“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

CÁCH THIẾT LẬP CÁC NGUYÊN TẮC GIA ĐÌNH MÀ TRÁNH XUNG ĐỘT VỚI TRẺ

Có thể tránh đối đầu và đạt được kết quả tốt nhất bằng cách thiết lập các ranh giới và quy tắc để phục vụ mọi người.


Việc nuôi nấng con cái không nên thực hiện với sự tách biệt – cô lập. Mối tương quan về quyền hành mà chúng ta thiết lập với con cái trước hết là mối quan hệ hai chiều, phải lưu tâm đến khả năng của chúng. Đây là ý tưởng đằng sau “cách nuôi dạy con tích cực”. Ngoài ra, trong Thư gửi các gia đình, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta: Hãy đón nhận con cái của chúng ta như chính nó; Đó không phải là điều đơn giản để nhận ra rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một món quà đó sao? “[Cha mẹ] nên tôn trọng con cái của họ, dù già hay trẻ, như một điều kiện cơ bản cho bất kỳ tiến trình giáo dục đích thực nào”. Điều này đôi khi rất khó thực hiện, vì chúng ta có thể bị nhốt vào trong tham vọng của chính mình một cách mù quáng.

1- Thoát ra khỏi mô hình chi phối – thống trị

Raphaëlle, một người mẹ cho biết về con mình rằng: “Simon là một đứa trẻ có vấn đề. Ở cùng tuổi, chị gái của cậu đơn giản và dễ hơn nhiều, mỗi đêm cậu thường nổi hứng ngâm mình trong bồn tắm, điều đó khiến tôi thật mệt mỏi”. Giống như tất cả các bậc cha mẹ, Raphaëlle đã so sánh những đứa con của cô với nhau, điều này khiến cô không thể hiểu con của mình.

Chúng ta cần đánh giá cao tính độc đáo của mỗi đứa trẻ cho dù chúng bao nhiêu tuổi, và xem lại “chương trình của cha mẹ” để hiểu chúng hơn, hay đúng hơn là đón nhận chúng tốt hơn.

Trong một cuốn sách vừa thực tế vừa sâu sắc, Jan Faull, một nhà tư vấn nuôi dạy con cái ở Seattle, Washington, đã đạt được thành tích đáng kinh ngạc khi trấn an các bậc cha mẹ về khả năng thiết lập các quy tắc trong nhà và đặt ra thẩm quyền cách hợp lý, đồng thời cung cấp cho họ lời khuyên thiết thực rằng có thể được áp dụng cho tất cả mọi người.

Trước tiên, chúng ta cần phải thoát khỏi mô hình chi phối – thống trị, trong đó một khái niệm sai lầm về thẩm quyền khiến chúng ta đi chệch hướng. Cho rằng cuộc khủng hoảng về quyền hành trong gia đình đã diễn ra hơn 40 năm, ngày nay rất nhiều người bị cám dỗ trở nên quá cứng nhắc trong mối quan hệ giáo dục. Chantal Lecœur, hiệu trưởng của một nhà trường cho biết: “Phụ huynh hiểu rằng cần phải xem xét những đóng góp của tâm lý trẻ em, nhưng họ sợ bị quá tải”. Kết quả là, họ đi từ sự lạm dụng cuộc đối thoại mà rơi vào sự bào chữa, sang thái độ cứng rắn và nghiêm khắc mà đứa trẻ không còn hiểu. “Sự thay đổi này đánh dấu hai cạm bẫy chính của chúng ta vào thời điểm này: khoan hồng quá mức và chủ nghĩa độc đoán.

2- Sự kết hợp khéo léo giữa lời nói, hiểu biết và nhu cầu

Để thoát khỏi tình trạng “lời qua tiếng lại” giữa các cuộc đàm thoại liên tục, và “đừng làm thế này, đừng làm thế kia”, trước hết cha mẹ và con cái cần phải tin tưởng lẫn nhau. Trì hoãn một nhu cầu vì trẻ không sẵn sàng về mặt cảm xúc hoặc trí tuệ để thỏa mãn nó không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối mà là một biểu hiện của sức mạnh. Sức mạnh và sự vĩ đại của người đã ban cho chúng cuộc sống, và người biết con của họ như một con người.

Đây có lẽ là thiếu sót thực sự của cuộc sống gia đình chúng ta – thiếu thời gian: thời gian để yêu thương, thời gian để lắng nghe, thời gian để giáo dục. Chúng ta cần giải phóng mình khỏi sự vội vã mệt mỏi xung quanh và đón nhận trong món quà của cuộc sống con cái của chúng ta.

Anne Gavini
Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG