“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

Chút tản mạn về Mạng xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với con người và xã hội

Sự giàu có và vĩ đại của một con người được đo bằng khả năng yêu thương của họ. Vấn đề là yêu có thể là một thuật ngữ không rõ ràng. Dưới khái niệm tình yêu, một sự ích kỷ tinh vi có thể che giấu. Bạn có thể thấy về thuật ngữ tình yêu được sử dụng trong các bài hát, tiểu thuyết, phim ảnh, và hơn nữa.

Chúng ta ngụy trang bất kỳ sự ích kỷ bóc lột nào hoặc bất kỳ khuynh hướng tự ái nào bằng tình yêu. Do đó, chúng ta chắt lọc đối tượng chúng ta yêu, loại trừ những người yếu đuối, nghèo khổ, bệnh tật, khó chịu, bị ruồng bỏ… Chúng ta thu hẹp vòng tròn những người được chọn cho một tình yêu thỏa mãn đến mức tối thiểu. Khi đó sự tồn tại của chúng ta bị nghèo đi một cách thảm hại.

Những người Kitô hữu luôn xác tín rằng “Thiên Chúa là tình yêu”. Ngài đã tạo ra chúng ta để có thể yêu. Một tình yêu không loại trừ một ai. Một tình yêu được đặt nền trên sự tôn trọng người khác và mở rộng phẩm chất con người của chúng ta.

Tình yêu là lòng trắc ẩn, sự dịu dàng, tương giao tích cực. Chúng ta mở ra cho những người khác mà không chọn lọc. Tình yêu tạo ra sự hiệp thông vì nó chữa lành những mối quan hệ bị tổn thương, những vết thương, những thứ cản trở tương quan. Chúng ta từ bỏ việc phân chia người khác thành tốt và xấu.

Gia đình lành mạnh là một trường tương quan, trong đó có những khác biệt: giới tính, thế hệ, yếu đuối, ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa người với người lành mạnh làm cho bạn phát triển và thăng tiến con người toàn diện.

Với những điều này, hãy tiếp cận công nghệ khuếch đại khả năng yêu thương của chúng ta. Miễn là công nghệ có một “con tim”. Mạng xã hội rất mơ hồ: chúng có thể kìm hãm hoặc giải thoát. Chúng có thể khuếch đại tính ích kỷ hoặc khả năng tương quan của chúng ta.

Mạng xã hội là cửa sổ mở ra thế giới. Nhưng chúng ta biết rằng đằng sau các mạng lưới có ai đó quản lý chúng vì mục đích tốt hoặc thao túng chúng để khai thác. Họ có thể cho chúng ta thấy những nét đẹp của con người hoặc lọc lựa thực tế một cách ác ý. Nếu chúng bóp méo thực tế, chúng gây ra sự mù quáng có chủ ý.

Chúa Giêsu là một nhà truyền thông khuôn mẫu: “Hãy đến mà xem”. Đó là lời mời mà Người đưa ra cho các môn đệ của mình. Họ không bị lừa dối với những lời hứa dối trá. Họ nhìn thấy Người bị mắc kẹt giữa dân chúng, mở lòng đón nhận nhu cầu của người nghèo và bệnh tật, trừ quỷ, biến đổi tội nhân. Ngài chính là thông điệp.

Mạng mở vô số cửa sổ để dõi theo thế giới. Nhưng sự giả tạo, biến dạng có rất nhiều ở đó. Hãy đến mà xem. Đừng ngồi một chỗ mà phán đoán và kết án. Đó là chúng ta có được năng lực quan trọng để “nhìn thấy” mà không bị đánh lừa.

Chúng ta biết ơn sự tuyệt vời của phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng chúng ta hãy cẩn thận để mình không bị mắc bẫy.

Đồng Hành, SDB tổng hợp

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG