“Chỉ cần các con còn trẻ, đủ để cha hết lòng yêu mến các con.”

Anh em đừng quên lòng hiếu khách

Nhìn vào thực tế của thế giới xung quanh chúng ta với đôi mắt rộng mở là điều cần thiết. Tiếng gọi của Thiên Chúa luôn vọng lại với câu hỏi của thuở ban đầu: “Em ngươi đâu?” (St 4,9). Vậy chúng ta hãy tự hỏi: “Anh chị em của chúng ta ở đâu”?

Tìm hiểu thêm về văn bản nguồn này

Ngày nay, có rất nhiều người di cư và tị nạn sống ở các vùng ngoại biên trên thế giới, khắp năm châu. Tiếng Hy Lạp peripherein có nghĩa là vẽ một đường thẳng hoặc một vòng tròn. Nó có vẻ đơn giản, nhưng đó là một quyết định có tầm quan trọng lớn mang tính nhân chủng học và chính trị. Nếu một đường viền được vẽ, nó sẽ quyết định có một cái gì đó ở “bên trong” và cái gì khác còn lại ở “bên ngoài”. Lãnh thổ địa lý được xác định, sự di chuyển của các mối quan hệ và của chính sự sống. Thông thường, chúng ta hành động như thể là hợp pháp khi loại bỏ một phần nhân loại, xem con người như một thứ gì đó cần thải bỏ.

Các điều kiện ngoại biên về thực tế và cuộc sống. Chúa Giêsu cũng là một người thuộc vùng ngoại biên. Ngài đến từ Nazareth, một nơi ít được biết đến ở Palestine. Tuy nhiên, sau này nơi đây đã trở thành địa điểm ưu biệt cho việc loan báo Nước Trời. Lời nói và cử chỉ của Ngài biểu lộ sự hiện diện đầy thương xót của Thiên Chúa nơi vùng ngoại ô: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ” (x. Lc 4,18-19). Do đó, Chúa Giê-su đã đặt nhận thức về sự cứu rỗi của Thiên Chúa vào một viễn cảnh đúng đắn. Nghĩa là, đem lại phẩm giá cuộc sống cho tất cả mọi người bằng cách tiếp cận với những vùng ngoại ô về đạo đức, sắc tộc, giới tính, văn hóa hoặc giai cấp.

Sứ điệp của Chúa Giêsu bắt đầu từ những vùng ngoại biên của thế giới, từ những nơi dễ bị tổn thương và bị loại trừ, nơi có thể mang lại sự hiếu khách và tạo ra những biến đổi xã hội. Trên thực tế, vùng ngoại biên không phải là một vấn đề, chúng là một chân trời. Vì lý do này, Giáo hội cố gắng đi ra và khám phá một lòng nhiệt thành truyền giáo mới. Cuộc gặp gỡ với những người ở vùng ngoại biên không chỉ là một cam kết bác ái mà là cùng nhau hành động. Đó là một sự hiệp thông, tham gia, đồng trách nhiệm. Cần có một sự lắng nghe, thay đổi tư duy, hoán cải cõi lòng và ánh nhìn để thực hiện ước mơ truyền giáo là chạm đến mọi người, quan tâm đến mọi người, cảm nhận tất cả là anh em, cùng nhau trong đời sống và trong lịch sử. Đó là lịch sử ơn cứu độ.

Thực thi lòng hiếu khách

Trong chuyến tông du đến đảo Síp và Hy Lạp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ: “Tội lỗi mà chúng ta mang trong mình thúc đẩy chúng ta suy nghĩ như thế này: ‘Hỡi những người đáng thương, những người đáng thương’. Và với những ‘người nghèo’ đó, chúng ta xóa bỏ mọi thứ. Đó là chiến tranh của thời điểm này, là đau khổ của những anh chị em mà chúng ta không thể im lặng và nhìn theo hướng khác, trong nền văn hóa dửng dưng này”.

“Lạy Chúa, chúng con đã gặp Ngài khi nào?” (Mt 25,37). Chúa Giêsu tự nhận mình là người thấp kém nhất trong số những người ở vùng ngoại biên: “Ta đói”, “Ta là khách lạ”, “Ta ốm đau”; tình yêu của Ngài là một tình yêu nhập thể và đáng tin. Ngài có một cuộc sống thực, một khuôn mặt, một lịch sử và một tên gọi. Cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, Đấng đã từng buộc phải chạy trốn, nơi những người di cư, những người phải rời khỏi nhà của họ và những người tị nạn đã trở thành nguồn hy vọng vĩnh viễn của chúng ta. Trong nhiều bối cảnh di cư, người ta khám phá ra những cử chỉ của tình liên đới rộng lớn và sự tiếp đón. Lòng hiếu khách thì tồn tại và có giá trị hiện sinh. Tiến trình đồng hành được thúc đẩy bằng việc bước đi cùng với những người bị loại bỏ và chúng ta là nhân chứng của sự thay đổi đó khi chứng kiến những người di cư, đi từ tình trạng dễ bị tổn thương và bấp bênh, có thể chữa lành vết thương của họ và trở thành tác nhân của sự thay đổi theo hướng trao quyền.

Những người thợ dệt niềm hy vọng mới

Trong xưởng may của người dân tộc New Hope (Hy Vọng Mới), ở trung tâm Caserta (Ý), những người phụ nữ có nguồn gốc khác nhau, làm việc cùng nhau để có thể tự lập và sống cuộc sống của họ cách tự do. Tổ chức Xã hội New Hope ra đời năm 2004 xuất phát từ nhu cầu khắc phục nhiều hình thức hỗ trợ đã nảy sinh từ hiện tượng di dân nhưng đã không giúp khôi phục lại đầy đủ nhân phẩm cho những người đã từng là nạn nhân của nạn ‘buôn người’. Trong những năm qua, New Hope đã trở thành một khả thể cứu vớt, là ‘dấu hiệu’ cụ thể của một nền kinh tế liên đới và một nỗ lực liên tục trong cuộc chiến chống buôn người. Việc khánh thành New Hope đã giúp minh chứng rõ ràng hơn về điều này. Chủ tịch của hiệp hội đã viết: “Nhờ một nữ nhân viên giao dịch trên thị trường chứng khoán, chúng tôi đã có đủ khả năng và can đảm để tái đầu tư số tiền kiếm được này bằng cách trao cho các thiếu nữ những cơ hội để họ tiếp tục mơ ước ngang qua một xưởng may”. Ngày nay, xưởng may này mở ra đón nhận tất cả những người phụ nữ muốn dành lại quyền kiểm soát cuộc sống của họ. Quá khứ không còn quan trọng nữa, điều quan trọng là họ làm gì ở đây và bây giờ. Đây là một dự án mang lại niềm hy vọng, cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp, giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi sản phẩm làm ra là một câu chuyện kể về những người phụ nữ và di dân Ý. Đó những người tin vào khả năng bắt đầu một cuộc sống mới; đằng sau mỗi sản phẩm là một câu chuyện, đằng sau chất lượng và vẻ đẹp là công việc được tôn vinh.

Đó là một dấu hiệu trên vùng đất của họ để cùng nhau phát triển các giá trị tuyệt vời của sự hòa nhập, tôn trọng phẩm giá con người, môi trường và tình liên đới. Sự quan tâm tới con người trong sự đa dạng các sắc tộc và tôn giáo. Những người nữ di dân có đủ sức mạnh để thực hiện ước mơ của mình, trở thành nhân vật chính trong cuộc sống và trong gia đình của họ, trở thành những người mẹ và người vợ, những người phụ nữ tự lập. Họ là nguồn lực tích cực cho cả cộng đồng và họ có cơ hội thể hiện sự độc đáo và tính sáng tạo của mình, trở thành những người có trách nhiệm không chỉ cho tương lai của bản thân họ mà còn cho toàn xã hội.

Lòng hiếu khách và hội nhập là những lời đáp trả cụ thể đối với khả năng thực sự sống cùng nhau, đặt vào cộng đồng lòng hiếu khách thực sự, để chấp nhận những tổn thương với sự dịu dàng, học cách chấp nhận sự đa dạng như một sự giàu có, chia sẻ các dự án của tình liên đới và công bằng xã hội, thúc đẩy sự tham gia, bước đi cùng nhau khi đón nhận tất cả mọi người, không loại trừ một ai.

Gabriella Imperatore, FMA
(trích Tạp chí FMA, số 1/2022)

Bài viết liên quan

spot_img

Dõi theo chúng tôi

Nên Biết

Bài viết ngẫu nhiên

error: Welcome to THE GIOI SALEDIENG