, đức cậy và đức mến càng biện phân sự hiẹân diện của Thiên Chúa nơi sự vật một cách rõ rệt bao nhiêu, thì sự phó thác cho thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời hiện tại của chúng ta càng được dễ dàng bấy nhiêu. Don Bosco sống bằng nhãn quan này và sống trong nhãn quan này. Ngài coi việc chu toàn hoàn hảo bổn phận mình như là phương thế chắc chắn và dễ nhất để đạt sự kết hợp thực tế với Thiên Chúa.
Do đó ngài không ngừng nhấn mạnh cho con cái ngài câu châm ngôn : “Chúa thấy con”. “Tư tưởng về sự hiện diện của Thiên Chúa ở đây và lúc này phải theo sát chúng ta luôn luôn, mọi nơi và trong mọi hành động”. “Mỗi người hãy chu toàn bổn phận mình trong sự hiện diện của Thiên Chúa”.
Linh đạo của Don Bosco dứt khoát là, và thậm chí tuyệt đối là linh đạo của bổn phận. Cha A. Caviglia xác nhận với đầy thẩm quyền điều này: “Chu toàn xác đáng bổn phạân mình là điều tiên quyết của mọi sự trọn lành, là đòi hỏi tiên quyết của mọi sự thánh thiện. Những ai từng sống sát với Don Bosco đều biết rằng ý tưởng này là nền móng công việc giáo dục của ngài, cả trong lãnh vực đời sống thường nhật lẫn trong đời sống thiêng liêng. Ngài không tin ở lối sống đạo đức bên ngoài nếu nó không được xác nhận bằng việc chăm chỉ và xác đáng chu toàn bổn phận mỗi người”.
Ở đây, chúng ta có thể đi xa hơn và nêu câu hỏi : “Don Bosco là người vốn coi lao động và hoạt động nói chung có một tầm quan trọng hết sức to lớn, phải chăng ngài đã cho rằng lao động có một giá trị nội tại, không kể tới ý hướng ngay lành và ước muốn chu toàn bổn phận xác định? Nói cách khác, phải chăng ngài hiểu rằng những hoạt động phàm tục, miễn là chúng tốt lành, chúng có thể qui hướng một cách tự tại về Thiên Chúa, do tính chặt chẽ và tự lập tương đối của chúng? Đây là những góc nhìn mới mà nền linh đạo truyền thống chưa nghĩ đến? Ở mức độ mà một người chỉ được gợi hứng bởi “ý ngay lành” mà thôi, quả khó mà không nhìn nhận rằng có một sự chia cắt hay phân rẽ giữa một bên là đời sống thiêng liêng và bên kia là đời sống hoạt động. Có những biểu hiện của sự chia cắt ấy nơi Don Bosco.
Các thánh như Augustinô, Grêgoriô Cả và nhiều vị thánh khác, kể cả thánh Cafasso, giữa các hoạt động bề bộn, các ngài luôn cảm thấy thực sự khao khát có thời gian dành riêng để cầu nguyện. Chúng ta không thấy có chuyện ấy trong trường hợp của Don Bosco. Khi ngài cùng mẹ Margarita khâu vá những quần áo rách nát của đám trẻ trong ngày, ngài không hề than phiền là không làm được những công việc thuộc chức năng linh mục, ngài không có vẻ gì là bị phân rẽ giữa công việc và kinh nguyện, ngài không ao ước được ở một nơi khác; ngài chấp nhận công việc phàm tục và biến đổi nó nhờ “ơn hiệp nhất” – một thuạât ngữ hay của cha E. Viganò. Đó chính là việc thực hành tình yêu của ngài đối với Thiên Chúa và đồng loại.
Người bình luận có thẩm quyền về tư tưởng của thánh nhân cắt nghĩa như sau : “Nơi “ơn hợp nhất” ấy của đời nội tâm Don Bosco, chúng ta tìm thấy yếu tố sinh tử của đời nội tâm Salêdiêng. Hợp nhất với cái gì? Hợp nhất giữa bổn phận đối với Thiên Chúa – thờ lạy, lắng nghe Lời Người, cầu nguyện – và việc tông đồ cho phần rỗi giới trẻ. Hai điều này kết hợp chặt chẽ với nhau đến nỗi việc tông đồ không phải là cái gì lôi kéo người ta rời khỏi thái độ đối với Thiên Chúa, và mối tương quan với Thiên Chúa không phải là một hình thức trốn tránh hoạt động tông đồ; cái này nuôi dưỡng cái kia; cái này là sự nâng đỡ, là thời gian suy tư và qui chiếu cho cái kia. Chúng ta ai cũng biết rằng cắt nghĩa thì vẫn dễ hơn là thực hành điều đó. Nhưng đây lại chính là cách Don Bosco thi hành sứ mệnh của ngài”.
“Ơn hợp nhất” có thể là nền tảng của linh đạo ngài. Đó là một linh đạo không hề hy sinh kinh nguyện cho công việc và ngược lại. Nhưng nếu phải chọn giữa một hoạt động tông đồ bác ái và từ thiện cấp bách, và việc cầu nguyện lâu giờ, thì đoàn sủng của Don Bosco khiến ngài chọn lựa hoạt động tông đồ, vì trong việc tông đồ ngài khám phá ra ý muốn tỏ tường của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng phải nói thêm rằng ngay giữa những hoạt động ngài kết hợp sâu xa với Thiên Chúa đến nỗi ngài không phải hối tiếc là đã không cầu nguyện; và trong khi cầu nguyện, ngài kết hợp với Thiên Chúa đến nỗi ngài không phải than phiền là đã không làm việc. Kinh nguyện và hoạt động là những biểu hiện của đời sống khi hai việc này đồng qui một cách huyền diệu vào một đời sống thuộc thần sâu đậm mà tổng hợp là đức ái mục tử. Don Bosco thổ lộ rằng ngài sống thật thoải mái ở đô thị của Thiên Chúa và đô thị của con người, bởi vì ngài sống kết hợp với Thiên Chúa ngay cả trong hai trường hợp.
Chúng ta phải nói lại lần nữa : đọc kinh nhiều hay ít, tự nó không phải tiêu chuẩn đo lường sự thánh thiện. Chúng ta cũng có thể nói tương tự về số lượng hoạt động. Đúng hơn , chính mức độ mà con người quy phục thánh ý Chúa, mới là tiêu chuẩn tối thượng cho kinh nguyện và hoạt động của chúng ta. Khi ý Chúa kêu gọi chúng ta cầu nguyện thì chúng ta phải cầu nguyện. Khi ý Chúa kêu gọi chúng ta làm việc, thì chúng ta phải làm việc .
CHƯƠNG 8: CÁC ÂN ĐIỂN CAO VỜI
Nói về đời sống thần bí của Don Bosco là một việc vô cùng khó khăn và vượt quá chủ đích của cuốn sách này. Vì vậy, chúng tôi sẽ tự giới hạn vào một vài điểm quy chiếu mà chúng tôi hy vọng sẽ hữu ích dù những điểm ấy còn có thể tranh cãi trên một vài khía cạnh.
Sự xuất thần của hoạt động
Thánh Phanxico Salê trong khảo luận “Về Tình Yêu Thiên Chúa” lấy lại lối phân chia cổ điển về ba loại xuất thần : “Xuất thần có ba loại : loại thứ nhất thuộc tri thức, loại thứ hai thuộc tình cảm và loại thứ ba thuộc hoạt động. Loại thứ nhất là ánh sáng, loại thứ nhất do ngạc nhiên, loại thứ hai do sùng mộ, loại thứ ba do thực hành”. Hai loại đầu không có sức mạnh của loại thứ ba bởi vì chúng có thể không trung thực và có thể dẫn đến lầm lạc.
Một người có thể xuất thần khi cầu nguyện và qua việc xuất thần, ngừơi ấy có thể qua khỏi và vựợt qua chính mình. Nhưng nếu ngươì ấy không được sự xuất thần của đời sống, nghĩa là nếu họ không sống một đời sống cao hơn,gắn bó với Thiên Chúa, thì đó là dấu chỉ cho thấy sự xuất thầøn và ngây ngất đó là những lầm lạc và mưu mô do ma quỷ bày ra .
Tiếc rằng thánh nhân không bàn nhiều về sự “xuất thần của các việc lành”, nhưng ngài bộc lộ ý tưởng một cách minh bạch trong lời mô tả được coi là cổ điển.Chúng ta đọc lại đoạn mô tả ấy trong khi hướng mắt nhìn vào Don Bosco .
“Không bao giờ trộm cắp, nói dối, dâm dục, họăc thề thốt vô cớ, hoặc giết người. Ngay cả đọc kinh, yêu thương và thảo kính cha mẹ đi nữa: tất cả những việc này mới chỉ là sống phù hợp với lý trí tự nhiên của con người. Nhưng từ bỏ của cải, yêu mến nghèo khó, gọi nó là “bà chị nghèo” và hiểu điều đó, coi sự vong ân, chửi bới nhục mạ, bách hại, tử đạo như là phước lành và nguồn mạch của hạnh phúc sâu xa, chấp nhận những hạn chế của đức khiết tịnh tuyệt đối và cư xử hoàn toàn đối nghịch với ý kiến và phương châm của người đời; lội ngược dòng bằng việc từ bỏ và tùng phục thường xuyên – đó là đời sống không còn ở bình diện tự nhiên nữa mà đã là siêu nhiên rồi; đó là sống không phải trong bản thân mà là trên bản thân và vượt bản thân. Bởi lẽ không một ai có thể ra khỏi con người mình theo kiểu ấy, trừ khi được Cha hằng hữu lôi kéo, một lối sống như thế đòi có sự ngây ngất triền miên, sự xuất thần thường hằng của hoạt động và công việc. Vị đại tông đồ đã viết cho tín hữu Colôsê : “Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được giấu ẩn với Chúa Kitô trong Thiên Chúa”.
Ta thấy rõ, “xuất thần của hoạt động” hay của đời sống không là gì khác hơn đời sống Kitô hữu trong sự hoàn hảo với phương châm Tin mừng. Đó là đức ái được sống ở mức sung mãn; đó là sự ly thoát bản thân mọât cách tuyẹât đối và là sự đắm chìm hoàn toàn trong Thiên Chúa; đó là đời sống được quyền năng Thiên Chúa đưa lên những đỉnh cao vút và được sống một cách hoàn hảo tối đa, hơn gấp bội những gì người Kitô hữu bình thường vẫn làm.
Thuật ngữ “xuất thần của hoạt động” không có trong ngôn từ của Don Bosco. Không chắc là ngài biết thuật ngữ ấy, và cho dù ngài có biết đi nữa, thuạât ngữ ấy không gây ấn tượng bao nhiêu nơi ngài. Danh tánh thánh Phanxicô Salê không có trong các tác giả ngài đã đọc trong chủng viện; còn thời kỳ ở Học viện Giáo sĩ, ngài có đọc hay không và đọc hồi nào chúng ta không biết. Thuạât ngữ ấy chúng ta không thấy, nhưng nội dung thì có. Sự mô tả của vị thánh Giám mục Genève về “xuất thần của hoạt động” hoàn toàn là sâu sát với đời sống của ngài. Điều đang ghi nhận là hai người kế vị ngài, cha Rua và cha Rinaldi đã tìm ra được nơi giáo huấn này của thánh Phanxicô Salê một thành ngữ tiêu biểu là “linh đạo của Don Bosco”.
Sự thật quả là như thế, vì đức ái mục tử, hồn của ngài, đã khiến ngài liên lỷ “ra khỏi chính mình” và đồng hóa mình với tình yêu cứu độ của Đấng Cứu Chuộc và vì cả đời sống ngài là môt biểu hiện chân thực cho giáo huấn của thánh Phanxicô Salê về sự xuất thần của hoạt động. Thực ra, sự từ bỏ ấy, sự kiềm chế liên tục các đam mê ấy, sự gắn bó triệt để vào Đức Kitô và việc theo Đức Kitô khiết tịnh, nghèo khó và khiêm nhường ấy; sự tiêu hao bản thân lần lần trong công việc để cứu rỗi các linh hồn; việc ngài liên lỷ tìm kiếm thánh ý và vinh quang Chúa ấy, tất cả những cái ấy là gì nếu không phải là đời sống “siêu nhiên” và “xuất thần” mà Chúa Cha đã đưa các linh hồn Người yêu mến đạt tới, để họ được sống “hoàn toàn cắm rễ và đắm chìm trong Thiên Chúa”? Lối “xuất thần của đời sống” ấy không nhất thiết hàm chứa những biểu hiện xuất thần, tuy nhiên cũng không hẳn không có những biểu hiện như thế trong đời Don Bosco.
Những biểu hiện xuất thần
Những biểu hiện xuất thần được biểu thị bằng sự chìm đắm sâu xa trong Thiên Chúa và sự ngưng hoạt đông của các giác quan bên ngoài, lâu dài và sâu đậm nhiều hay ít, khiến chúng ta trở nên thụ động do xâm nhập của sự hiện diện thần linh. Tính khí mạnh của Don Bosco đã giúp ngài kiểm soát được ngọn lửa tình yêu hừng hực cháy trong ngài và không để lộ tình cảm ra bên ngoài.
Tuy nhiên, vào những năm cuối đời, ngài cũng kinh nghiệm được những hiện tượng xuất thần mà thường là có liên hệ tới mức độ cao của kinh nguyện. Có nhiều bằng chứng đáng tin cậy về điều này. Có thể hiểu được những hiện tượng đó vào những thời gian hồi tâm sâu xa. Cha Cerruti đưa ra bằng chứng trong vụ án : “Khi chứng nhức đầu, rách phổi và mù một mắt buộc ngài phải bỏ công việc, quả là một cảnh tượng vừa u ám vừa an ủi khi thấy ngài trải qua những giờ khắc dài dẵng trong chiếc ghế sofa cũ kỹ của ngài. Có khi ngài phải ngồi nơi tối đen như mực, vì mắt ngài không chịu nổi ánh sáng, thế nhưng ngài luôn thản nhiên tươi cười, tay lần tràng hạt. Đôi môi thường mấp máy những lời nguyện tắt và thỉnh thoảng ngài thinh lạêng đưa tay lên cao như muốn nói lên mối kết hợp và qui phục hoàn toàn với thánh ý Chúa. Nhưng ngài không thể nói lên lời vì đã quá kiệt sức. Tôi hoàn toàn xác tín rằng, đăïc biệt trong những năm cuối đời, cuộc sống ngài là cả một lời kinh triền miên dâng lên Thiên Chúa”.
Don Bosco được hưởng những giây phút xuất thần khi ngài cử hành thánh lễ hoặc khi ở mọât mình trong căn phòng tĩnh mịch. Chúng ta đọc thấy trong bộ Hồi sử rằng hai cậu giúp lễ cho ngài vào mùa đông năm 1878, trong nhà nguyện cạnh phòng ngài “trông thấy chủ tế xuất thần” lúc dâng Mình Thánh và “có hào quang Thiên Chúa chiếu trên mặt ngài : dường như cả khu vực được chiếu sáng. Đôi chân ngài từ từ rời khỏi bậc bàn thờ và ngài đứng lơ lửng trên không khoảng 10 phút. Hai cạâu giúp lễ không nâng áo lễ cho ngài được. Một trong hai cậu là Garrone quá xúc cảm đi kiếm cha Berto nhưng không thấy; lúc cậu quay trở lai thì Don Bosco đã xuống đất rồi”.
Đôi khi thân xác ngài được biến đổi và sáng rực như chúng ta từng đọc thấy trong hạnh các thánh. Cha Lemoyne thấy khuôn mặt Don Bosco sáng dần và cuối cùng có một luồng sáng trong suốt, và sự việc xảy ra suốt ba tối liền. Toàn khuôn mặt Don Bosco chiếu tỏa một ánh sáng cực mạnh và trong suốt.
Như chúng ta đã nói, những hiện tượng hầu như huyền bí này thường xảy ra trong tình trạng thần bí của sự chiêm niệm thiên phú. Don Bosco có được ơn này hay không, nghĩa là ơn “có cảm giác được bước vào cõi tiếp xúc trực tiếp với sự thiẹân tuyệt đối, không do công lao của sức mạnh, nhưng do một sự thu hút, không bằng hình ảnh, lý luận mà cũng không phải không có sự soi sáng? (Leonzio Grandmaison). Không dễ gì trả lời có hay không ngay được, vì Don Bosco hoàn toàn thinh lặng về những kinh nghiệm nội giới của ngài. Cha E. Ceria tin ở câu trả lời khẳng định và thử minh chứng điều đó trong chương nhan đề “Ơn Cầu Nguyện” của cuốn sách “Don Bosco với Thiên Chúa”. Về phần mình, cha P. Stella cũng đi tới một kết luận tương tự, tuy dè dạêt hơn, khi ngài viết : “Cho dù Don Bosco không tiết lộ cho chúng ta những kinh nghiệm riêng tư của ngài về sự “trầm tư mặc tưởng“ của trạng thái kết hợp và chiêm niệm, cho dù ngài không để lại cho chúng ta một khảo luận về sự kết hợp trong kinh nguyện và về chiêm niệm, tuy nhiên ngài sẵn sàng giải thích cho chúng ta một số hiện tượng trong đời sống thiêng liêng của mọât số ít người đã từng sống với ngài, và coi những hiện tượng ấy như là sự “kết hợp và chiêm niệm”. Chúng ta hãy đơn cử trường hợp Đaminh Savio, cậu bé được phú ban các “ơn” mà Don Bosco không ngần ngại gọi là “đặc biệt” và là “những biến cố phi thường” rất giống những gì được mô tả trong Kinh thánh và trong hạnh các thánh”.
Don Bosco nối kết chúng với các ơn thần bí khác khi ngài nói : “Đời sống vô tội, tình yêu mến Thiên Chúa, và lòng khát khao những sự trên trời đã đưa tâm trí cậu tới một tình trạng làm cho cậu triền miên chìm đắm trong Thiên Chúa”. Điều ngài nói ở đây về cậu học sinh của ngài, thì cũng đúng và còn đúng hơn nữa với ông thầy.
Thần bí trong hoạt động
Don Bosco có phải là người thần bí với đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ, xuyên qua các hoạt động muôn mặt của ngài không? Khoa thần bí có mọât lịch sử dài riêng của nó và ý nghĩa thì không phải luôn giống nhau. Theo nghĩa khách quan, nó ám chỉ thực tại giấu ẩn của mầu nhiệm Kitô giáo; theo nghĩa chủ quan, nó là một kinh nghiệm về sự sống Thiên Chúa trong chúng ta, một kinh nghiệm hoàn toàn được cho không và đổ tràn.
Theo truyền thống, đời thần bí đạt tột đỉnh khi có ơn cầu nguyện thiên phú hay chiêm niệm hiểu theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên người ta nhìn nhận rằng lãnh vực của đời thần bí còn rộng lớn hơn nhiều. Trong thực tế, có thứ “thần bí tông đồ” ít được biết đến hơn, vì những người tông đồ được ơn thần bí không hề khai triển một thần học về đời nội tâm của họ. Thần bí tông đồ hướng về hoạt động và việc thấu hiểu sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới đương thời (C. Bernard). Don Bosco là một nhà thần bí theo nghĩa mô thức và xác định này, vì ngài sống đời sống mình dưới ảnh hưởng thường xuyên của các ơn Chúa Thánh Thần: ngài là nhà thần bí tông đồ vì các ơn Chúa Thánh Thần vốn chi phối đời sống ngài là những ơn hướng tới hoạt đông: ơn chỉ đạo, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa. Sự “lấn lướt” của các ơn này trên các ơn khác – các ơn khác không phải không có – chỉ chứng tỏ rằng ơn sủng tự thích ứng với bản tính, tôn trọng những tính khí và những ơn gọi khác nhau.
Trái với các nhà thần bí thuộc loại chiêm niệm, tri thức và tình cảm là những người ngây ngất trong Thiên Chúa hiện diện nơi sâu thẳm linh hồn họ, và họ cảm nghiệm được hoạt động thần linh, Don Bosco là một nhà thần bí thuộc loại hoạt động. Ngài tìm thấy và cảm nghiệm Thiên Chúa không chỉ những lúc cầu nguyện chính thức, mà ngay cả trong lúc thi hành các hoạt động tông đồ, bác ái và giáo dục; ngài đụng chạm được Thiên Chúa và cảm nghiệm được Người khi ngài dự phần và cộng tác vào việc thể hiện kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.
Don Bosco hiểu rằng cứu chuộc là một biến cố đang tiếp diễn. Thiên Chúa hoạt động liên lỷ trong con người và lịch sử: nhân loại sống trong ngày hôm nay của Thiên Chúa. Ngài không chỉ tin vào chân lý này nhưng sống và cảm nghiện chân lý này một cách sâu xa. Cái mà các nhà thần bí gọi là những “cú đánh động” và những “cuộc xuất hiện” của Lời, xảy ra không thường xuyên, thì đối với Don Bosco đó là những đại độ lớn, những luồng sáng đột xuất soi sáng ngài về tương lai của Nước Chúa và đưa đẩy ngài ngày mọât sâu hơn vào những kế hoạch mà sức lực con người không thể thực hiện được.
Vì là thần bí, nghĩa là chịu sự chi phối lấn lướt của hoạt động thần linh, các hoạt đọâng của Don Bosco vượt quá sức lực và khả năng riêng của ngài. Các công cuộc của ngài làm thế giới ngỡ ngàng và làm những người trí thức sửng sốt vì không thấy có tỷ lệ cân xứng giữa nguyên nhân và hậu quả: được Thiên Chúa tác đọâng và chiếm hữu, Don Bosco vượt ra khỏi chân trời nhân loại.
Nơi ngài có cái gì là táo bạo, là liều lĩnh của một vị thánh kiên dũng nhờ quyền năng của Thiên Chúa đến độ vượt qua được chính mình. Như Chúa Giêsu nhảy mừng trong kinh nguyện hoan lạc, Don Bosco cũng rạng rỡ với niềm an ủi thần khí khi ngài chiêm ngắm Thiên Chúa hành động nơi tâm hồn các thanh thiếu niên và trong thế giới.
Chúng ta đã thấy làm sao, với lòng khiêm nhường sâu thẳm, ngài đã sống trong niềm xác tín sâu xa rằng ngài chỉ là một dụng cụ chủ động và thụ động trong tay Thiên Chúa và Đức Mẹ : “Thiên Chúa làm mọi sự; tất cả là công trình của Đức Mẹ”; “Don Bosco hèn mọn này có thể làm được gì nếu không có một ơn đặc biệt từ trời ban xuống từng giây từng phút?”.
Những câu nói như trên chẳng khác gì kho tàng quí báu nơi tâm hồn cao cả của ngài: thực ra những câu nói ấy gói ghém nhiều ý nghĩa gấp trăm ngàn lần những gì mà sự đơn sơ hồn nhiên của chúng ta có thể gợi ra.
Hiển nhiên khoa bí nhiệm của hoạt động phải đi qua con đường đau khổ: nó sống đức ái chịu đóng đinh, nó cảm nghiệm “đêm tối của giác quan và của tinh thần”.
KẾT LUẬN
Điều làm ta ngạc nhiên nơi Don Bosco, đó là sự thấm nhập của thần linh được lộ rõ nơi hoạt động hơn là nơi kinh nguyện của ngài.
Thế nhưng hoạt động ấy không bị cuốn hút trong cái chủ trương duy hiệu quả và chiều ngang lệch lạc (alienating efficiency and horizontalism). Lý do là vì Thiên Chúa luôn luôn là nguyên lý, cùng đích và bản thể của hoạt động ấy. Và nơi Don Bosco, hoạt động trở thành “chiếc thang trời”, chiếc thang thần bí của các cuộc xuất thần.
Kitô hữu ngày nay đã mau chóng nhìn nhận sự thánh thiện vĩ đại của Don Bosco, như họ đã nhìn nhận nơi thánh Phanxicô Asissi, thánh Inhaxiô và các thánh khác.
Như W. Nigg vạch rõ, Micae Baumgarten đã viết : “Có những thời kỳ mà lời nói và sách vở không đủ khả năng làm cho những chân lý thiết yếu được mọi người thấu triệt. Khi ấy, hoạt động và những đau khổ của các thánh phải trở thành một ngôn ngữ mới tỏ bày cái bí mật tươi mát của chân lý. Thời đại chúng ta là một trường hợp như thế”.
Chúng ta xác tín rằng ngôn ngữ mà Don Bosco đã khám phá ra chắc chắn là một dấu chỉ và sứ điệp có giá trị cho con người thời nay.
____________________________
THƯ MỤC
BOSCO J – Memoirs of the Oratory of St.Francis de Sales 1815-1855, Turin, SEI, 1946.
— Works and writtings of Don Bosco revised and mainly published according to the original editions and existing manuscripts, 6 vol., Turin 1926-1965; presented and commented upon by A. CAVIGLIA.
— Writings on the preventive system in the education of youth, Brescia, the School, 1965 : introducttion, presentation with systematic and alphabetical index by P. BRAIDO (ed).
— Spiritual Writings, 2 vol., Rome, Citta Nuova, 1976 : introduction, choice of texts and notes by J.AUBRY (ed.)
— Published works. First series : Books and booklets, 37 vol., Rome LAS, 1966-1977: a complete revised edition of all the first editions.
BONETTI G. (ed.), – 25 years of the history of the Salesian Oratory founded by the priest John Bosco, Turin, Salesian press. 1892.
CERIA E. – (ed.) Letters of St John Bosco, 4 vol., Turin SEI, 1955-1959.
LEMOYNE G.B. – The Biographical Memoirs of Fr. John Bosco (Later of Venerable servant of God (Fr John Bosco), vol 1-9, S.Benigno Canavese (Turin) 1898-1917.
LEMOYNE G.B. – AMADEI – Biographical Memoirs of St. John Bosco, Vol.10, Turin, 1939.
CERIA E. – The Biographical Memoirs of the Blessed (Later of St.) John Bosco, vol 11-19, Turin 1930-1939: editions not for sale, with a volume of index, Turin, s.d.
AUBRY J. – The renewal of our salesian life 2 vol., Leumann (Turin) LDC, 1981.
BOSCO T. – Don Bosco, Leumann (Turin) LDC, 1981.
BRAIDO P. – The Preventive system of Don Bosco, Zurich, PAS – Verlag, 1964.
— The Preventive pedagogical experience in XIX centtury – Don Bosco, in BRAIDO P. (ed),
— Experiences of christian pedagogy in history, vol 2, (Rome, LAS 1981) 271-400.
CASTANO L. – Salesian sanctity, Turin, 2EI, 1966.
CAVIGLIA A. – Don Bosco a historical profile, Turin, SEI, 1934.
CERIA E. – Don Bosco with God, Colla Don Bosco (asi) LDC, 1952.
COLLI C. – In the world with God, Rome, Ed. Salesian cooperators, 1975.
— The spiritual pedagogy of Don Bosco and the salesian spirit, Rome, LAS, 1982.
DESRAMAUT F. – Don Bosco and the spiritual life, Leumann (Turin), LDC, 1970 : Translation from the French original (Paris, Beauchesne, 1967).
FARINA R. – Understanding Don Bosco today : in BROCARDO P. (ed.), The permannt formation of religious institutes (Leumann – Turin, LDC, 196) : 349-404
STELLA P. – Don Bosco in the Catholic religious history, vol.1 : Life and works, Rome, LAS, 1979; vol. 2 : Religious mentality and spirituality, Rome, LAS, 1981.
— Don Bosco in economic and social history (1815-1870), Rome, LAS, 1980.
VALENTINI E. – The spirituality of Don Bosco, in : Salesianum 14 (1952), 129-152.
— Msgr. Costamagna‘ s writings on Salesian life and spirituality, Rome, LAS, 1979.
VIGANÒ E. – Not according to the flesh, but in the spirit, Rome, FMA, 1978.
— The Interior life of Don Bosco, Rome, SDB, 1981.
— An evangelical programme of active life, Leumann (Turin), LDC, 1982.