“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

DON BOSCO: NGƯỜI MẮC NỢ THÁNH PHANXICÔ SALÊ

Tính tương thích trong giáo dục của tư tưởng và tấm gương của vị Giám mục thánh thiện thành Geneva.

Nếu không có hành động và con người của Thánh Phanxicô Salê, liệu có bao giờ có Don Bosco với Hệ thống Dự phòng? Và tại sao vị Thánh của người trẻ này lại chọn ngài làm nguồn cảm hứng về tinh thần cho Tu hội mà Don Bosco đã trao hiến cuộc sống? Nói một cách dứt khoát và triệt để hơn: “Don Bosco có phải là người Salêdiêng thực sự không?” Những câu hỏi này phần nào sẽ được giải đáp bởi Cha Gianni Ghiglione, một chuyên viên về tư tưởng của Thánh Phanxicô Salê.

Đối với Cha Ghiglione, có một số diễn tả được xem là hiện thân của Hệ thống Dự phòng – “thật cần thiết để thu phục trái tim của người trẻ”; “để có thẩm quyền trước người trẻ, chúng ta cần được yêu mến”; “chúng ta hãy đào tạo những Kitô hữu tốt và những công dân lương thiện” – ngay cả khi những điều này xuất phát từ trái tim của Don Bosco, chúng đã bắt đầu từ tâm trí của Thánh Phanxicô Salê.

Điều cốt lõi này không làm mất đi thiên tài của Don Bosco, người có thể dịch chuyển những trực giác và phương pháp luận sáng tạo khiến chúng trở thành nền tảng trong việc phục vụ người trẻ, đặc biệt là những người “gặp rủi ro” nhất. Và khi cần thiết, như trong thời điểm này, đối mặt với tình trạng khẩn cấp về giáo dục, việc tìm kiếm lại những điều cốt yếu đó và đưa vào trong hiện tại là một cam kết phải được thực hiện trong nhà Salêdiêng và hơn thế nữa.

Cha Ghiglione nhấn mạnh: “Hai điều tuyệt vời và quan trọng mà Thánh Phanxicô Salê vẫn có thể dạy cho chúng ta ngày nay: tình bạn và tính cách”.

Đầu tiên là ý thức về tình bạn: người ta tìm thấy rất nhiều dấu vết của nó trong tiểu sử và các định nghĩa chính xác trong các bức thư của ngài. Cha Ghiglione gợi nhắc: “Khi ngài tốt nghiệp ở Paris, việc trở về Annecy của ngài là một cuộc hành trình hơn 300 km đi bộ, trên lưng ngựa và xe ngựa cùng với 4 người bạn đồng môn mà ngài có một mối quan hệ rất thân thiết… Các bài viết, những lá thư của ngài là nguồn chứa đựng những sự quan tâm và minh chứng về tình bạn”.

Ngài cũng là một hình mẫu cho giới trẻ hiện nay. Ghiglione cũng bình luận rằng, “Họ có xu hướng gián mắt và tập trung vào điện thoại di động: họ nên hướng điều đó vào cái nhìn của người khác trong một cuộc trao đổi giữa các cá nhân với nhau”.

“Điều thứ hai là quan tâm đến tính cách của ai đó. Ngài sinh ra không phải là một vị thánh: ngài có tính khí kiêu ngạo, sẵn sàng hành động chống lại những kẻ bất lợi”. Phong thái ôn hòa thường được gán cho vị Giám mục thánh thiện không phải là một biểu hiện về tính cách của ngài, mà là một sự giáo dục tận tâm về điều này. Sự tự chủ – điều mà ngài tôn trọng trong các mối quan hệ với người khác và khi thực hiện công việc mục vụ của mình – là một phần của chủ nghĩa khổ hạnh thiêng liêng của ngài. Đó là một sự giáo dục suốt đời không phải để kìm nén cảm xúc, mà là sự chuyển đổi trong việc đồng cảm với người khác.

Linh đạo Salêdiêng là thế, và Don Bosco đã khiến cho nó trở thành một người lính tiên phong bằng cách gắn tên Phanxicô Salê vào cái khiên của “gia đình” tu sĩ của của mình. Cha Ghiglione tái khẳng định rằng: “Một chương trình giáo dục những người trẻ đã dần dần mở rộng ra toàn thế giới cách rõ ràng là ở mọi mức độ, dựa trên các nguyên tắc nổi tiếng về lòng thương mến, lý trí và tôn giáo”.

Cuối cùng, ngài hài lòng kết luận: “Phương pháp của chúng ta xuất phát từ nguồn gốc sâu xa và sẽ tiến xa!”

Tâm Linh, SDB
(lược dịch và bổ sung)

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG