“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

Ba nhân đức người Kitô hữu có thể học được khi lần chuỗi Mân côi

Kinh Mân Côi có thể dạy chúng ta các nhân đức Vâng phục, Khiêm nhường và Khó nghèo.

Kinh Mân Côi là phương thế cầu nguyện đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn; nó cũng có thể được gọi là “nhà thuyết giảng”, gợi nhắc cho chúng ta những đức nhân cần thiết để noi theo và áp dụng trong cuộc sống.

Cha John Proctor trong cuốn sách Hướng dẫn về Kinh Mân Côi cho các Linh mục và Dân Chúa đã giải thích rằng, Kinh Mân Côi “là một nhà thuyết giảng cũng như một người thầy. Là một người thầy, nó dạy chúng ta biết chúng ta phải tin gì; như một nhà thuyết giáo, nó cho chúng ta biết những gì chúng ta phải làm… Nó dẫn con người đến sự hiểu biết về cuộc đời của Đức Kitô, và sau đó làm theo đường lối của Ngài, thực hành các nhân đức của Ngài, sự bắt chước cuộc sống của Ngài giữa loài người.”

Nó không chỉ dạy chúng ta nhân đức qua việc suy gẫm về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, mà còn qua cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria, “Kinh Mân Côi tiết lộ cho chúng ta biết rằng, Đức Maria là khuôn mẫu của mọi nhân đức”, và khuyến khích chúng ta sống như Mẹ.

Đặc biệt, cha Proctor đề xuất 3 nhân đức mà tất cả chúng ta có thể học được qua việc đọc Kinh Mân Côi.

1- Khiêm Nhường

Xuyên suốt các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, sự khiêm nhường được biểu lộ và diễn tả trong từng mầu nhiệm.

Sự khiêm nhường là nền tảng của công trình thiêng liêng của chúng ta; nếu thiếu nó, tâm hồn chúng ta giống như một ngôi đền xộc xệch, dễ dàng sụp đổ. Chúng ta có thể nhận ra điều này trong từng mầu nhiệm. Nhập Thể là mầu nhiệm của sự khiêm nhường thâm sâu nhất – Đấng Tối cao trở thành con người thấp hèn, bé nhỏ trong số những kẻ bé nhỏ; một đứa trẻ thông thái, một Thiên Chúa toàn năng là một trẻ thơ yếu đuối… Mầu Nhiệm Thương, tất cả là sự khiêm nhường – từ Vườn cây Dầu đến Núi Sọ, một hành động kéo dài, không gián đoạn của sự khiêm nhường và sỉ nhục vô cùng. Ngay cả trong sự Phục sinh, được diễn tả trong Mầu Nhiệm Mừng, chúng ta vẫn suy ngẫm về việc tôn vinh sự khiêm nhường. Đức Maria cũng vậy, được mặc khải cho chúng ta với tư cách là “người tớ nữ khiêm nhu của Thiên Chúa”.

2- Vâng Phục

Một nhân đức mà chúng ta thường khó học là sự vâng phục, và nhân đức này cũng được đề cao trong các mầu nhiệm Kinh Mân Côi.

Có thể nói, vâng phục là anh em song sinh với nhân đức khiêm nhường, được sinh ra cùng một lần và cùng một mẹ, lớn lên cùng nhau, tăng trưởng hay sẽ mất đi sức mạnh cùng nhau, có thể chết hay sống với nhau. Sự vâng phục như những sợi chỉ dệt nên tấm thảm thánh ý Thiên Chúa. Do đó, châm ngôn thiêng liêng hướng dẫn cuộc sống chúng ta phải là: “Tôi nên làm theo thánh ý Thiên Chúa muốn. Không phải ý muốn của tôi, nhưng là của Thiên Chúa, được thực thi”.

3- Khó Nghèo

Một nhân đức khác được nêu bật ngang qua Kinh Mân Côi là sự khó nghèo, không vướng mắc và dính bén vào những gì thuộc về trần thế.

Thanh thoát và khó nghèo về tinh thần. Chúa Giêsu đã nói: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”, nhưng trước khi Ngài rao giảng điều đó bằng lời, Ngài đã giảng điều đó bằng gương sống. Sinh nơi chuồng bò, sinh bởi một người mẹ nghèo, người cha nuôi kiếm sống bằng nghề thủ công, sống trong ngôi nhà tranh nghèo, các môn đệ là những dân thường, chết trần truồng trên Thập giá, chôn trong nấm mồ thuê mượn. [Chắc chắn tất cả những điều này, đã chiếm được trái tim của Thánh Phanxicô, có nghĩa là sự tán dương và trung thành với “Nữ vương khó nghèo”.]

Philip Kosloski
Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG