“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

CÁI NHÌN CỦA DON BOSCO

“Bằng con mắt của mình, Don Bosco hiểu được nội tâm của những người trẻ, ngài biết các nhân đức và lỗi phạm của họ, ngài biết cách phân định liệu một người trẻ có ơn gọi sống tu trì hay thừa tác vụ linh mục hay không.”

Cha João Batista Lemoyne (1839-1916), một trong những người viết tiểu sử vĩ đại của Don Bosco, mô tả ‘điều trên’ một cách tuyệt vời trong Hồi ký Tiểu sử, tập 6, các chương 29 đến 35 và 66, cái nhìn của Don Bosco. Một cái nhìn gây ra sự sợ hãi với một số người, sự mê hoặc ở những người khác và đối với nhiều người, mong muốn được ở lại mãi mãi trong Tu hội của ngài, được cống hiến cho sứ mệnh cứu những người trẻ. Bản thân cha Lemoyne đã bị thu hút bởi cái nhìn của Don Bosco.

Cái nhìn mãnh liệt đến nỗi nhiều chàng trai đã chạy đến chỗ Don Bosco để được nhìn thấy. Đó là một trải nghiệm độc đáo và lạ thường. Khi ngôi nhà ở Valdocco trở nên nhiều người hơn và phức tạp hơn, và số lượng trẻ em và thanh niên tăng lên, thì sự hiện diện của Don Bosco là một loại sức mạnh thu hút cần thiết để đến với Thiên Chúa. Bằng con mắt của mình, ngài hiểu được nội tâm của người trẻ, ngài biết đức hạnh và tội lỗi của họ, ngài biết cách phân biệt người trẻ có ơn gọi tu trì hay thừa tác vụ linh mục hay không.

Don Bosco là người giải tội chính thức cho tất cả những người trẻ và những người Salêdiêng. Ngài đã dành nhiều giờ trong tòa giải tội để quan tâm đến mọi người đến với ngài. Đôi khi, khi một thanh niên hoặc thậm chí một người Salêdiêng mất thời gian dài cho việc xưng tội hoặc khi họ yêu cầu tìm một người giải tội ở ngoài nhà, ngài không cấm, nhưng với cái nhìn của một người cha và giáo dục, ngài sẽ nói: “Cứ tiếp tục, nhưng đừng quên xưng tội này, tội nọ”. Ngay sau đó hối nhân tự vấn bản thân: “Vậy thì ra ngoài cũng chẳng ích lợi gì, ngài đã nói điều con muốn thú nhận rồi”.

Mặc dù điều này có vẻ như là một loại lãnh vực và giới hạn về tự do lương tâm, nhưng điều chắc chắn là Don Bosco biết những người trẻ của mình vì ngài luôn ở trong số họ. Khi nhận ra rằng một số người đang chạy trốn khỏi mình, Don Bosco đã không thể không bày tỏ với những người Salêdiêng rằng ngài rất bất an (x. MB, ch. 66).

Một cái nhìn biết nói

Don Bosco có một cái nhìn biết nói. Một người trẻ từng hỏi Don Bosco là người Salêdiêng hay một Kitô hữu tốt. Don Bosco im lặng. Người người trẻ tiếp tục hỏi và Don Bosco nhìn chằm chằm vào em và nói: “Đúng và đúng”. Là một Salêdiêng cũng đòi hỏi phải là một Kitô hữu tốt và một công dân lương thiện. Ánh mắt này nhìn chằm chằm người của giới trẻ không hề xâm lấn, mà là khiêm tốn huynh đệ. Đại đa số người trẻ cuối cùng đều bị mê hoặc; một số nhìn thấy mình đã biến đổi và những người khác ghi dấu ấn sâu sắc với cái nhìn của người bạn, người cha và người thầy.

Một trường hợp rất thú vị là điều đã xảy ra với Chân phước Luís Variara (1875-1923). Cậu bé Luis đến Valdocco vào tháng 9 năm 1887. Don Bosco rất yếu, ngài hầu như không rời khỏi phòng của mình. Variara chỉ được nghe những câu chuyện về các sự kiện kỳ ​​diệu, những lời bình luận của các em nhỏ và các Salêdiêng đã tiếp xúc trực tiếp với Don Bosco. Tiếng tăm về sự thánh thiện được nhiều người biết. Lemoyne thậm chí còn nói rằng nhiều người đã quỳ gối trước Don Bosco như một cử chỉ tôn kính để hôn tay ngài.

Quay lại với Variara. Vào một buổi sáng đầy nắng, có tiếng nói rằng thư ký của Don Bosco, Cha Viglietti, sẽ đưa người sáng lập xuống để đi trên một chiếc xe ngựa. Sự hỗn loạn là diễn ra và tạo ra kỳ vọng lớn. Đúng giờ đã định, các chàng trai tập trung ở cánh cửa dẫn ra lối ra sân. Mọi người đều muốn nhìn thấy Don Bosco. Variara nhỏ bé, mỏng manh và không có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, em đã leo lên được một cột và ở đó em bị mắc kẹt. Don Bosco ngồi trên xe lăn. Ngài gục đầu, mệt mỏi và phờ phạc. Khi họ đưa ngài vào xe đẩy, ngài ngẩng đầu lên và nhìn thoáng qua về Variara. Đó là khoảnh khắc đánh dấu cuộc đời cậu bé đó và cậu sẽ luôn ghi nhớ: “Don Bosco nhìn tôi và tôi nhìn anh ấy”.

Don Bosco ngày nay

Ngày nay, chúng ta không thể không chú ý đến diện mạo bên ngoài của Người Cha của những người trẻ.

Tuy nhiên, cái nhìn của Don Bosco vẫn thu hút giới trẻ, mê hoặc và mở rộng lời mời mà ngài từng đưa ra cho một nhóm nhỏ vào năm 1859: “Các con có muốn ở lại đây với cha để làm việc bác ái không?”. Câu trả lời của Cagliero và rất nhiều người khác đã và đang tiếp tục là: “Tôi muốn ở lại với Don Bosco”.

Bạn có muốn ở lại với Don Bosco không? Hãy biết rằng để trở thành một Salêdiêng, bạn phải khiêm tốn, cường tráng, chịu đựng sỉ nhục, biết phục vụ Giáo hội trong Tu hội và yêu thương người trẻ, vì nơi họ “Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta” (GC23, 95). Ơn gọi trở thành một Salêdiêng được thánh hiến là một Quà tặng của Thiên Chúa và là Mầu nhiệm của Lòng nhân từ. Nó không phải là đặc quyền, tìm kiếm quyền lực, sự ca ngợi hay một cuộc sống dễ dàng, mà là sự phục vụ.

João Mendonça, SDB
Đồng Hành, SDB chuyển ngữ

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG