“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

BẠN CÓ BIẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC SỰ KHÍCH LỆ TRẺ EM KHÔNG?

Trẻ em cần sự hỗ trợ của chúng ta mỗi ngày. Dưới đây là những điều chúng ta nên và không nên làm để tạo động lực và nguồn cảm hứng cho trẻ.

Việc nuôi dạy con trẻ cách tốt đẹp đòi hỏi rất nhiều năng lượng và động lực. Thành tích học tập kém ở trường và hành vi không tốt của trẻ là một trong nhiều lý do khiến chúng ta có thể nản lòng. Nhưng cũng thật khó để trẻ em duy trì động lực khi chúng cảm thấy mệt mỏi hoặc mất tinh thần. Vì vậy, trẻ em phải được khuyến khích để chúng không bao giờ từ bỏ cố gắng hết sức của chúng. Mỗi bậc cha mẹ phải có thái độ tích cực. Vấn đề là cách tiếp cận tạo động lực này không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên.

1. KHEN NHỮNG NỖ LỰC CỦA TRẺ

Cha mẹ thường rất mau mắn chỉ ra những sai lầm và khuyết điểm của trẻ hơn là khen những nỗ lực. Chúng ta cảm thấy rằng để có được kết quả tốt, chúng ta cần phải giữ sự ép buộc và nghiêm khắc đối với trẻ. Một số trẻ em rất giỏi đối phó với kiểu tiếp cận này; những đứa trẻ khác cảm thấy chán nản khi đối mặt với sự không hài lòng rất thường xuyên của cha mẹ chúng. Trẻ em có thể tự thắc mắc rằng, tại sao tôi phải cố gắng làm hết sức mình khi mà cha mẹ tôi không bao giờ hạnh phúc và hài lòng về tôi?

Không bao giờ được nhầm lẫn sự khích lệ với những lời khen suông hay sự phù phiếm (“Con yêu, con đã đạt điểm A+, ba (mẹ) cảm thấy rất tự hào!”), cũng không nên chỉ dựa vào kết quả. Đó là sự ghi nhận nỗ lực và tiến bộ của một đứa trẻ, tự hào vì đã vượt lên chính mình.

2. RANH GIỚI KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ VƯỢT QUA

Thông thường, các bậc cha mẹ cho rằng thành tích của con cái họ phải ngang bằng với hoài bão của họ. Chấp nhận trẻ như chúng là có nghĩa là để giúp chúng phát triển và học cách dựa vào sức mạnh của chính mình, phát triển khả năng tự tin và lòng tự trọng.

Đây hoàn toàn không phải là một sự kích động hoặc xúc giục trở nên cạnh tranh thái quá. Tiếng quát tháo, cả gan và vô lễ là dấu hiệu của sự yếu kém. Sự thiếu tự tin thường ẩn sau lớp mặt nạ của sự thù địch và kiêu ngạo. Đừng mắc sai lầm khi không tính đến những mong muốn và năng lực cá nhân của trẻ, việc tranh đua có thể sẽ dẫn đến thất vọng cay đắng. Sự khuyến khích trấn an trẻ, khiến trẻ trưởng thành và đưa trẻ đến gần hơn với việc hoàn thiện bản thân.

Gia Thi, SDB (tổng hợp và biên soạn)

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG