Giáo dục một cậu bé để có cuộc sống tốt cũng giống như làm món kem Zabaione: nó giàu năng lượng để giúp cậu ấy phát huy bản thân của mình cách tốt nhất, mở ra một ánh nhìn với đôi mắt đầy tiềm năng phi thường tiềm ẩn trong cậu bé.
Ở Torino vào thế kỷ XIX – giữa những linh hồn trẻ bị tổn thương và nỗi nhớ về Thiên Chúa – Don Bosco được thúc đẩy bởi một luồng sáng, luồng sáng đó như ánh sao đã khiến ngài đi vào lịch sử với tư cách là “vị thánh của người trẻ”. Sự nổi bật đó vẫn còn lưu danh cho đến ngày nay, giữa bối cảnh giáo dục được coi là một thách thức hay một trường hợp khẩn cấp, người ta sẵn sàng nhìn ngài như một nàng thơ đầy cảm hứng có khả năng khiến chúng ta vượt qua sự mệt mỏi của chán nản và thất vọng trong vai trò là nhà giáo dục. Bởi lẽ với Don Bosco, “Giáo dục là công việc của cõi lòng (con tim). Trước tiên, bạn hãy yêu những gì người trẻ yêu, sau đó chúng sẽ yêu những gì bạn yêu”.
Ngày nay nhiều người nói rằng họ yêu người trẻ, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng bắt đầu từ việc yêu những gì người trẻ yêu và sau đó cùng với người trẻ, giúp chúng yêu những “giá trị to lớn khác”. Có lẽ sự khác biệt chỉ có nơi Don Bosco khi ngài đã dạy cho mẹ Margherita nghệ thuật làm món kem zabaione. Đây là một loại thực phẩm rất tốt và rất đơn giản để có thể làm được: trứng, đường, rượu vang. Tuy nhiên, điều làm cho nó trở nên đặc biệt là “thời gian” và “một lượng calories”cần thiết để trộn hai thành phần này bằng đôi tay dẽo dai của bạn cho đến khi bạn có được loại kem mang hương vị tuyệt hảo đó, nó trở thành mĩ vị khoái khẩu cho nhiều người.
Giáo dục một cậu bé để có cuộc sống tốt cũng giống như làm món kem zabaione: bạn phải dành nhiều “thời gian” và “nhiều năng lượng” (thể xác cũng như tinh thần) để giúp cậu ấy phát huy tốt nhất bản thân, giúp cậu ta mở ra một ánh nhìn với đôi mắt ẩn giấu nhiều tiềm năng phi thường trong cậu, một công việc vất vả để rút ra một miếng đá cẩm thạch từ một tảng đá sần sùi, có vẻ là vô giá trị của nó là kiệt tác tuyệt vời khi được khai thác bên trong nó. Nó giống như cách chúng ta trộn trứng với đường: trộn cuộc sống của cậu bé với cuộc sống của Thiên Chúa, hoặc trộn lý tưởng của người nam và người nữ trong cái cách mà một nhà giáo dục muốn thúc đẩy một nỗ lực giáo dục nơi cuộc sống của họ. Với một chi tiết cụ thể là khi ở nhà: các bà mẹ, trong lúc làm món kem zabaione, khi họ trộn hỗn hợp trứng và đường, họ cũng có thể để cho mình bị vấy bẩn, vì thế chúng ta thường thấy họ làm việc với một chiếc tạp dề của bà nội trợ. Có lẽ giáo dục cũng yêu cầu phải tính đến việc chịu vấy bẩn một chút: nghĩa là chúng ta làm việc với sự tự do của con người đang làm việc, trong một công trường xây dựng ở những vùng ngoại biên, nơi mà sự quyến rũ của tình yêu đòi hỏi chúng ta chấp nhận rủi ro để có thể trung thành với giấc mơ giáo dục của mình. Đối với Don Bosco, những người trẻ chưa bao giờ là một kiện hàng để ngài có thể gắn cho chúng một điểm đến và đặt chúng trên một băng chuyền: trên đường phố Torino, ngài đã dạy các bạn trẻ rằng “thức” thực sự trái ngược với “ngủ”, nhưng trên hết là ngược lại “cam chịu”, đó chỉ là loại người biểu diễn không chuyên nghiệp vì thế mà không nhà tuyển dụng nào muốn thuê họ, dù ở bất cứ nơi đâu.
Ngày nay, thách thức của giáo dục là yêu cầu tất cả các tổ chức giáo dục cùng tham gia để khơi dậy niềm đam mê của những lý tưởng vĩ đại trong giới trẻ, cuộc phiêu lưu của Gioan Bosco có thể được truyền cảm hứng một lần nữa: một trái tim ấm áp, sẽ làm cho họ bình tĩnh lại trước sự thờ ơ và sự thiếu tự tin. Châm lại ngọn lửa sẽ là thử thách của mọi nhà giáo dục, những người đã từng đi xuống vực thẳm của nhiều linh hồn trẻ bị tổn thương và buồn chán, họ sẽ biết cách đưa chúng trở lại con đường với một trái tim và niềm đam mê bằng cách làm tan biến đi những bất trắc trong cuộc đời người trẻ. Và những nhà giáo dục sẽ mang đến cho người trẻ cảm giác tốt đẹp rằng trong câu chuyện hàng ngày của họ – bao gồm tình yêu tuổi teen, cảm xúc bồng bột và ngay cả những do dự của tuổi trẻ – Thiên Chúa tốt lành sẽ không bao giờ coi thường những điều đó, bằng một cách duy nhất là bắt đầu từ sự hiện hữu hàng ngày của chúng, từ những nỗi nhớ hướng về những sự vĩ đại đang vang lên trong lòng người trẻ.
Không ai có thể tin rằng Don Bosco sẽ hạnh phúc khi ngài ở khu vực trung tâm, thành thị tráng lệ, được tung hô, ca tụng bằng những lời sáo rỗng và thiếu thực tế. Tôi tin chắc rằng, nếu ngài sống trong thời đại hôm nay, ngài sẽ thích để quay trở về sống ở những con đường bụi bặm nơi có những đứa trẻ không ai thèm ngó đến, nơi mà cuộc sống của người trẻ đang bị lâm vào cảnh nguy khốn. Tôi chắc chắn và cam đoan một điều như Tổng Tu Nghị 28 vừa qua đã xác tín: người trẻ phải là trung tâm, là sống còn nếu không có họ, và thậm chí ngày nay Don Bosco có thể biến người trẻ thành nhân vật chính cho một cuộc phiêu lưu giáo dục tuyệt vời. Bởi vì giáo dục không phải là một chiến lược, nó vẫn là một “điều thuộc về trái tim (cõi lòng)”.
Nguyễn Xuân Quang, SDB